'Sát thủ săn ngầm' Tu-142 của Nga khoe sức mạnh trên biển

Máy bay Tu-142 của Nga.
Máy bay Tu-142 của Nga.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các phi hành đoàn của hai máy bay tác chiến chống ngầm Tupolev Tu-142M3 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga trong các chuyến bay qua Biển Okhotsk và Thái Bình Dương mới thực hành truy tìm tàu ngầm của kẻ thù giả định, hãng tin TASS dẫn thông tin từ văn phòng báo chí của Hạm đội đưa tin.

"Dọc tuyến đường di chuyển trong các chuyến bay, phi hành đoàn trên các máy bay Tu-142M3 đã tiến hành các hoạt động săn lùng, sử dụng các khả năng đặc biệt trên máy bay để phát hiện các tàu ngầm của kẻ thù giả định”, văn phóng báo chí của Hạm đội Thái Bình Dương thông tin.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện chuyến bay, các phi hành đoàn trên máy bay Tu-142M3 cũng đã mài giũa các kỹ năng tương tác với các tàu mặt nước của Hạm đội Thái Bình Dương.

Sau khi hoàn thành tất cả các nhiệm vụ huấn luyện, phi hành đoàn của các máy bay tác chiến chống ngầm nói trên đã quay trở lại sân bay của Hạm đội Thái Bình Dương.

Tu-142 là một loại máy bay chống tàu ngầm - trinh sát biển của Nga. Máy bay này được sản xuất dựa trên nguyên mẫu là máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-95.

Theo các nguồn tin, máy bay Tu-142 có trọng lượng cất cánh 190 tấn, tốc độ 735 km/giờ. Trần bay của máy bay này là 12.000-13.000m, bán kính chiến đấu 5.200 km.

Về vũ khí, Tu-42 nhiều vũ khí tối tân như các loại bom chống tàu ngầm PLAB-50, PLAB-250; ngư lôi; tên lửa không đối không…

Máy bay này có thể thực hiện các nhiệm vụ thám hiểm đại dương đường dài, hoạt động tìm kiếm cứu hộ, theo dõi tàu ngầm hạt nhân đối phương.

Đọc thêm

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.

Người hiến tạng 'sống lại' trên bàn mổ

Thomas 'TJ' Hoover II được chụp trong bệnh viện.
(PLVN) - Một người đàn ông ở Kentucky, Mỹ được cho là đã tỉnh lại trong phòng mổ ngay trước khi các bác sĩ chuẩn bị lấy nội tạng của anh ta để hiến tặng. Sự việc gây sốc này đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.