“Sát thủ” âm thầm hạt vi nhựa

“Sát thủ” âm thầm hạt vi nhựa
(PLO) -Một nghiên cứu mới đây cho thấy thành phần của nhựa được các nhà khoa học tìm thấy trong phân của người châu Âu, Nga và Nhật Bản. Điều này đã dấy lên nỗi lo lắng đối với sức khỏe, rằng “nhựa đang trở thành một món ăn hàng ngày của con người”.

Nghiên cứu chấn động

Hãng tin AFP cho biết, các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Vienna đã tiến hành một nghiên cứu trong vòng 1 tuần, trên 8 tình nguyện viên, bao gồm 5 phụ nữ và 3 người đàn ông, tuổi từ 33 – 65, ở các nước Anh, Phần Lan, Italy, Hà Lan, Nhật Bản, Nga và Áo. Họ đều dùng thức ăn, đồ uống đựng trong đồ nhựa, không ai ăn chay và 6 người thường xuyên ăn hải sản. 

Kết quả, 9 loại vi hạt nhựa khác nhau được tìm thấy trong mẫu phân của những tình nguyện viên này. Cụ thể, trung bình khoảng 20 vi hạt nhựa trong mỗi 10 gram chất thải của người. Có những hạt vi nhựa kích thước lên tới 50-500 micromet và các nhà khoa học suy đoán rằng con người ăn chúng từ đồ hải sản, khói bụi, bao bì thực phẩm hoặc chai nhựa...

Vi nhựa hay còn gọi là microbeads, có kích thước siêu nhỏ. Nó chính là sản phẩm của sự phân hủy nhựa từ bao bì thực phẩm, túi nilong, chai nhựa, hay những sản phẩm như sữa rửa mặt, kem đánh răng... Phải mất đến hàng trăm năm, thậm chí là cả hàng nghìn năm để một mảnh rác thải nhựa bị phân hủy hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên. 

Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu được công bố để chứng minh sự tồn tại rộng rãi của nhựa trong chuỗi thức ăn của con người. Tiến sĩ Philipp Schwabi, nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Vienna, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay, trong nghiên cứu trước đây trên động vật, nhựa cũng đã được tìm thấy trong dạ dày và ruột.

Các hạt vi nhựa này vẫn có khả năng xâm nhập vào dòng chảy máu, hệ bạch huyết và thậm chí tới gan. Điển hình là nhiều nghiên cứu đã tìm thấy lượng nhựa đáng kể trong đồ hải sản như cá ngừ và tôm hùm. “Giờ đây, nhựa bắt đầu xâm nhập vào cơ thể con người.

Hạt nhựa siêu nhỏ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt những ai mắc bệnh đường tiêu hóa. Điều cần làm ngay lúc này là nghiên cứu sâu hơn nữa để xác định nguy cơ tiềm tàng tác động đến sức khỏe và tìm ra giải pháp”, Tiến sĩ Philipp Schwabi nói. 

“Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi phát hiện ra nhiều loại nhựa khác nhau, trong đó phổ biến nhất là chất polypropylene (PP) và polyethylene terephthalate (PET). Đây là những thành phần nhựa có trong chai nhựa, đồ dùng bằng nhựa, túi nilong, bao bì thực phẩm…

Rất có thể, nhựa trong ruột sẽ gây ức chế hệ thống miễn dịch, làm lây lan các độc tố, virus hoặc vi khuẩn gây hại trong cơ thể con người”, ông Bettina Liebmann, một nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan Môi trường Liên bang Nga cho biết.

Các nhà khoa học không tham gia nghiên cứu cũng không cảm thấy ngạc nhiên trước kết quả này. Theo giáo sư Alistair Boxall, chuyên gia môi trường, từ Đại học York chia sẻ: “Tôi không ngạc nhiên hay quá lo lắng về những phát hiện này. Các hạt nhựa siêu nhỏ đã được tìm thấy trong nước máy, nước đóng chai, cá và ngay cả trong bia. Do vậy không thể tránh khỏi thực trạng rằng một số ít các hạt nhựa theo đó xâm nhập vào phổi, hệ thống tiêu hóa trong cơ thể”.

Hạt vi nhựa: “Kẻ 2 mặt”

Kể từ khi nhựa được đưa vào sử dụng trong cuộc sống, con người coi nó là phát minh vĩ đại. Bởi nhựa có thể sử dụng được lâu bền, rất nhẹ và giá thành rẻ. Chúng có thể dùng đựng các món ăn, đồ uống thơm ngon, gọn gàng và thuận tiện hơn rất nhiều so với vật liệu khác. 

Tuy nhiên con người phải biết rằng, để chế tạo được nhựa cần phải có một lượng lớn dầu mỏ. Ước tính để sản xuất khoảng 30 triệu bao nylon thông thường, chúng ta cần khoảng 12 triệu thùng dầu. Tuy nhiên, không chỉ khai thác nhiên liệu tự nhiên, việc khoan, vận chuyển và chế biến dầu thành nhựa là quá trình sử dụng rất nhiều năng lượng.

Đốt nhiên liệu cũng làm tăng tác động của biến đổi khí hậu. Người ta ước tính việc sản xuất nhựa thải ra lượng carbon khoảng 500 triệu tấn/năm, tương đương với lượng phát thải từ 19 đến 92 triệu chiếc xe hoạt động trên đường.

Hạt vi nhựa giờ đây xuất hiện ở khắp mọi nơi. Giáo sư Frank Kelly của Đại học King, Vương quốc Anh khẳng định rằng: “Dù ngôi nhà của bạn an toàn và “hiện đại” đến mấy, các vi hạt nhựa vẫn xuất hiện “nhan nhản” khắp nơi mà chẳng thể ngăn chặn”.

Đầu tiên, hạt vi nhựa có trong hơn 90% số lượng các các loại nước. Các nhà khoa học thuộc Đại học New York, Fredonia đã tiến hành phân tích 259 chiếc chai nhựa tới từ 19 địa điểm khác nhau từ 9 quốc gia bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Lebanon, Kenya và Thái Lan.

Họ đã phát hiện có tới trên 11 nhãn hiệu nước uống khác nhau có chứa trung bình 325 vi hạt nhựa trong mỗi lít nước được bán ra. Nồng độ những phần tử nhựa này cao nhất lên đến 10.000 vi hạt nhựa cho mỗi lít nước. Trong số 259 chai được thử nghiệm, chỉ có 17 mẫu không chứa chất dẻo. 

Rác thải từ nhựa đang là mối lo của nhân loại.
Rác thải từ nhựa đang là mối lo của nhân loại. 

Phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng: “Mặc dù chưa có bằng chứng nào về ảnh hưởng của các vi hạt nhựa đối với sức khoẻ con người nhưng nhưng các nhà khoa học khẳng định vi hạt nhựa ẩn chứa các nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Chúng tôi sẽ làm việc nghiêm túc hơn với những bằng chứng đang có hiện nay để thiết lập một chương trình nghiên cứu để đưa ra một bản đánh giá rủi ro toàn diện hơn”.  

Tiếp theo, hạt vi nhựa tràn lan khắp đại dương. Điều này được công bố trên tạp chí One Green Planet, các nhà khoa học nói rằng, tính đến năm 2010, gần 9 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra đại dương mỗi năm và phải mất rất nhiều năm để chúng tiêu hủy. 

Hay theo một nghiên cứu khác của Viện 5 Gyres (Mỹ) ước tính hiện có 5,25 ngàn tỷ hạt nhựa có mặt ở biển. Nguồn chất thải này rộng khắp, bao gồm lưới đánh cá, đồ đựng thức ăn, nước giải khát, vật dụng chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm, ống hút, túi xách… Theo đó, ô nhiễm nhựa ảnh hưởng tới ít nhất 700 loài sinh vật biển; ít nhất 100 triệu động vật có vú biển chết mỗi năm.

Cụ thể, một số bị ảnh hưởng sâu sắc nhất, đầu tiên là rùa biển. Chúng nhầm lẫn chất thải nhựa là thực phẩm, gây tắc nghẽn trong hệ tiêu hóa. Mặc dù những năm gần đây số lượng rùa biển suy giảm do nhiều yếu tố nhưng ô nhiễm nhựa đóng một vai trò quan trọng. Kế đến là hải cẩu, sư tử biển, chim biển, cá voi, cá heo và loài cá khác. 

Có thể nói, số lượng nhựa còn nhiều hơn cả cá ở đại dương và trở mối đe dọa lớn đối với môi trường, thậm chí phân tử nhựa đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người. Khi con người vứt rác thải xuống biển, họ nghĩ đám rác đó đã trôi rất xa khỏi cuộc đời họ, nhưng trên thực tế thì không.

Rác phân hủy trở thành những hạt vi nhựa thường có kích cỡ rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi động vật biển nuốt vào các mảnh vi nhựa, chất độc sẽ di chuyển vào cơ thể của chúng, tích tụ qua các tầng thức ăn khi cá lớn ăn cá nhỏ và cuối cùng “hạ cánh” trên đĩa thức ăn ngon lành của con người. 

Không chỉ có hải sản, biển còn ban tặng cho con người một món quà quý giá có tên gọi là “muối” và đóng vai trò hết sức quan trọng.  Nhưng mới đây, các nhà khoa học ở Hàn Quốc và tổ chức Greenpeace châu Á  đã phát hiện hạt vi nhựa có trong 90% sản phẩm muối ăn được lấy mẫu từ 21 quốc gia thuộc châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi, và châu Á.

Theo đó, qua kiểm tra 39 mẫu sản phẩm muối ăn, họ phát hiện hạt vi nhựa trong 36 mẫu. Duy nhất 3 mẫu không chứa hạt vi nhựa đến từ Đài Loan (muối biển tinh luyện), Trung Quốc (muối đá tinh luyện), và Pháp (muối biển chưa tinh chế, sản xuất bằng cách cho bay hơi). 

Theo thống kê, 1kg muối có thể chứa tới 600 hạt vi nhựa. Ước tính trung bình một người trưởng thành đưa vào cơ thể xấp xỉ 2 ngàn hạt vi nhựa mỗi năm thông qua muối. Tuy nhiên, tác động cụ thể đến sức khỏe như thế nào vẫn còn chờ giải đáp vì vẫn chưa xuất hiện bằng chứng đủ thuyết phục. 

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.