Sát cánh hơn nữa cùng ngành Giáo dục vì thế hệ tương lai của đất nước

Các đại biểu dự Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2016-2020.
Các đại biểu dự Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2016-2020.
(PLVN) - Hơn bao giờ hết, toàn xã hội, cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò quan trọng của Hội Khuyến học Việt Nam, cần sát cánh hơn nữa, lắng nghe, thấu hiểu và chung tay hành động cùng với ngành giáo dục vì tương lai của đất nước, vì tương lai con em chúng ta.

Đây là một trong nhắn gửi của Chủ tịch nước trong Thư gửi cán bộ, hội viên Hội Khuyến học Việt Nam nhân dịp Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2021-2026 và kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập (2/10/1996 – 2/10/2021).

Trong Thư, Chủ tịch nước gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới toàn thể cán bộ, hội viên Hội Khuyến học trong cả nước nhân dịp Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2021-2026 và kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập (2/10/1996 – 2/10/2021, chúc Đại hội thành công tốt đẹp.

Chủ tịch nước nêu rõ, Nhân dân ta có một truyền thống hiếu học thật là cao quý. Nhờ tinh thần ham học hỏi đó, dân tộc ta, nhân dân ta luôn có được sự độc lập, tự cường và liên tục tiến lên cùng thời đại. Theo Chủ tịch nước, những thành tựu về giáo dục - đào tạo và gián tiếp là những thành tựu về kinh tế mà đất nước ta đạt được đều có vai trò và đóng góp vô cùng ý nghĩa của Hội Khuyến học Việt Nam.

Trong một phần tư thế kỷ qua, Hội Khuyến học Việt Nam cùng với các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Trung tâm cộng đồng học tập”... đã trở thành tế bào học tập, động viên người người học tập, nhà nhà học tập, xóm làng, cộng đồng dân cư học tập và cả xã hội học tập, vừa góp phần chấn hưng nền giáo dục nước nhà vừa xây dựng nền tảng xã hội học tập từ cơ sở, thực hiện nhiệm vụ khuyến học khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và XIII đề ra.

Cán bộ, hội viên của Hội đã luôn chủ động, sáng tạo, tích cực, tâm huyết với sự nghiệp khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập và cùng với các mô hình học tập đã đóng góp tích cực vào việc xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, dạy nghề ngắn hạn, truyền nghề,... cũng như đóng góp vào Chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng đô thị văn minh, tạo điều kiện cho con em cũng như người lớn học tập.

Các mô hình đó đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước, thông qua các chương trình hỗ trợ học bổng, trang thiết bị học tập cho học sinh, sinh viên, giáo viên nghèo vượt khó, thi đua dạy tốt, học tốt.

Chủ tịch nước nhắc lại, cách đây hơn 2 thế kỷ, trong Chiếu Lập học của Vua Quang Trung có đoạn: “Dựng nước lấy việc học làm đầu, trị nước chọn nhân tài làm gốc”. Do đó, khuyến học phải đi với khuyến tài, khuyến tài phải gắn với dụng tài, tức là phải trọng dụng nhân tài.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Giờ đây chúng ta không còn nạn mù chữ nữa nhưng phải không ngừng nâng cao dân trí tương xứng với tầm vóc của thời đại.

Theo ý nghĩa đó trong 25 năm qua, Hội Khuyến học Việt Nam đã vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập thường xuyên, học tập suốt đời, “học không bao giờ cùng”, học cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Lịch sử và kinh nghiệm nhiều nước cho thấy không có kỳ tích kinh tế hay bước nhảy tiến bộ xã hội nào diễn ra mà không gắn với những đột phá về giáo dục.

“Vì vậy, sự năng động, tính tiên phong, những sáng kiến phát triển giáo dục, chấn hưng giáo dục, đề xuất sửa đổi những bất cập trong hệ thống giáo dục... xuất phát từ Hội Khuyến học Việt Nam, sẽ luôn được lắng nghe và nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội”, Thư của Chủ tịch nước khẳng định.

Trong 2 năm qua, ngành Giáo dục Việt Nam đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng do dịch bệnh COVID-19. Như trong Thư gửi ngành Giáo dục nhân ngày khai giảng năm học 2021-2022, Chủ tịch nước đã đề nghị ngành Giáo dục, cùng các ngành, các cấp cần lưu ý, có những hành động tương xứng với thực tiễn, áp dụng những biện pháp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực, đặc biệt là nguy cơ một số học sinh, sinh viên bị tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, hơn bao giờ hết, toàn xã hội, cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò quan trọng của Hội Khuyến học Việt Nam, cần sát cánh hơn nữa, lắng nghe, thấu hiểu và chung tay hành động cùng với ngành giáo dục vì tương lai của đất nước, vì tương lai con em chúng ta.

Một lần nữa chúc mừng Đại hội VI Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch nước tin tưởng, với tinh thần đoàn kết, đổi mới và sáng tạo, nhất định Hội sẽ đạt được thành tích to lớn hơn nữa trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo, xây dựng môi trường văn hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp, trở thành nước phát triển vào năm 2045 sánh vai cùng các cường quốc năm châu như ước vọng của Bác Hồ kính yêu.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.