Sát cánh cùng ngư dân

Trong những năm qua, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển Tổ quốc, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Đà Nẵng xác định công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn giúp dân là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, là mệnh lệnh chiến đấu của lực lượng trong mọi tình huống.  

Trong những năm qua, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển Tổ quốc, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Đà Nẵng xác định công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn giúp dân là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, là mệnh lệnh chiến đấu của lực lượng trong mọi tình huống.

BĐBP thành phố sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn.

BĐBP thành phố sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn.

Góp phần giúp ngư dân phòng, tránh thiên tai trên biển, BĐBP tích cực tìm các biện pháp hữu hiệu thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn sát với đời sống của ngư dân, đổi mới công tác kiểm tra, kiểm soát tàu, thuyền ra vào hoạt động trên biển, bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật nhưng không gây phiền hà, nhũng nhiễu cho nhân dân, nhằm góp phần giảm thiểu những thiệt hại, rủi ro cho ngư dân khi ra khơi hoạt động đánh bắt, làm ăn trên biển. Kiên quyết không cho ra khơi hoạt động đối với những người và phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, không đủ trang thiết bị bảo đảm an toàn. Chỉ huy các đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ Chỉ huy khi cho các phương tiện không có đăng ký, đăng kiểm, biển số và thiếu các trang thiết bị bảo đảm an toàn xuất bến.

Đà Nẵng hiện có hơn 3.000 phương tiện đánh bắt hải sản trên biển, thời gian mỗi chuyến đi biển của các tàu có công suất từ 90 CV trở lên từ 7 - 25 ngày, có khi kéo dài vài tháng, tập trung chủ yếu ở các phường như Xuân Hà, Thanh Khê Đông (Thanh Khê); Thuận Phước (Hải Châu). Ngư trường khai thác của nhóm tàu này thường thay đổi, các tàu phải di chuyển, bám theo các đàn cá để đánh bắt. Đây là nhóm tàu có nguy cơ gặp rủi ro vì hoạt động ở khơi xa, thông tin liên lạc với bờ khó khăn, kinh nghiệm đi biển ở một số thuyền trưởng còn hạn chế.

Chính vì vậy, khi gặp thiên tai bão lớn, nhiều khi bị thiệt hại nghiêm trọng. Để chủ động nắm bắt tình hình trên biển, kịp thời tham mưu và huy động lực lượng, phương tiện cứu giúp dân khi có thiên tai, thảm họa, Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố đã chỉ đạo các đồn, trạm biên phòng triển khai đồng bộ các biện pháp công tác, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, chủ các phương tiện và ngành Thủy sản để thống kê danh sách người, phương tiện, tần số máy thông tin vô tuyến điện, số điện thoại của gia đình chủ tàu, thuyền trưởng và khu vực hoạt động của tất cả các phương tiện nghề cá, trong đó tập trung số tàu cá hoạt động xa bờ, thường xuyên cập nhật, bổ sung báo cáo những thay đổi đối với loại tàu cá nói trên. Tổ chức in ấn, dán trong cabin các tàu đánh cá xa bờ bản hướng dẫn thông tin tìm kiếm cứu nạn trên biển của BĐBP.

Trong đó ghi rõ tần số cứu nạn khẩn cấp sóng ngày, sóng đêm và hướng dẫn cách gọi đơn giản, dễ nhớ để ngư dân thông tin kịp thời các sự kiện trên biển với BĐBP. Chính nhờ biện pháp chủ động này nên lượng thông tin từ ngư dân trên biển đến với các đồn biên phòng ngày một nhiều. Bên cạnh đó, thông qua máy ICOM của đơn vị thông báo vị trí, hướng đi của bão hay áp thấp nhiệt đới để ngư dân chủ động di chuyển, phòng tránh, làm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra trên biển.

Với các biện pháp này, trong năm qua BĐBP thành phố đã kêu gọi hơn 3.000 lượt phương tiện hoạt động trên biển kịp thời tìm nơi trú tránh bão. Kết hợp thông báo, kêu gọi tàu thuyền, BĐBP đã phối hợp với cơ quan đài, báo thông tin kịp thời về số tàu, ngư dân xuất bến qua các trạm kiểm soát biên phòng ra biển hoạt động trước bão chưa về đến địa phương hoặc chưa liên lạc được, nhằm đôn đốc, thúc giục chính quyền địa phương, gia đình chủ tàu, bằng mọi biện pháp liên lạc, yêu cầu thân nhân của mình nhanh chóng đưa phương tiện vào nơi tránh bão; quy trách nhiệm cho thuyền trưởng các tàu cố tình không đưa phương tiện vào nơi trú tránh khi có bão.

Sáng tạo các biện pháp, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các lực lượng, những năm qua, BĐBP thành phố hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ PCLB-TKCN, thực sự là lực lượng tin cậy, đi đầu trong việc giúp ngư dân vùng biển phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân và Nhà nước. 
           
Bài và ảnh: TUYÊN HÓA

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.