Sắp xếp bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả: Cần quyết tâm cao, hành động quyết liệt

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) là vấn đề lớn, khó khăn và nhạy cảm. Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra tại Nghị quyết đã đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn hiện nay. Do vậy, các cấp, các ngành và địa phương trong cả nước thời gian qua đã tập trung triển khai thực hiện với quyết tâm rất cao. 

Khai mạc Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XII), khi đề cập đến một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn chỉ rõ, cho đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo, cơ cấu bên trong chưa hợp lý.

Đòi hỏi từ thực tiễn

Nhận thức rõ những bất cập từ thực tiễn bộ máy của hệ thống chính trị, Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII)  về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18) đã nêu một loạt nguyên nhân, trong đó có việc phân bổ kinh phí thường xuyên theo biên chế chưa gắn với kết quả và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cơ quan, đơn vị; chưa có cơ chế đánh giá phù hợp và thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Từ tồn tại này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ đạo thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Bên cạnh đó, nhiệm vụ và giải pháp chung đối với toàn bộ hệ thống chính trị là quản lý chặt chẽ biên chế trên cơ sở phân loại tổ chức, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức và xác định vị trí việc làm một cách khoa học, sát thực tế.

Thực hiện chỉ đạo này, ngay từ đầu tháng 2/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát, sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong, giảm cơ bản số lượng tổng cục, cục, chi cục, vụ, phòng; không thành lập tổ chức mới, không thành lập phòng trong vụ, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định. Giảm tối đa các ban quản lý dự án. Kiên quyết hợp nhất, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập để thu gọn đầu mối, giảm biên chế... Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương có trách nhiệm chủ động rà soát, sắp xếp giảm các tổ chức phối hợp liên ngành, ban quản lý dự án (thực hiện từ năm 2018 và hoàn thành trong năm 2019). 

Mới đây, ngày 12/4, tại cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến  Dũng cho biết, trong năm 2018,  Chính phủ phấn đấu sắp xếp, tổ chức lại để tinh gọn đầu mối, giảm biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động, phấn đấu giảm khoảng 2,5% số đơn vị sự nghiệp công lập. Cũng trong năm 2018, sẽ giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2015; giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với số giao năm 2015. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ tuyển dụng số cán bộ, công chức, viên chức mới không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện tinh giản biên chế, đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định.

Tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai

Nhìn vào con số trên có thể thấy rõ quyết tâm của Chính Phủ trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 18 với mục tiêu tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương. Và không chỉ có quyết tâm từ Trung ương, thời gian qua tại nhiều địa phương trên cả nước đã chủ động xây dựng các nghị quyết, kế hoạch để thực hiện việc tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy, đội ngũ cán bộ, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai, bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận.

Cụ thể, tại tỉnh Bình Dương, địa phương này đã áp dụng mô hình Văn phòng Tỉnh ủy làm nhiệm vụ văn phòng chung cho các cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy; thực hiện Trưởng ban Tổ chức kiêm Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kiêm Chánh Thanh tra, Trưởng ban Tuyên giáo kiêm Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. Đồng thời sắp xếp các sở, ban, ngành tỉnh theo lộ trình, quy định của Chính phủ; hợp nhất Văn phòng Quốc hội với Văn phòng HĐND thành một văn phòng chung tham mưu, giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh; giảm 1 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh…Đối với cấp huyện, thị, thành ủy và tương đương, giảm 1 Phó chủ tịch HĐND cấp huyện; thí điểm mô hình bí thư đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện.

Trong khi đó, tại tỉnh Bạc Liêu, đến nay, tỉnh này đã tổ chức 189 cuộc hội nghị triển khai học tập, quán triệt các Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), đặc biệt là Nghị quyết số 18. Theo bà Lê Thị Ái Nam, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu, Tỉnh ủy đã giao các cơ quan chức năng xây dựng đề án sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy để xem xét, cho ý kiến trước tháng 6/2018. Mục tiêu của tỉnh là cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và các đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó. Tỉnh phấn đấu đến năm 2021 giảm ít nhất 10% biên chế hành chính so với năm 2015.  

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2018 Bạc Liêu sẽ hoàn thành việc sắp xếp lại Văn phòng Tỉnh ủy để phục vụ chung các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy; hợp nhất Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ với Ban Dân tộc tỉnh thành Ban Dân tộc và Tôn giáo trực thuộc UBND tỉnh... Tỉnh này cũng hoàn thành bố trí kiêm nhiệm chức danh Trưởng ban Tuyên giáo đồng thời là Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị tại 7/7 huyện, thị, thành phố; sáp nhập 6 chi cục, trung tâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp trực thuộc UBND huyện;…

Quyết tâm đã lên rất cao, hành động cũng rất quyết liệt từ Trung ương tới địa phương, nhưng việc tinh gọn bộ máy không thể nói là làm ngay trong ngày một ngày hai, Vì thế, nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì những việc đã rõ, cần thực hiện thì thực hiện ngay; những việc mới, chưa được quy định, hoặc những việc đã có quy định nhưng không còn phù hợp thì mạnh dạn chỉ đạo thực hiện thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, từng bước hoàn thiện, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội. Những việc chưa rõ, phức tạp, nhạy cảm, còn có ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để có chủ trương, giải pháp phù hợp. /.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.