Sắp hết tình trạng 'mưa giấy khen' cuối năm học?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dịp cuối mỗi năm học, trên mạng xã hội lại tràn ngập hình ảnh những lớp học mà gần như tuyệt đại đa số học sinh đều được khen thưởng. Bên cạnh sự tự hào, niềm vui của các bậc phụ huynh, những hình ảnh này cũng dấy lên không ít những trăn trở cho rằng “bệnh thành tích” trong giáo dục vẫn chưa hết.

Tháng 5 vừa qua, một phụ huynh đang có cháu theo học ở lớp 6 của trường THCS Nguyễn Thái Bình (TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đăng tải lên mạng xã hội thành tích học tập của 1 lớp của trường.

Điều khiến dư luận băn khoăn là lớp có 43 học sinh thì có tới 42 em đạt loại giỏi. Trong khi đó, vị phụ huynh cho rằng, khả năng và sức học của cháu người này không thể cao như vậy.

Đến đầu tháng 7, dư luận lại “dậy sóng” vì bức ảnh “cả lớp nhận giấy khen mình em lạc lõng”, trong đó, một cậu học trò ngồi đầu bàn trở nên “nổi bật” giữa lớp học vì chỉ mình em không có giấy khen trong tay trong khi các bạn khác trong lớp đều giơ giấy khen lên.

Bức ảnh được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội, các diễn đàn, trang cá nhân của nhiều người, kéo theo nhiều ý kiến trái chiều.

Nhiều người cho rằng việc cả một lớp học chỉ có 1 người duy nhất không được giấy khen là biểu hiện của “bệnh thành tích”.

Có ý kiến cho rằng, giấy khen giờ đây được phát cho học sinh như “tờ rơi quảng cáo”, việc các em nhận được giấy khen là bình thường và học sinh không được giấy khen mới là không bình thường. 

Chia sẻ về vấn đề này, ông Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) – cho biết, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện dự thảo các quy định mới về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh phổ thông để thay thế cho các nội dung quy định hiện nay về khen thưởng và kỷ luật học sinh phổ thông vốn đang được quy định tại Điều lệ nhà trường các cấp học và văn bản liên quan khác.

Trong đó, ông Linh nhấn mạnh, về việc tặng giấy khen, dự thảo các quy định mới yêu cầu cuối năm học, hiệu trưởng nhà trường căn cứ đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng học sinh để xem xét, tặng giấy khen cho học sinh đảm bảo các điều kiện nhất định.

Cụ thể, học sinh đảm bảo một trong các điều kiện sau sẽ được xem xét, tặng giấy khen: Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện (đối với cấp tiểu học), học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi (đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông); học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc năng lực, phẩm chất; học sinh có nhiều đóng góp cho tập thể lớp, nhà trường và công tác Đoàn, Đội được giáo viên chủ nhiệm giới thiệu và tập thể lớp công nhận.

Học sinh có thành tích xuất sắc, đột xuất được hiệu trưởng nhà trường xem xét tặng giấy khen hoặc đề nghị các cơ quan, tổ chức khác xem xét, khen thưởng theo thẩm quyền.

Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, Hiệu trưởng quy định mức thưởng (bằng tiền hoặc vật chất tương đương) kèm theo giấy khen đối với từng thành tích cụ thể đạt được của học sinh.

“Như vậy, quy định đã yêu cầu cao hơn so với nội dung cũ để hạn chế việc khen tràn lan, đảm bảo mục đích khen, tạo động lực cho học sinh hơn”, ông Linh nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Đọc thêm

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.

Hi hữu: Một thí sinh từ trượt thành đỗ thủ khoa do "nhầm lẫn" khi hồi phách

Trường THPT Lê Hồng Phong (Bỉm Sơn, Thanh Hóa), nơi có thí sinh bị nhầm lẫn trong điểm thi vào lớp 10 năm 2024-2025.
(PLVN) - Do nhầm lẫn khi hồi phách của những người làm công tác chấm thi, một thí sinh ở Thanh Hóa đã được nhầm điểm và trở thành thủ khoa vào lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2024 - 2025, dù cho điểm thi thực tế của thí sinh này là: trượt!