Sắp có tàu chạy thẳng từ Hà Nội đến Bắc Kinh - Trung Quốc

Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực hợp tác giữa ngành ĐS hai nước, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và du lịch ngày càng tăng của nhân dân 2 nước sau thời gian gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. (Ảnh: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam)
Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực hợp tác giữa ngành ĐS hai nước, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và du lịch ngày càng tăng của nhân dân 2 nước sau thời gian gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. (Ảnh: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ ngày 27/5, ngành đường sắt Việt Nam - Trung Quốc sẽ tổ chức chạy tàu thẳng từ ga Gia Lâm đến ga Bắc Kinh và ngược lại, giá vé khoảng 9.378.000Đ/vé/lượt.

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, sau 5 năm tạm dừng hoạt động, đoàn tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung sẽ chính thức hoạt động trở lại từ ngày 25/5/2. Hàng ngày sẽ có 2 đoàn tàu mang số hiệu MR1 và MR2, xuất phát từ ga Gia Lâm (Hà Nội) tới ga Nam Ninh (Trung Quốc) và ngược lại.

Cụ thể, tàu MR1 sẽ xuất phát tại ga Gia Lâm lúc 21h20 và đến ga Nam Ninh lúc 10h06 ngày hôm sau. Ở chiều ngược lại, tàu MR2 xuất phát tại ga Nam Ninh lúc 18h05 và đến ga Gia Lâm lúc 5h30 ngày hôm sau. Hành khách sẽ làm thủ tục xuất nhập cảnh tại ga Đồng Đăng – Lạng Sơn (Việt Nam) và Bằng Tường – Quảng Tây (Trung Quốc).

Đặc biệt, từ ngày 27/5, ngành đường sắt 2 nước sẽ tổ chức chạy tàu thẳng từ Ga Gia Lâm (Hà Nội) đến ga Bắc Kinh (Trung Quốc) và ngược lại. Cụ thể: Tàu xuất phát từ Ga Gia Lâm vào 21h20 ngày thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần, đến ga Bắc Kinh Tây vào thứ Năm và chủ Nhật hàng tuần. Hành khách có thể mua vé đi tiếp đến nước thứ 3 bằng ĐS tại các ga Liên vận quốc tế trên lãnh thổ Trung Quốc.

Tại Việt Nam, ngoài bán vé đi các ga Liên vận quốc tế trên lãnh thổ Trung Quốc, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam còn bán vé các chặng nội địa từ Ga Gia Lâm đến các ga: Bắc Giang, Đồng Đăng và ngược lại.

Về giá vé, chặng Hà Nội – Nam Ninh có giá khoảng 1.000.000Đ/vé/lượt, chặng Hà Nội – Bắc Kinh khoảng 9.378.000Đ/vé/lượt. Đặc biệt, trẻ em dưới 4 tuổi được miễn vé, từ 4 đến 12 tuổi được giảm 50% (mỗi người lớn được kèm 01 trẻ em), đoàn từ 6 người trở lên được giảm 25% giá vé.

Hiện, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức bán vé tàu liên vận quốc tế trực tiếp tại các ga: Hà Nội, Gia Lâm, Bắc Giang và Đồng Đăng.

Khôi phục hoạt động chạy tàu khách Liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt và mở rộng cơ hội thu hút khách du lịch quốc tế bằng tàu hỏa. Qua đó, góp phần thúc đẩy thương mại song phương, phát triển du lịch, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, tạo thêm lựa chọn phương tiện di chuyển an toàn, thuận tiện, tiết kiệm và thân thiện với môi trường cho nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc.

Hiện nay, việc đi lại bằng tàu liên vận quốc tế giữa 2 nước ngày càng thuận tiện và nhanh chóng, với quy trình làm thủ tục xuất nhập cảnh được thực hiện trực tiếp tại các nhà ga đường sắt quốc tế. Hành khách đi tàu liên vận quốc tế từ Việt Nam sang Nam Ninh (Trung Quốc) sẽ dễ dàng tiếp tục hành trình bằng hệ thống tàu cao tốc để đến tất cả các điểm trên lãnh thổ nước này, nhờ mạng lưới tàu tốc độ cao rộng khắp.

Việc tổ chức chạy tàu khách liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc được thực hiện căn cứ theo Hiệp định Đường sắt biên giới Việt – Trung ký năm 1992. Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Đường sắt Trung Quốc tổ chức chạy tàu khách liên vận quốc tế giữa Hà Nội và Nam Ninh hàng ngày. Đường sắt hai nước kỳ vọng sản lượng khách đi tàu sẽ tăng mạnh sau khi khôi phục chạy lại đoàn tàu này do xu hướng đi du lịch bằng đường sắt của nhân dân hai nước và du khách quốc tế trong thời gian gần đây.

Trong thời gian tới, đường sắt hai nước sẽ theo dõi mật độ hành khách đi tàu để xem xét điều chỉnh tần suất chạy tàu phù hợp.

Đọc thêm

Nghiên cứu bổ sung và xác định lộ trình phát triển công nghiệp hàng không Việt Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 303/TB-VPCP ngày 16/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp chính sách Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế). Theo đó, trong Thông báo kết luận, Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu bổ sung và xác định lộ trình phát triển công nghiệp hàng không trong dự thảo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam

Liên tiếp phát hiện tài xế 'ngáo đá' điều khiển xe trên quốc lộ

Liên tiếp phát hiện tài xế 'ngáo đá' điều khiển xe trên quốc lộ
(PLVN) - Trong vòng chưa đầy một tuần, lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai liên tiếp phát hiện nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện dương tính với ma túy khi tham gia giao thông trên tuyến quốc lộ 20. Đáng lo ngại, trong số này có cả tài xế xe buýt đang chở khách...

Lên kế hoạch khắc phục tình trạng tỉnh lộ 9 hư hỏng, xuống cấp

Tuyến TL9 đang bị xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến người dân và phương tiện giao thông lưu thông. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Tỉnh lộ (TL) 9 là tuyến đường huyết mạch khu vực phía tây TP Huế, nối cao tốc Cam Lộ - La Sơn với QL1A qua địa bàn TX Phong Điền. Nhiều năm gần đây, các phương tiện vận chuyển đất đá từ các mỏ vật liệu liên tục lưu thông qua đây, dẫn đến mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người dân và các phương tiện khác. Sở Xây dựng đã có Văn bản về việc sửa chữa khẩn cấp TL9 đoạn qua phường Phong Thu và xã Phong Xuân...

Ngành Đường sắt: Lên kế hoạch bảo đảm an toàn chạy tàu trước mùa mưa bão

Ngành Đường sắt chuẩn bị sẵn sàng cho mùa mưa bão sắp tới. (Ảnh minh họa: GH)
(PLVN) -  Nhằm chủ động ứng phó với tình hình mưa, bão có thể xảy ra trong thời gian tới, Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng) vừa yêu cầu Tổng Công Đường sắt Việt Nam và các Công ty cổ phần Đường sắt, Công ty cổ phần Trung tâm tín hiệu đường sắt kiểm tra các công trình, các vị trí xung yếu có nguy cơ mất an toàn do mưa, lũ gây ra và gia cố bảo đảm an toàn chạy tàu.

Xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, an toàn cho người dân

Xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, an toàn cho người dân
(PLVN) - Trong bối cảnh tai nạn giao thông (TNGT) vẫn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, việc tăng cường đầu tư và phát triển hệ thống giao thông hiện đại vô cùng cần thiết. Đây được cho là giải pháp bền vững nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu tai nạn và xây dựng một môi trường giao thông an toàn hơn cho người dân.