Sanofi, GSK đạt thỏa thuận vaccine ngừa Covid-19 với Mỹ, EU

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Các công ty dược phẩm lớn Sanofi và GSK sẽ nhận được tới 2,1 tỷ USD từ chính phủ Mỹ để phát triển vaccine ngừa Covid-19.

Theo AFP, Sanofi và GSK trong một tuyên bố cho biết, khoản tiền của Mỹ sẽ “giúp tài trợ cho các hoạt động phát triển và bảo đảm mở rộng khả năng sản xuất của Sanofi và GSK tại Mỹ... dẫn đến tăng công suất đáng kể”.

“Chính phủ Mỹ sẽ cung cấp tới 2,1 tỷ USD, hơn một nửa trong số đó là để hỗ trợ phát triển thêm vaccine, bao gồm các thử nghiệm lâm sàng, phần còn lại được sử dụng để sản xuất quy mô lớn và cung cấp 100 triệu liều ban đầu”, các công ty nói.

Vẫn theo tuyên bố này, Chính phủ Mỹ có thêm một lựa chọn để cung cấp thêm 500 triệu liều vaccine trong dài hạn hơn. Đồng thời, Liên minh châu Âu (EU) cũng cho biết họ đã đạt được thỏa thuận với Sanofi về việc cung cấp 300 triệu liều vaccine ngừa virus corona chủng mới gây bệnh Covid-19 tiềm năng.

Ủy ban châu Âu - cơ quan điều hành của EU chịu trách nhiệm đàm phán về thỏa thuận trên - cho biết họ sẽ cho phép tất cả 27 quốc gia thành viên EU mua vaccine ngay khi nó được chứng minh là an toàn và hiệu quả.

Mỹ đã xác định một ứng cử viên vaccine đang được Sanofi và GSK phát triển cho chương trình được thực hiện nhằm mục đích nhanh chóng có được hàng triệu liều vaccine ngừa Covid-19.

Các công ty trên đang hướng tới việc kết hợp một kháng nguyên kích thích sản xuất kháng thể diệt vi khuẩn do Sanofi phát triển cùng với công nghệ bổ trợ tạo ra một chất giúp tăng cường phản ứng miễn dịch được kích hoạt bởi vaccine của GSK.

Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt bùng phát dịch Covid-19 hiện nay, với hơn 150.000 ca tử vong trong số hơn 667.000 người thiệt mạng do dịch bệnh trên toàn cầu. Trong khi đó, châu Âu đã ghi nhận gần 210.000 ca tử vong trong số 3,2 triệu trường hợp nhiễm bệnh.  Các ca nhiễm bệnh hiện đang gia tăng trở lại ở một số quốc gia, dẫn đến những lo ngại về “làn sóng thứ hai” của đại dịch có thể xảy ra.

Công ty Sanofi, có trụ sở tại Pháp, và Công ty GSK của Anh cho biết các thử nghiệm lâm sàng về vaccine của họ sẽ bắt đầu vào tháng 9, với nghiên cứu giai đoạn 3 đang được tiến hành đến cuối năm nay. “Nếu dữ liệu tích cực, các công ty có thể yêu cầu phê chuẩn theo quy định của Mỹ trong nửa đầu năm 2021. Song song đó, Sanofi và GSK cũng đang tăng quy mô sản xuất kháng nguyên và tá dược để sản xuất tới một tỷ liều mỗi năm trên toàn cầu”, tuyên bố của các công ty trên nhấn mạnh.

Mỹ kể từ tháng 3 đã cam kết khoảng 6 tỷ USD cho các dự án vaccine với các đại gia dược phẩm như Johnson & Johnson, Pfizer và AstraZeneca.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.