Sáng tươi vùng cao từ vốn tín dụng chính sách

Anh Sùng Chứ Cớ (thứ 3, trái sang) ở xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải được vay vốn ưu đãi hộ nghèo đã đầu tư trồng chè, làm lò sấy với năng suất 5 tạ chè /ngày
Anh Sùng Chứ Cớ (thứ 3, trái sang) ở xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải được vay vốn ưu đãi hộ nghèo đã đầu tư trồng chè, làm lò sấy với năng suất 5 tạ chè /ngày
(PLO) - Trở lại Yên Bái sau một quãng thời gian dài, đi trên những con đường đèo ngoằn ngoèo, cheo leo bên bản làng người Mông sống giữa mây mù và gió mới cảm nhận cuộc sống có nhiều đổi thay của đồng bào nơi đây. 

Những gam màu của lúa, của ngô, của cây sơn tra, của chè, của rừng keo lá chàm... của hy vọng được phủ xanh trên non cao. Các nguồn lực đầu tư, trong đó nguồn vốn tín dụng chính sách, đã giúp đồng bào nghèo nơi đây có cơ hội phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ, đem lại thu nhập ổn định đời sống cho người dân. 

Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là huyện Mù Cang Chải vốn nổi danh “3 nhất” của Yên Bái: Đó là nơi xa nhất, cách tỉnh lỵ chừng 150km; cao nhất bởi nằm bên đèo Khau Phạ, một trong tứ đại đèo của Tây Bắc có độ cao trên 1.000m so với mặt biển; và nghèo nhất vì thuộc tốp 64 huyện nghèo của cả nước. Ngoài ra trừ mỗi thị trấn huyện, còn lại tất cả 13 xã đều thuộc vùng đặc biệt khó khăn với 6.649/11218 là hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 59,27% vào thời điểm năm 2010. Chính vì vậy, việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách ở vùng rẻo cao có tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 99%, trong đó chủ yếu người Mông chiếm 91% dân số là vấn đề không hề đơn giản, thuận lợi đối với Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH).    

Vượt lên mọi khó khăn, thách thức và bám sát sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, chương trình giảm nghèo bền vững của huyện, NHCSXH huyện Mù Cang Chải đã tập trung tranh thủ huy động mọi nguồn vốn, phối hợp nhịp nhàng với các cấp chính quyền, đoàn thể và tích cực xây dựng củng cố hệ thống Điểm giao dịch xã, mạng lưới Tổ Tiết kiệm và Vay vốn tại thôn, bản, khối phố, nỗ lực chuyển tải 220 tỷ đồng của 12 chương trình tín dụng chính sách về khắp vùng sâu, vùng xa, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào dân tộc Mông, Thái để đầu tư chuyển dịch cơ cấu  cây trồng, vật nuôi, phát triển vùng sản xuất nông sản hàng hóa, cải thiện cuộc sống.    

Anh Mùa Chù Vàng ở bản Rào Xa, xã Kim Nọi kể: “Gia đình tôi được tiếp cận nguồn vốn 8 triệu đồng cách đây 5 năm và mới đây còn được vay tiếp 30 triệu đồng của chương trình tín dụng hộ nghèo để chăn nuôi, trồng chè. Hiện trong chuồng có 4 con trâu, 3 con bò sắp đẻ ra bê, trên đồi lên xanh mấy nghìn cây chè cành mới vào vụ thu hái được cả tấn búp tươi. Có tiền, ngôi nhà ở được tu sửa, vững chắc, thoáng mát cùng với xe máy, ti vi, bể chứa nước sinh hoạt cũng được sắm đầy đủ. Nhờ đồng vốn vay ưu đãi của Chính phủ mà cuộc đời sáng sủa lên rồi”. 

Ngoài gia đình Mùa Chù Vàng, tại xã Kim Nọi còn có hàng trăm hộ đồng bào dân tộc Mông khác nhờ nguồn vốn chính sách vươn lên thoát cảnh nghèo, làm ăn khấm khá như gia đình chị Mùa Thị Luyến ngày nay đã chăm sóc tốt 1ha cây sơn tra, nuôi đàn lợn thịt 12 con, hộ ông Sùng Chứ Cớ hiện có 6 bò sinh sản, 6 trâu, đàn lợn 30 con, 2ha cây sơn tra, 2 đồi chè, 01 xưởng sản xuất chè với 04 lò sấy với công suất 5 tạ chè búp tươi/ngày đem lại thu nhập cả trăm triệu đồng/năm.

Chúng tôi về xã Dế Xú Phình giữa mùa thu hoạch ngô, bản làng của người Mông đổi thay đến ngỡ ngàng, những mái nhà tranh tre tạm bợ hồi nào được thay bằng những ngôi nhà vững chãi. Triền đồi xanh bát ngát của lúa ngô, rừng keo lá chàm, vườn cam quýt báo hiệu sự no đủ, tươi vui…  Bà Sa Thị Ngần – Bí thư Đảng ủy xã Dế Xú Phình - cho biết: “Các chương trình tín dụng chính sách đối với đồng bào DTTS như là một “luồng gió mới” làm thay đổi diện mạo của xã khó khăn vùng cao chúng tôi. Thông qua nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện Mù Cang Chải, đến nay xã Dế Xú Phình đã có dư nợ 25 tỷ đồng. Cũng từ nguồn vốn này, các hộ gia đình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo của xã, hiện tại còn có 10,6%”.   

Từ nguồn vốn chính sách, ngày nay, vùng cao Mù Cang Chải đã xích gần lại với miền xuôi, không còn xa nhất, cao nhất, nghèo nhất nữa. Và các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS đặc biệt khó khăn ở các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình… đã chuyển đổi từ trồng lúa nương kém hiệu quả sang cây trồng khác hiệu quả hơn, hình thành vùng ngô, vùng chè, vùng cây ăn quả đặc sản hàng hóa. Cuộc sống người Mông, Dao, Thái, Mường, Tày, Nùng… cũng vơi đi nhọc nhằn.  

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 13 chương trình tín dụng được triển khai. Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bái - thông tin: “Hiện tổng dư nợ của đơn vị đạt 2.635 tỷ đồng với trên 85 nghìn khách hàng, trong đó dư nợ của hộ đồng bào DTTS là trên 1.650 tỷ đồng, chiếm 63% tổng dư nợ, với số khách hàng DTTS là 55.202 hộ, chiếm 64% số hộ vay vốn, dư nợ bình quân 28 triệu đồng/hộ.   

Nổi bật nhất trong hoạt động tín dụng chính sách dành cho đồng bào DTTS là do làm tốt công tác tuyên truyền vận động, thường xuyên kiểm tra giám sát cùng sự vào cuộc của các cấp chính quyền, đoàn thể, các ban, ngành và cả Trưởng bản, những người có uy tín ở vùng đồng bào DTTS trong việc giúp đỡ đồng bào cách thức sử dụng vốn đúng mục đích vào phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển biến tích cực, ý thức nộp lãi, trả nợ theo quy định, thực hành gửi tiền tiết kiệm hàng tháng đều đặn tạo nên cảnh quan nông thôn miền núi thêm sáng tươi và nguồn vốn tín dụng chính sách thực sự phát huy hiệu quả”. 

Đọc thêm

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

UKVFTA: Cơ hội đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường xuất khẩu tiềm năng

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đang mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Với các ưu đãi thuế quan đáng kể, hiệp định giúp gia tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt, thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao giá trị thương hiệu Việt Nam tại thị trường Anh.

“Đòn bẩy” hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kinh doanh

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam)
(PLVN) -  Ngày nay, nhiều phụ nữ đã mạnh dạn khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế. Thành công đó có được nhờ vào những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, nhằm thúc đẩy quyền năng kinh tế của phụ nữ cũng như thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh.

Anh gia nhập CPTPP: Cơ hội mới cho hàng hóa Việt Nam

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) -  Ngày 15/12/2024, Anh chính thức gia nhập CPTPP, mang đến ưu đãi thuế quan vượt trội cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường này. Với cam kết xóa bỏ 94,4% dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực và ưu tiên cho các mặt hàng chủ lực của nước ta, sự tham gia của Anh mở ra cơ hội lớn để hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần và gia tăng sức cạnh tranh.

Giải pháp nào giúp ngành công nghiệp dược phát triển bền vững?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong khi thị trường hóa chất dược phẩm toàn cầu liên tục mở rộng, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chỉ tập trung vào sản xuất các loại thuốc thông dụng và phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững và gia tăng sức cạnh tranh, Việt Nam cần một chiến lược toàn diện với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả.

Kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi góp phần bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Cán bộ Kiểm tra của BHTGVN tiến hành kiểm tra đối chiếu, xác minh việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng.
(PLVN) - Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội trong nước đang trên đà phát triển tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá, lãi suất có xu hướng ổn định. Trong bối cảnh đó, với việc triển khai một cách hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ kiểm tra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cũng như nâng cao niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính – ngân hàng.

Khẩn trương khắc phục tồn tại, xử lý dứt điểm tàu cá '3 không' trước ngày 31/12

Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngư dân trong hoạt động chống khai thác IUU. (Ảnh: ttdn.vn)
(PLVN) -  Dự kiến tháng 11, Đoàn kiểm tra Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 sang Việt Nam kiểm tra về tình hình khắc phục “thẻ vàng” IUU. Ngày 25/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan cùng 28 điểm cầu các tỉnh, thành phố nhằm chuẩn bị các nhiệm vụ, giải pháp đón Đoàn kiểm tra của EC.

'Mạnh tay' với các sàn thương mại điện tử vi phạm

2 sàn TMĐT đều chưa có xác nhận đã đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
(PLVN) -  Việc các sàn thương mại điện tử “ngoại nhập” đang “làm mưa làm gió” ở thị trường thương mại điện tử Việt Nam ngoài việc gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất hàng Việt còn mang đến cho người tiêu dùng nhiều nguy cơ rủi ro khi giao dịch.