Sáng nay, tòa tuyên án Vụ tham ô tại PVP Land

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh
(PLO) - Sáng nay - 5/2, HĐXX TAND TP Hà Nội sẽ đưa ra phán quyết với 8 bị cáo trong vụ tham ô tại PVP Land. Trước đó, Trịnh Xuân Thanh bị Viện kiểm sát đề nghị mức án chung thân, các bị cáo khác bị đề nghị mức án từ 11 năm đến 18 năm tù về tội Tham ô tài sản.

Trước đó, tại phiên xử ngày 3/2, bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT PVC), Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng) và 6 đồng phạm đã được tranh luận và nói lời cuối cùng.

“Trịnh Xuân Thanh khai báo không thành khẩn, gian dối”

Mở đầu buổi làm việc, đại diện VKS đối đáp lần 2 về quan điểm mà các luật sư, bị cáo đưa ra. Theo đại diện cơ quan giữ quyền tố tụng tại tòa, việc VKS quyết định truy tố Trịnh Xuân Thanh và các bị cáo khác là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật. “Trong vụ án này, Trịnh Xuân Thanh khai báo không thành khẩn, gian dối”, kiểm sát viên nói. Bởi sau khi trả 14 tỷ đồng – số tiền mà Trịnh Xuân Thanh được Thái Kiều Hương (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Vietsan) “lại quả” sau khi PVP Land thoái vốn tại dự án Nam Đàn Plaza, Thanh đã bảo Hương giữ bí mật, nói tiền chưa chuyển đến ông ta và hợp thức hóa hành vi vi phạm bằng việc chuyển nhượng cổ phần.

"Nếu không vi phạm thì sao phải chỉ đạo đồng phạm gian dối?”, VKS đặt câu hỏi. Cũng trong đối đáp lần 2, VKS đề nghị HĐXX có hình phạt thích đáng với Trịnh Xuân Thanh để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Việc các luật sư cho rằng bị cáo Trịnh Xuân Thanh không phạm tội Tham ô tài sản là không có căn cứ. Các bị cáo còn lại theo đại diện VKS có vai trò giúp sức Trịnh Xuân Thanh tham ô.

Sau đối đáp lần 2 của đại diện VKS, Luật sư Trần Hồng Phúc và Lê Văn Thiệp đề nghị VKS làm rõ thân chủ của họ là Trịnh Xuân Thanh tham ô bao nhiêu tiền của Nhà nước. Bởi PVP Land có 28% vốn của PVC (trong đó, PVC có hơn 87% vốn Nhà nước) nên luật sư cho rằng không thể coi tất cả hơn 12 triệu cổ phần của PVP Land là tài sản Nhà nước để cáo buộc các bị cáo tham ô. Nữ Luật sư Phúc cũng đề nghị nghị VKS chỉ ra ai ở Vietsan nhận tiền, thay đổi số tiền đã nhận từ Thanh và Thắng…

Đối đáp lần 3, VKS nói đã trả lời đầy đủ nên bảo lưu ý kiến đã trình bày trước đó. Nghe vậy, bị cáo Thanh xin được trình bày quan điểm. Bị cáo này không đồng tình với ý kiến của cơ quan tố tụng, cho rằng bản thân không đồng thuận với Đinh Mạnh Thắng và Thái Thị Kiều Hương về việc nhận tiền… 

Đinh Mạnh Thắng mong được tuyên mức án thấp

Kết thúc phần tranh luận, chuyển sang phần nghị án, HĐXX cho các bị cáo nói lời sau cùng. Là người nói lời sau cùng đầu tiên, bị cáo Đào Duy Phong cho rằng bản thân không có hành vi tham ô như cáo buộc. Nếu bị kết tội, bị cáo này mong được tòa cho hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật vì vi phạm lần đầu, nhân thân tốt, ăn năn hối cải, lại đang bị bệnh.

Bị Cáo Đinh Mạnh Thắng
Bị Cáo Đinh Mạnh Thắng

Trong khi đó, Trịnh Xuân Thanh nói về những tháng ngày không ngủ được và không thể nghĩ gì cao siêu vì nhớ vợ, nhớ con, bạn bè. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh còn gửi lời cảm ơn tới những người bạn cũ, luật sư, cảnh sát. “Nguyện vọng của bị cáo lần này cũng như nguyện vọng ở phiên tòa trước, sau khi bản án có hiệu lực, bị cáo muốn được sang Đức để được gần vợ con. Đề nghị sau khi có án, bị cáo được sang Đức để bị cáo có chết thì được chết trong vòng tay của con”, bị cáo Thanh nói.

Đến lượt mình, bị cáo Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng) nói suốt quá trình điều tra, xét xử, bản thân đã thành khẩn khai báo hết hành vi. Bị cáo Thắng cho rằng chỉ vô tình kết nối tạo cuộc gặp gỡ chứ thực sự không biết về việc mua bán cổ phần. Bị cáo Đinh Mạnh Thắng mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ, xem xét tội danh để phán xử công tâm, thấu tình, đạt lý, có mức án thấp để bị cáo sớm được về với gia đình, xã hội.

Hai nữ bị cáo còn lại trong vụ án là Thái Kiều Hương (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Vietsan) và Nguyễn Thị Kim Thoa (cựu Kế toán trưởng Công ty 1/5) người thì đề nghị HĐXX xem xét lại hành vi để xem xét công minh, người thì xin công bằng, không xin khoan hồng. Bị cáo Hương nói ngắn gọn: "Hôm nay thấy cái giá phải trả rất lớn". 

Theo cáo trạng, do PVP Land là cổ đông đang sở hữu 50,5% cổ phần của Công ty Xuyên Thái Bình Dương phải được PVC đồng ý mới thực hiện được nên Thái Kiều Hương gặp Đinh Mạnh Thắng – là người có thể tác động đến Trịnh Xuân Thanh để nhờ Thắng liên hệ gặp Thanh, đặt vấn đề cho PVP Land thoái vốn tại dự án Nam Đàn Plaza. Tại cuộc gặp, Thanh thừa nhận Thắng đã đặt vấn đề đề nghị Thanh quan tâm, ủng hộ PVP Land thoái vốn tại Dự án Nam Đàn Plaza.

Sau đó, Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo Đào Duy Phong (nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land) đứng ra thu xếp việc mua bán. Phong đã ký tờ trình gửi PVC phê duyệt phương án bán hơn 12 triệu cổ phần với giá 13.578 đồng/cổ phần, tương đương giá 34 triệu đồng/m2 đất tại dự án Nam Đàn Plaza và được Trịnh Xuân Thanh đồng ý. Sau khi mua được, Lê Hòa Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng và dịch vụ 1/5), đã chuyển nhượng cổ phần với cổ đông của Công ty Xuyên Thái Bình Dương với giá 52 triệu đồng/m2 (chênh lệch 18 triệu đồng/m2), thu tổng số tiền chênh lệch hơn 87 tỷ đồng. Hậu thương vụ trên, Thái Kiều Hương đã đưa 14 tỷ đồng để "lại quả" cho Trịnh Xuân Thanh. Ngoài ra, Lê Hòa Bình còn chuyển cho Đào Duy Phong 10 tỷ đồng, Đặng Sỹ Hùng 20 tỷ đồng, Đinh Mạnh Thắng 5 tỷ đồng.

Đọc thêm

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.