Sáng mãi một nhân cách cao cả mà bình dị

Cố Thủ tướng Phan Văn Khải.
Cố Thủ tướng Phan Văn Khải.
(PLO) - Vào 11h ngày 22/3/2018, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã vĩnh viễn trở về đất mẹ theo đúng ý nghĩa của từ này. Mộ của ông nằm bên người vợ hiền trong nghĩa trang gia đình tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, quê hương ông.

Khi chiếc linh xa chở thi hài ông rời dinh Thống Nhất, nơi vừa tổ chức nghi lễ quốc gia trọng thể truy điệu ông thì bên ngoài, suốt dọc hành trình trở về đất mẹ của ông đã có hàng vạn người dân đứng chờ tiễn biệt. Tại quê hương ông, bà con, cô bác lập bàn thờ vong ven đường, trong ngõ, hương khói tưởng niệm ông. Trường hợp của ông đã ứng vào câu ca dân gian: “Thương dân, dân lập đền thờ...”.

“Cái quan định luận”, giới nghiên cứu chính trị - xã hội phong danh ông là “nhà kỹ trị” trong vai trò người đứng đầu Chính phủ hai nhiệm kỳ. Những gì mà ông mang lại cho công cuộc chấn hưng đất nước trong giai đoạn khó khăn khó mà kể xiết nhưng những việc làm cụ thể để phát triển kinh tế thì giới doanh nhân Việt Nam hẳn nhớ rõ ông đã “trả lại tên” cho họ như thế nào, tạo điều kiện ra sao để họ phát huy sự đóng góp của mình trong công cuộc dựng xây đất nước.

Ông cũng là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Việt Nam sau năm 1975 thăm Mỹ và Canada, khôi phục mối bang giao hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Ông đóng góp rất lớn trong việc đưa Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới, WTO là một ví dụ. Cả nội trị và ngoại giao, ông đều xuất sắc, là tấm gương về sự tận tụy, chân thành.

Điều đáng nói nhất trong con người cán bộ cách mạng Phan Văn Khải là tư tưởng vì dân, không chỉ thể hiện ở lời nói mà còn là hành động. Ông sống bình dị, cởi mở, quan tâm đến mọi người, hòa đồng với cư dân, chân tình với đồng chí, bạn bè nên đám tang ông, những người nông dân lặn lội đêm hôm, đưa cả gia đình đến viếng. Có người dân, chưa một lần gặp ông mà họ đến gia đình tang chủ, quỳ lạy trước bàn thờ như con cháu trong nhà, khóc thương ông như vừa mất đi một người cha chú. Bà con, cô bác láng giềng gọi ông hết sức thân thương bằng cái tên chú Sáu, cậu Sáu, bác Sáu,... hoặc đơn giản là anh Hai Khải. Một vị từng là nguyên thủ quốc gia mà được dân thường trìu mến đến thế quả là chuyện hiếm!

 “Hổ chết để da, người ta chết để tiếng”. Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tạ thế để lại không chỉ tiếng thơm cho riêng ông mà cho cả đồng chí, đồng nghiệp và một thế hệ cán bộ cách mạng hết lòng vì nước, vì dân. Ngọn lửa đời ông đã tắt nhưng lại thắp sáng lên trong hàng triệu con tim về sự ấm áp tình người, niềm tin vào tương lai tốt đẹp của đất nước do những người con ưu tú của Tổ quốc như ông góp phần dựng xây. Ông đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng cuộc đời ông, sự cống hiến của ông, đặc biệt là nhân cách cao cả và bình dị của ông còn sáng mãi trong lòng dân tộc. Ông đi vào lịch sử với tư cách một nhà lãnh đạo đất nước tiêu biểu trong một giai đoạn chấn hưng đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.