Sáng kiến nhà an toàn chống chịu bão lụt giúp hàng ngàn hộ dân nghèo miền Trung

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tính đến nay, 4.100 ngôi nhà an toàn chống chịu bão, lụt đã được hỗ trợ xây dựng cho những hộ dân nghèo ở các tỉnh ven biển miền Trung. 
Một ngôi nhà chống lũ cho người dân ở tỉnh Quảng Ngãi.

Một ngôi nhà chống lũ cho người dân ở tỉnh Quảng Ngãi.

Đây là một sáng kiến chung giúp cộng đồng chống chọi với các rủi ro và tác động liên quan đến khí hậu đã được khởi xướng dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Xây dựng, với sự hợp tác chặt chẽ của UNDP và Quỹ Khí hậu Xanh. Sáng kiến này kết hợp hỗ trợ viện trợ không hoàn lại và chương trình nhà ở quy mô lớn của Chính phủ để xây dựng các ngôi nhà chống bão và lũ lụt ở một số địa điểm dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhất của Việt Nam.

Đó chính là nội dung được đưa ra trong sự kiện bên lề “Nhà an toàn chống chịu bão, lụt: Mô hình thành công và hướng đi trong thời gian tới", nằm trong khuôn khổ hội nghị quốc tế “Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu", do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức. Hội nghị nhằm chia sẻ mô hình nhà an toàn chống chịu bão, lụt đã được hỗ trợ xây dựng bởi Chính phủ Việt Nam và UNDP từ năm 2018 tới nay.

Tham dự đại biểu gồm đại diện UNDP, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân và Sở Tài nguyên Môi trường của 28 tỉnh ven biển, các đại sứ quán, lãnh đạo của các Tổ chức Quốc tế, các Tổ chức Phi chính phủ và các quốc gia ven biển, chuyên gia trong và ngoài nước đang tham dự trực tuyến và các hộ dân hưởng lợi.

Tham gia trực tiếp tại sự kiện có bà Nguyễn Thị Huyên (xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) - trái và bà Hoàng Thị Thoàn (thôn Phú Lộc, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) - phải; để chia sẻ thực tế về ngôi nhà an toàn chống chịu bão, lụt. Ảnh: UNDP Việt Nam.

Tham gia trực tiếp tại sự kiện có bà Nguyễn Thị Huyên (xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) - trái và bà Hoàng Thị Thoàn (thôn Phú Lộc, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) - phải; để chia sẻ thực tế về ngôi nhà an toàn chống chịu bão, lụt. Ảnh: UNDP Việt Nam.

Tháng 9, 10 năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hứng chịu liên tiếp hai cơn bão mạnh số 5 và số 9 và trận lũ lụt lịch sử, nước mênh mông khắp nơi. Là vùng thấp trũng, khu vực nhà bà Hoàng Thị Thoàn bị ngập sâu nhất, mức ngập lên tới 1,4 mét nhưng với kết cấu nhà an toàn có sàn chống lụt lên tới 2,5 mét, cùng với lan can tầng 2 kiên cố, đã đảm bảo cho cụ Thoàn thoát hiểm an toàn và được cứu hộ tiếp cận trong đợt bão lịch sử này.

Bà Thoàn chia sẻ, bà rất phấn khởi khi được ở trong ngôi nhà và trong năm nay khi bão lũ tới, bà cũng cảm thấy bớt lo lắng hơn những năm trước đây. Trong khi các nhà khác phải di dời, bà Thoàn vẫn có thể sống được trong nhà an toàn.

Mặt khác, bà Nguyễn Thị Huyên, hiện đang sinh sống tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, kể lại: "Vào đợt bão số 9 năm 2020, trong khi các nhà xung quanh phải di dời đến nơi an toàn thì riêng nhà tôi và hai hộ dân nữa được ở trong ngôi nhà an toàn”. Bà cho biết, ngôi nhà cũ của bà bị cơn bão năm 2019 tàn phá, chỉ còn mỗi cái vách. Sau này nhờ sự hỗ trợ của địa phương, gia đình bà được ở trong ngôi nhà an toàn vào tháng 3/2020. Khi được hỏi giờ gặp bão lũ bà còn cảm thấy sợ không, bà trả lời rằng hiện nay đã không còn cảm thấy sợ lũ như trước nữa bởi đã có ngôi nhà an toàn.

Phát biểu tại sự kiện, ông Trần Phước Hiền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung, hàng năm hứng chịu nhiều thiên tai bão, lụt. Đặc biệt những năm gần đây, tần suất bão, lụt xảy ra rất cực đoan, ảnh hưởng đến hàng ngàn hộ dân, gây thiệt hại lớn về nhà cửa, tài sản, hoa màu.

"Do tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu càng khó lường, ảnh hưởng nhiều đến các đối tượng người nghèo, cận nghèo, rất cần các cơ quan, cá nhân trong và ngoài nước quan tâm hỗ trợ trong thời gian tới. Thay mặt cho UBND tỉnh Quảng Ngãi tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các tổ chức, Nhà tài trợ và đặc biệt là UNDP đã và đang tiếp tục hỗ trợ rất hiệu quả cho tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của UNDP trong thời gian tới”, ông Hiền cho hay.

Bà Caitlin Wiesen - Đại diện thường trú của UNDP cho biết: “Tất cả những ngôi nhà này đã chống chọi rất tốt với những cơn bão liên tiếp và lũ lụt quy mô lớn đổ bộ vào Việt Nam vào năm 2020. Những căn nhà này đã bảo vệ an toàn cuộc sống và sinh kế của người dân và tại nhiều cộng đồng, và tại nhiều cộng đồng, những căn nhà này cũng đã bảo vệ những người hàng xóm sống gần đó. Chúng tôi cam kết xây dựng thêm 1.450 căn nhà, mở rộng đến tỉnh Bình Định và Cà Mau”.

Bà Caitlin Wiesen (thứ hai bên phải) chụp hình cùng bà Nguyễn Thị Huyên và bà Hoàng Thị Thoàn tại hội nghị. Ảnh: UNDP Việt Nam.

Bà Caitlin Wiesen (thứ hai bên phải) chụp hình cùng bà Nguyễn Thị Huyên và bà Hoàng Thị Thoàn tại hội nghị. Ảnh: UNDP Việt Nam.

Theo một nghiên cứu gần đây mà UNDP thực hiện với Bộ Xây dựng, hơn 110.000 gia đình vẫn sống trong tình trạng không có nhà ở an toàn trên 28 tỉnh ven biển, trong đó có hơn 25.000 ở các huyện ven biển.

Bà Caitlin cũng nói thêm: “Tổng chi phí khoảng 330 triệu đô la Mỹ để cung cấp nhà ở cho những người dễ bị tổn thương do khí hậu ở Việt Nam. Điều này có thể được thực hiện trong một nỗ lực hợp tác được lên kế hoạch tốt, kết hợp cả tài chính công và tư nhân. Đây là một khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo một Quá trình Chuyển đổi Khí hậu Công bằng mang lại lợi ích cho những người dễ bị tổn thương nhất và đang bị bỏ lại phía sau”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.