Sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh đậu mùa khỉ

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngay khi có thông tin về một trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Đắk Lắk, TS Trần Văn Giang, Phó Viện Trưởng Viện Đào tạo và nghiên cứu Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã chia sẻ về công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó dịch bệnh này tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Dịch bệnh đậu mùa khỉ (monkey pox) đang gia tăng trên toàn thế giới với gần 73.000 ca mắc tính đến ngày 13/10. Tại Việt Nam, hôm nay, 3/11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã có thông báo về trường hợp nghi mắc đậu mùa khỉ sau khi du lịch Nam Phi. Ngay sau đó, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk đã nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng chống bệnh, điều tra, xác minh trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà thực hiện việc cách ly phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ và truyền thông kiến thức phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ cho gia đình, cộng đồng xung quanh. Đồng thời lấy mẫu dịch từ vết tổn thương mụn đỏ trên da và ngoáy họng của bệnh nhân gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên làm xét nghiệm.

Trước đó, ngày 3/10, Bộ Y tế đã công bố ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên từ nước ngoài. Hiện sức khỏe của ca bệnh đầu tiên này đã ổn định, xuất viện và không bị bất kể biến chứng nguy hiểm nào của bệnh.

Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân đều được giám sát, theo dõi và không phát hiện thêm ca bệnh mới. Sau đó, một số trường hợp nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ khác cũng đã được quản lý và làm xét nghiệm khẳng định, nhưng đều cho kết quả âm tính với virus đậu mùa khỉ.

Dù miền Bắc chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ, nhưng các cơ sở y tế cũng đã kích hoạt sẵn các phương án ứng phó.

Cụ thể, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, TS Trần Văn Giang, Phó Viện Trưởng Viện Đào tạo và nghiên cứu Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết, nhằm chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh trên, với vai trò là bệnh viện đầu ngành về chuyên ngành truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã tiến hành các hoạt động cụ thể.

Bệnh viện đã thành lập Ban quản lý bệnh đậu mùa khỉ, gồm đại diện Ban Giám đốc, lãnh đạo các khoa phòng liên quan.

Đơn vị xây dựng phác đồ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh bệnh đậu mùa khỉ cấp quốc gia, bệnh viện và khoa phòng; Hiện nay phác đồ này đã được Bộ y tế phê duyệt theo quyết định số 2099/QĐ-BYT ngày 29/7/2022; Xây dựng quy trình tiếp đón, phân luồng và khu vực khám, điều trị bệnh nhân đậu mùa khỉ.

TS Giang thông tin thêm, bệnh viện đã tiến hành phổ biến kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ cho các bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên. Đặc biệt, khoa Virus- Ký sinh trùng nơi có nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh dịch do virus như COVID-19, cúm, thủy đậu... đã chuẩn bị sẵn các nguồn lực, cơ sở vật chất để tham gia tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân mắc hoặc nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ. Khoa khám bệnh đảm bảo phân luồng và bố trí khu vực khám người bệnh nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ. Đội cấp cứu ngoại viện sẵn sàng cho các hoạt động ứng phó khi có ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.

Các đơn vị khác như khoa Vi sinh – sinh học phân tử phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford đã chuẩn bị sẵn sàng hóa chất sinh phẩm để xét nghiệm chẩn đoán và sàng lọc ca bệnh dựa trên các kĩ thuật hiện đại PCR và giải trình tự gene; khoa Dược cũng sẵn sàng các thuốc điều trị. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn sẵn sàng với quy trình khử khuẩn và xử lý đồ vải, vật dụng liên quan đến người bệnh và người nghi nhiễm; Khoa Dinh dưỡng lên phương án cung ứng các suất ăn dinh dưỡng và nhu yếu phẩm cần thiết cơ bản tại giường bệnh.

Bên cạnh đó, Bệnh viện tiếp tục phối hợp với Tổ chức y tế thế giới (WHO) để triển khai các lớp đào tạo tập huấn cho các bệnh viện tuyến dưới về các biện pháp chăm sóc, điều trị bệnh nhân đậu mùa khỉ và phòng chống lây nhiễm trong cơ sở y tế. Phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương để khẳng định ca bệnh và phối hợp với các CDC địa phương để truy vết và giám sát ngoài cộng đồng.

"Hiện tại, việc phòng bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu dựa vào các biện pháp phát hiện sớm và cách ly ca bệnh đang được triển khai nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh trong khi vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ chưa được triển khai. Khi phát hiện có triệu chứng nghi ngờ của bệnh đậu mùa khỉ, người dân cần liên hệ sớm tới đường dây nóng của bệnh viện theo số điện thoại (024).3581 0172 để được tư vấn và điều trị sớm", TS Giang khuyến cáo.

Sở Y tế Hà Nội cũng đã có văn bản về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ gửi các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội; Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã. Theo đó, Sở Y tế Hà Nội cũng đã giao Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (chuyên khoa đầu ngành Truyền nhiễm) chủ trì, phối hợp với Bệnh viện Da liễu Hà Nội (chuyên khoa đầu ngành Da liễu) tiếp tục cập nhật kiến thức chẩn đoán, phòng, điều trị bệnh nhân nhiễm bệnh Đậu mùa khỉ cho các đơn vị trong ngành.

Bệnh viện Đa khoa Đống Đa tiếp nhận cách ly, điều trị các trường hợp mắc Đậu mùa khỉ trên địa bàn Hà Nội, là đầu mối chủ động phổi hợp với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và các cơ quan chuyên môn tuyến trên để cập nhật hướng dẫn, triển khai công tác cách ly, điều trị bệnh nhân mắc Đậu mùa khỉ.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.