Sẵn sàng lên “chuyến tàu 4.0”

VNPT hiện đã xây dựng chiến lược phát triển cho giai đoạn CMCN 4.0 và đang mở rộng hợp tác với nhiều trường ĐH trên cả nước để phát triển nguồn nhân lực
VNPT hiện đã xây dựng chiến lược phát triển cho giai đoạn CMCN 4.0 và đang mở rộng hợp tác với nhiều trường ĐH trên cả nước để phát triển nguồn nhân lực
(PLO) - Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng hiện hữu rõ nét, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng nằm trong số đó. Là một trong những doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin (VT-CNTT) chủ lực của đất nước, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã và đang khẳng định vị thế của mình cũng như chuẩn bị các nguồn lực để sẵn sàng lên “chuyến tàu 4.0”.

Xây dựng hạ tầng vững chắc cho cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) được coi là thời đại của vạn vật kết nối, của trí tuệ nhân tạo. Trong đó, hạ tầng VT - CNTT được coi là hạ tầng của hạ tầng, là nền tảng để triển khai những công nghệ nói trên. Một quốc gia muốn bắt nhịp được cuộc cách mạng này thì điều kiện tiên quyết là phải có hạ tầng VT - CNTT mạnh. 

Sau hơn 25 năm đổi mới ngành Viễn thông, Việt Nam đã có một hạ tầng VT - CNTT tương đối mạnh. Những công nghệ kết nối tiên tiến nhất như 3G, 4G, internet băng rộng cáp quang đã được triển khai rộng khắp cả nước. Là một trong những doanh nghiệp viễn thông chủ lực của quốc gia, VNPT đã và đang xây dựng một hạ tầng vững chắc cho quốc gia, đáp ứng điều kiện đầu tiên này.

Tới thời điểm hiện tại, VNPT đã có gần 60.000 trạm thu phát sóng di động các loại, trong đó phần lớn là 3G và 4G. Hiện, VNPT vẫn đang tiếp tục đầu tư bổ sung thêm các trạm thu phát sóng 4G mới. Theo kế hoạch, riêng trong năm 2017, VNPT sẽ lắp khoảng 21.000 trạm 4G mới để cung cấp dịch vụ tới tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Dù mới bắt đầu triển khai 4G trên diện rộng, song VNPT cũng đã bắt đầu tiếp cận với thế hệ công nghệ di động mới nhất hiện nay - 5G để sẵn sàng triển khai khi thời cơ chín muồi. 

Mạng băng rộng cố định của VNPT hiện đã phủ sóng 100% các xã trên cả nước, phần lớn trong số đó đã được quang hóa (khoảng 97% số xã). Thêm vào đó, giá thành các dịch vụ viễn thông của Việt Nam đang ở mức tương đối hợp lý so với mặt bằng chung của khu vực và trên thế giới. Ví dụ như một gói cước internet cáp quang tốc độ lên tới 30 Mbps của VNPT hiện chỉ chưa tới 200.000 đ/tháng. Chất lượng dịch vụ cũng tương đối tốt, thậm chí là còn tốt hơn so với một số quốc gia có nền kinh tế phát triển. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để các doanh nghiệp, cá nhân trên cả nước, từ thành phố tới khu vực vùng sâu vùng xa có thể thực hiện quá trình “chuyển đổi số” – việc bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong thời đại CMCN 4.0.

Khái niệm “chuyển đổi số” ở đây chính là việc phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. CMCN 4.0 với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đang tạo ra thách thức rất lớn đối với những doanh nghiệp mà sản xuất thủ công chiếm khối lượng lớn. Chỉ có chuyển đổi số, các doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được.

Sau hai năm chuyển hướng đẩy mạnh phát triển mảng CNTT, hiện VNPT đã xây dựng rất nhiều giải pháp trong các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp, du lịch… Nhiều giải pháp đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường và được triển khai rộng khắp cả nước. Ví dụ, Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện VNPT HIS được triển khai ở 7.000 cơ sở y tế trên cả nước, Hệ thống phần mềm quản lý trường học VnEdu được triển khai ở 12.000 trường học, cơ sở giáo dục trên cả nước… 

Cùng với các doanh nghiệp CNTT khác, VNPT đang xây dựng các giải pháp ứng dụng CNTT cho tất cả các lĩnh vực của đời sống, để tất cả các doanh nghiệp có đầy đủ công cụ thực hiện việc chuyển đổi số. “Trong cuộc CMCN 4.0, công nghệ chính là cốt lõi của mọi chiến lược của mỗi doanh nghiệp. Để bắt kịp xu hướng của cuộc CMCN 4.0, VNPT đang không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên các công nghệ mới với hạ tầng thông minh, kết nối thông minh và dịch vụ thông minh” - ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng Giám đốc VNPT chia sẻ.

VNPT đang có hơn 60.000 trạm thu phát sóng di động và con số này đang tiếp tục gia tăng. Mạng băng rộng cố định của VNPT hiện đã được kéo tới 97% số xã trên cả nước
VNPT đang có hơn 60.000 trạm thu phát sóng di động và con số này đang tiếp tục gia tăng. Mạng băng rộng cố định của VNPT hiện đã được kéo tới 97% số xã trên cả nước

Sẵn sàng lên chuyến tàu cách mạng công nghiệp 4.0

Bên cạnh đó, giống như tất cả các doanh nghiệp khác, VNPT cũng phải đối mặt với thách thức chuyển đổi số mà CMCN 4.0 đặt ra. Với đặc thù về lĩnh vực hoạt động, VNPT có những lợi thế nhất định trong quá trình chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để giải quyết những thách thức, đón đầu những thời cơ mà CMCN 4.0 đem lại.

VNPT là một trong số ít các doanh nghiệp Việt Nam là thành viên sáng lập của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Chính vì vậy mà VNPT đã được tiếp cận với những nội dung của CMCN 4.0 từ rất sớm - ngay từ phiên bản đầu tiên vào tháng 1/2016 - và tiếp tục được theo dõi quá trình hình thành và phát triển của CMCN 4.0 qua các hội nghị, diễn đàn của WEF sau đó.

Việc được tiếp cận sớm với CMCN 4.0 đã giúp VNPT sớm bắt tay vào xây dựng chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp cũng như chiến lược phát triển nguồn nhân lực - hai yếu tố bắt quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi số.

Ngay sau khi có thông tin về CMCN 4.0, VNPT đã chủ động nắm bắt và tổ chức tìm hiểu về nội dung này, đồng thời xây dựng kế hoạch và các chương trình cụ thể cần phải làm. Tới thời điểm hiện tại, VNPT đã xây dựng chiến lược phát triển của Tập đoàn giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2030 (Chiến lược VNPT3.0). Trong đó, đưa ra những mục tiêu và hành động cụ thể cần phải làm để tiếp cận, dành lợi thế trong CMCN 4.0.

Trong chiến lược phát triển này, VNPT sẽ chuyển đổi mạnh mẽ từ một nhà cung cấp dịch vụ VT - CNTT truyền thống sang trở thành một nhà cung cấp dịch vụ số. Khái niệm dịch vụ số này khác xa với khái niệm dịch vụ nội dung số trước đây. Đó là tất cả những dịch vụ tận dụng nền tảng công nghệ để giúp các doanh nghiệp thực hiện  việc chuyển đổi số. Hiện VNPT đã có các giải pháp trong lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp… và tới đây sẽ tiếp tục mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nữa. Mục tiêu của VNPT là tới năm 2025 các dịch vụ này sẽ chiếm từ 40% - 50% tổng doanh thu của Tập đoàn. 

Để hiện thực hóa được chiến lược đó, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một nguồn nhân lực có những kỹ năng và kiến thức cần thiết. Qua lịch sử hơn 70 năm hình thành và phát triển, VNPT đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ có nền tảng tốt về VT - CNTT truyền thống. Tuy nhiên khi chuyển sang kinh doanh các dịch vụ số, yêu cầu tiếp cận với tầm khu vực và thế giới thì vẫn còn khoảng cách rất lớn và thay đổi là điều vô cùng cần thiết.

Xác định được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong bối cảnh mới, VNPT đã bắt tay vào xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực riêng với các kế hoạch cụ thể nhằm đạt mục tiêu từ nay tới năm 2020 sẽ bổ sung khoảng 5.000 nhân lực mới để tiếp cận các dịch vụ số.

Để thực hiện mục tiêu này trong thời gian qua VNPT đã thực hiện hàng loạt chương trình hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với các trường đại học trên cả nước, không chỉ riêng trong lĩnh vực VT - CNTT mà trong nhiều lĩnh vực khác như y tế, nông nghiệp… để phục vụ việc mở rộng giải pháp cho các lĩnh vực này.

Với thế mạnh về hạ tầng kết nối, đã xây dựng chiến lược chuyển đổi và đang nhanh chóng hình thành, bồi dưỡng nguồn nhân lực, hiện VNPT đã sẵn sàng để lên chuyến tàu CMCN 4.0.

Đọc thêm

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Công bố Quyết định chỉ định nhân sự Bí thư Đảng ủy HUD

Ông Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối trao quyết định cho ông Đậu Minh Thanh.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa công bố Quyết định số 2275-QĐ/ĐUK về việc chỉ định ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng uỷ HUD, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

PVOIL có Tổng giám đốc mới

Chủ tịch HĐTV Cao Hoài Dương (bìa phải) trao quyết định cho tân Tổng Giám đốc PVOIL.
(PLVN) -  Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) vừa tổ chức Lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ, chức danh Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PVOIL

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Quy định đánh thuế phù hợp với thuốc lá, nước giải khát có đường

Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường chiều ngày 27/11/2024. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và nước giải khát có đường được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tháo gỡ các 'điểm nghẽn' pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
(PLVN) -  Đó là yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra trong buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp (ngày 7/11/2024). Một trong những “điểm nghẽn” đang nhận được sự quan tâm đặc biệt là tháo gỡ vướng mắc cho các dự án PPP đã đưa vào khai thác vận hành. Các chuyên gia cho rằng, sửa Luật PPP là giải pháp tiên quyết để thúc đẩy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư PPP.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'
(PLVN) - Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO - mã chứng khoán: PGI) vừa tổ chức phiên họp Hội đồng quản trị lần thứ 03 nhiệm kỳ thành viên Hội đồng quản trị 2024 - 2029 đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh 9 tháng đầu năm, các giải pháp trọng tâm quý IV /2024, đồng thời định hướng xây dựng kế hoạch năm 2025.