Sẵn sàng khởi công dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà ga hành khách sân bay Tân Sơn Nhất đã được chủ đầu tư hoàn tất thủ tục, sẵn sàng khởi công. Vướng mắc của dự án là mặt bằng chưa được giao.
Thiết kế 3D dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
Thiết kế 3D dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Trao đổi với PLVN, đại diện chủ đầu tư dự án là Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, tính đến thời điểm này, mọi thủ tục để khởi công dự án T3 đã sẵn sàng, từ công tác thiết kế, thủ tục rà phá bom mìn, đấu thầu lựa chọn đơn vị thi công. Hiện, nhân lực, máy móc thiết bị đã được chủ đầu tư và các nhà thầu chuẩn bị sẵn để khởi công. “ACV đang đợi giao đất. Khi chúng tôi nhận đất là khởi công luôn” - ông Lại Thanh Xuân – Chủ tịch ACV nói với PLVN.

Theo ACV, trong gần 2 năm nay, sau khi T3 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với công suất thiết kế 20 triệu hành khách/năm, đơn vị đã triển khai các quy trình thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án, bao gồm khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, triển khai thiết kế cơ sở, thiết kế phòng cháy chữa cháy…

Đồng thời, rà soát tính toán tổng mức đầu tư dự án, đảm bảo không vượt vốn đầu tư của dự án khoảng 10.990 tỷ đồng bằng nguồn vốn của ACV (không dùng ngân sách Nhà nước). Quá trình triển khai đến nay, công tác chuẩn bị và phê duyệt dự án đã hoàn thành với các công đoạn khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và tổ chức thực hiện các thủ tục rà phá bom mìn.

Mới đây, ACV cũng đã tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công phần móng trong tháng 3/2022, mở thầu ngày 5/5 mới đây. Phần thiết kế kỹ thuật còn lại của dự án cơ bản đã hoàn tất, dự kiến trình thẩm định vào cuối tháng 5/2022.

Theo ACV, dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất phải hoàn thành sau 37 tháng kể từ tháng 5 năm nay theo Quyết định ngày 19/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Hơn nữa, hiện nhà ga T1 đang quá tải, trong khi thị trường hàng không đang phục hồi mạnh mẽ, nếu việc giao đất diễn ra chậm, sẽ ảnh hưởng đến tiến độ dự án, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành hàng không Việt Nam khi Tân Sơn Nhất là sân bay quan trọng bậc nhất Việt Nam. “Việc đẩy nhanh công tác bàn giao đất để khởi công dự án trong tháng 5/2022 là rất cấp thiết để đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án” - đại diện ACV cho biết.

Theo tìm hiểu của PLVN, nhu cầu sử dụng đất (SDĐ) cho nhà ga hành khách T3 là 16,37ha, nằm trong diện tích đất được quy hoạch bổ sung ở phía Nam. Theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng và UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp điều chỉnh Kế hoạch sử dụng Quốc phòng, và UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp điều chỉnh Kế hoạch SDĐ từ đất quốc phòng sang đất giao thông, trình Chính phủ phê duyệt, tổ chức trình tự thủ tục bàn giao đất thực hiện dự án theo đúng quy định.

Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 424 ngày 3/4/2021, cho phép triển khai song song quy hoạch đất quốc phòng và quy trình giao đất, chỉ đạo UBND TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh công tác lập và phê duyệt kế hoạch SDĐ 5 năm (2021-2025), kế hoạch SDĐ 2021 quận Tân Bình với khu đất xây dựng T3.

Đến nay, phương án sắp xếp tài sản nhà đất theo quy trình đã được Bộ Quốc phòng hoàn tất. TP Hồ Chí Minh đã có ý kiến đồng thuận và đang lấy ý kiến Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giao đất cho thành phố này tổ chức công tác giải phóng mặt bằng, giao đất cho ACV thực hiện dự án.

Theo quyết định của Thủ tướng, nhà ga hành khách T3 có công suất 20 triệu hành khách/năm, có các công trình phụ trợ đồng bộ, phục vụ khai thác khách nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất, phù hợp với quy hoạch và phân chia sản lượng khai thác giữa sân bay Long Thành, giảm tải cho nhà ga T1 hiện đang quá tải, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

 Khu TĐC thôn Chum Tam nằm bên thung lũng ruộng bậc thang cùng thác nước rất đẹp.

Khu tái định cư bị bỏ hoang tại Kon Tum: Bài 2 - UBND huyện Tu Mơ Rông đề xuất chuyển sang phát triển du lịch

(PLVN) - Khi mới thành lập, khu tái định cư (TĐC) làng Chum Tam, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum được đánh giá cảnh quan tuyệt đẹp với địa hình thoải dốc, gần hai khu thác hùng vĩ, phía dưới là thung lũng với ruộng bậc thang thơ mộng… Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, cả 75 hộ đều bỏ về làng cũ.
Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

(PLVN) - Thị trấn (TT) Vũng Liêm là nơi tập trung các cơ quan hành chính, địa bàn phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn 2020-2025, TT Vũng Liêm được tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân với kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quyết tâm về đích lộ trình phát triển thị trấn lên đô thị loại IV.
 Đoàn giám sát khảo sát tại địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình. (Ảnh: Thùy Chi)

Cần sớm quy hoạch 1/500 các khu dân cư khu vực bãi sông địa bàn Tp Hà Nội

(PLVN) - Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra mới đây, các đại biểu chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương của TP về một số vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội.