Sản phụ mang song thai hiếm, 1 trong và 1 ngoài tử cung

Sau ca phẫu thuật, sức khỏe sản phụ đã ổn định. Ảnh: Báo Sk&ĐS
Sau ca phẫu thuật, sức khỏe sản phụ đã ổn định. Ảnh: Báo Sk&ĐS
(PLVN) - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa thực hiện phẫu thuật nội soi thành công cho sản phụ mang song thai thụ tinh ống nghiệm hiếm gặp: Một thai trong tử cung và một thai ngoài tử cung.

Sản phụ T.T.L (36 tuổi) trú tại Đầm Hà - Quảng Ninh chuyển 2 phôi trong quá trình thực hiện IVF (thụ tinh ống nghiệm) tại một cơ sở y tế. Rạng sáng ngày 19/9, bệnh nhân thấy đau bụng đột ngột, đau dữ dội liên tục tại vùng hạ vị, buồn nôn nhưng không nôn được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

Chị L cho biết, cách đây 13 năm bệnh nhân đã mổ mở chửa ngoài tử cung và mổ nội soi ruột thừa năm 2022.

Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã nhanh chóng thực hiện thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Kết quả siêu âm cho thấy, chị L. mang song thai nhưng 2 thai nằm ở 2 vị trí khác nhau: Một thai nằm gọn trong buồng tử cung phát triển bình thường. Thai còn lại nằm ngoài buồng tử cung, phát triển ở eo vòi tử cung bên phải có hiện tượng vỡ.

Nhận thấy tình trạng nguy cấp, bác sĩ trực đã hội chẩn ban lãnh đạo, các bác sĩ Sản khoa, Ngoại khoa, Gây mê hồi sức thống nhất: Bệnh nhân cần phẫu thuật nội soi cấp cứu loại bỏ khối chửa ngoài tử cung. Đồng thời lựa chọn phương pháp gây mê thích hợp nhất nhằm đảm bảo cuộc mổ diễn ra an toàn, giảm tác dụng phụ tối đa cho thai nhi đang phát triển trong tử cung.

Kết quả qua quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt bỏ khối phôi thai ngoài tử cung và giữ thai nhi trong tử cung.

Hiện tại, sản phụ đã tỉnh táo, thai nhi trong tử cung phát triển bình thường. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và chăm sóc tại bệnh viện.

Bác sĩ Lê Thu Hoài - Trung tâm Y tế Huyện Tiên Yên cho biết: Việc cùng lúc mang thai đôi trong đó 1 thai ngoài tử cung, 1 thai trong tử cung là đặc biệt hiếm gặp. Nếu phát hiện muộn, không can thiệp kịp thời, thai ngoài tử cung có thể dẫn đến các biến chứng vỡ, chảy máu ồ ạt, đe dọa sức khỏe cho cả mẹ và thai còn lại.

Theo y văn thế giới, một thai trong và một thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ 1/30.000 trường hợp mang thai tự nhiên và 1/125 ca thai ngoài tử cung. Riêng thai thụ tinh trong ống nghiệm, tỷ lệ song sinh bất thường cao hơn. Vị trí song thai ngoài và trong tử cung thường nằm ở cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, vùng sẹo mổ lấy thai. Nếu không can thiệp kịp thời, thai ngoài tử cung có thể vỡ, chảy máu ồ ạt, đe dọa sức khỏe cả mẹ và thai còn lại.

Thai ngoài tử cung bình thường dễ phát hiện nhờ siêu âm. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các tai biến sản khoa ở ba tháng đầu thai kỳ. Qua đây bác sĩ khuyến cáo triệu chứng thường gặp là tắt kinh, có khi chậm kinh vài ngày hoặc rối loạn kinh nguyệt, có thể có dấu hiệu nghén, vú căng. Bệnh nhân đau bụng vùng hạ vị, một bên, âm ỉ, ra máu màu nâu đen có khi lẫn màng, không đông. Thai ngoài tử cung gây nguy hiểm tính mạng do mất máu, ảnh hưởng sức khỏe, vô sinh. Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản cần đi khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...