Sản phụ dễ tử vong nếu bị tăng huyết áp sau sinh

Sản phụ dễ tử vong nếu bị tăng huyết áp sau sinh
(PLO) - Chúng ta thường chỉ quen với các triệu chứng tiền sản giật khi mang thai, tuy nhiên 6 tuần sau sinh, tiền sản giật vẫn ảnh hưởng đến sản phụ và đôi khi gây thiệt mạng.
Sarah Hughes, 38 tuổi, đang sống tại bang Philadelphia (Mỹ) đã có một thai kỳ thật dễ chịu và cô sinh đứa con thứ hai rất bình thường vào tháng 10/2010. Tuy nhiên chỉ 5 ngày sau sinh, cô đã gặp một triệu chứng kỳ lạ: “Tôi thức giấc trong cảm giác như bị một con voi đang dẫm lên ngực mình. Tôi cảm thấy chóng mặt và gần như không thở được”.
Khi chồng cô gọi điện cho bác sĩ thì được khuyên phải đưa cô đến bệnh viên ngay lập tức. Huyết áp của cô lên đến 220/100 và da cô thì chuyển sang sẫm lại. Cô buộc phải thở bằng bình oxy vì nồng độ oxy trong máu của cô đã giảm xuống dưới mức 85%, trong khi của người bình thường là 95 đến 100%, và dưới 90% đã bị xem là thấp. Sau 6 giờ nằm ở phòng cấp cứu, Hughes được chuyển xuống phòng hậu sản với chẩn đoán tiền sản giật sau khi sinh, một hiện tượng cao huyết áp có thể đe dọa tính mạng, gây co giật, đột quỵ và thậm chí tử vong.
Amy Keyishia, 47 tuổi, một nhà văn đang sống tại San Francisco cũng bị tiền sản giật sau khi sinh hai cô con gái, hiện đã 5 tuổi và 3 tuổi. Lần đầu tiên khi bác sĩ khám lại sau sinh, họ phát hiện cô bị cao huyết áp. Bác sĩ yêu cầu cô ở lại bệnh viện, và cũng yêu cầu cô sau này không được lái xe ở bất kỳ thời điểm nào để tránh nguy cơ đột quỵ. Sau đó, Keyishia đã cảnh báo các bà mẹ khác phải nhận thức được khả năng của tiền sản giật sau khi sinh trong một bài viết trên blog của mình: "Tiền sản giật sau sinh, nó có thể giết bạn": "Sinh con là tự nhiên và tuyệt vời, nhưng bạn có thể bị cao huyết áp mà không biết. Hãy kiểm tra xem huyết áp ở nhà hay tại bệnh viện, nhưng cần phải kiểm tra nó".
Còn Hughes hiện nay cũng là một tình nguyện viên của Quỹ Tiền sản giật (Mỹ), cô giúp mọi người nâng cao nhận thức về tình trạng này, tuy hiếm nhưng có thể lấy đi tính mạng của sản phụ. Cô viết về những trải nghiệm của mình và nói rằng cô rất sốc khi các cộng đồng y tế không thường xuyên thông báo cho sản phụ về các triệu chứng này trước khi họ được xuất viện.
Theo Quỹ Tiền sản giật, tăng huyết áp do mang thai, hay còn gọi là tiền sản giật, hoặc nhiễm độc thai nghén là một biến chứng khi mang thai với đặc trưng là huyết áp cao, phù nề do giữ nước, có đạm trong nước tiểu. Trung bình cứ 12 phụ nữ thì có 1 người mắc chứng bệnh này. Và trong số đó, có 5,7% sẽ phát triển thành tiền sản giật sau sinh, khiến 76.000 phụ nữ trên thế giới tử vong mỗi năm.
Eleni Tsigas, giám đốc điều hành tổ chức này nhận xét: "Tiền sản giật là một rối loạn tăng dần và nó sẽ không dừng lại một khi đã bắt đầu. Nếu bạn không điều trị để kìm nó lại thì nó sẽ trở nên ngày một tồi tệ hơn. Thông thường huyết áp cao sẽ được giải quyết sau khi sinh, nhưng tiền sản giật sau sinh, mặc dù hiếm hơn, vẫn có thể phát triển trong vòng 6 tuần sau sinh".
Các triệu chứng của tiền sản giật sau sinh bao gồm: Cao huyết áp, đạm dư thừa trong nước tiểu, đau đầu nghiêm trọng, mắt mờ hay nổ đom đóm mắt, đau bụng trên - thường là phía dưới xương sườn bên phải, buồn nôn hoặc nôn mửa, giảm đi tiểu, và tăng cân đột ngột.
Theo tiến sĩ Fadi Khoury, một chuyên gia về chăm sóc bà mẹ và trẻ em tại bệnh viện Cleveland: "Chúng tôi không biết lý do hoặc cơ chế tại sao tiền sản giật xảy ra, nhưng có thể có liên quan đến nhau thai". Tiến sĩ cũng cảnh báo những người sinh con so, sinh con khi mẹ trên 35 tuổi, những người bị cao huyết áp hoặc mắc bệnh thận có nguy cơ tiền sản giật sau sinh cao hơn.
Khoury lưu ý rằng mặc dù bác sĩ sản khoa nhận thức được căn bệnh này nhưng họ có thể "bỏ lỡ" các triệu chứng khởi phát sau sinh do người mẹ sinh thường được xuất viện chỉ sau 1, 2 ngày. Những người sinh mổ được nằm viện lâu hơn, và điều này sẽ có lợi hơn nếu họ bị cao huyết áp.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.