'Sân chơi trí tuệ' nhằm đẩy mạnh dạy, học tiếng Anh trong các trường Quân đội:

Buổi giao lưu với các sĩ quan nước ngoài tại Học viện Hải quân.
Buổi giao lưu với các sĩ quan nước ngoài tại Học viện Hải quân.
(PLO) - Những năm qua, các học viện nhà trường Quân đội đã thực hiện tốt các chủ trương về công tác dạy ngoại ngữ. Tuy nhiên, các hoạt động dạy và học còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chất lượng dạy và học ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống nhà trường Quân đội trở thành một nhiệm vụ cấp bách.

Nhằm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhất là trình độ ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ sư phạm, tổ chức đào tạo phù hợp nhất với sự phát triển của thực tiễn xây dựng Quân đội cũng như nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, những năm qua, mỗi năm Quân đội cử hơn 600 cán bộ, học viên đi học ở nước ngoài, riêng năm 2017 cử được hơn 800 học viên.

Từ đầu năm 2018 đến nay, có 370 học viên đi vào đầu năm và đợt ngày 28/8 có 280 người, trong đó có 5 cán bộ là Lữ đoàn trưởng, Phó Lữ đoàn trưởng và Trung đoàn trưởng. Năm học 2017-2018, có hơn 150 học viên tốt nghiệp đào tạo cấp phân đội bậc đại học ở nước ngoài về nước, trong đó hơn 70% đạt loại giỏi, xuất sắc.

Hưởng ứng phong trào thi đua Học tốt, rèn nghiêm, cán bộ, giảng viên, học viên các Học viện, Nhà trường trong Quân đội đã phát huy mạnh mẽ tinh thần sáng tạo trong dạy, học và nghiên cứu khoa học, đạt được nhiều thành tích cao.

Trong xu thế hội nhập quốc tế và quá trình hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc quân sự, Trường Sĩ quan Thông tin đã không ngừng nâng cao năng lực về ngoại ngữ của cả thầy và trò đáp ứng yêu cầu khai thác, làm chủ trang bị, khí tài thông tin hiện đại.

Chính nhờ vậy, đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên của nhà trường có trình độ tiếng Anh khá, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và đối ngoại quốc phòng.

Trường sĩ quan thông tin đổi mới, nâng cao chất lượng dạy, học tiếng Anh từ năm 2009. Nếu như trước năm 2009, số giờ huấn luyện tiếng Anh cơ bản của nhà trường chỉ là 150 tiết thì đến nay đã nâng lên 300 tiết. Hiện giảng viên bộ môn Tiếng Anh của trường đều có trình độ đại học chuyên ngữ tiếng Anh, năng lực tiếng Anh đạt bậc 5 (C1) trở lên. 

Việc học tiếng Anh ở Trường Sĩ quan Chính trị được lồng ghép trong các hoạt động, từ duy trì chế độ thể dục buổi sáng, chào và báo cáo giảng viên bằng tiếng Anh, đến việc ghi bảng tin thi đua, lịch công tác, pa-nô, khẩu hiệu, bảng, biểu tuyên truyền…, đều được sử dụng linh hoạt bằng tiếng Anh hoặc song ngữ Việt-Anh.

Nếu trước đây, việc học ngoại ngữ của học viên chỉ trong năm thứ hai thì nay, môn học này diễn ra từ năm thứ hai đến năm cuối. Với phương châm “vừa học, vừa làm, khó đâu, gỡ đấy”, nhiều đơn vị đã sáng tạo những cách làm hay, sáng tạo, như: Mô hình “Mỗi ngày một ngữ cảnh tiếng Anh”; “Chi đoàn ngoại ngữ-tin học”; “Mỗi tuần một topic”; “Học tiếng Anh qua bài hát”; “Học tiếng Anh qua bài thơ tự sáng tác”… Hình thức xã hội hóa được triển khai sâu rộng để mỗi học viên có thể học tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi, tạo chiều sâu, rộng khắp trong toàn trường.

Vào tháng 11 và 12/2018, Học viện Hải quân sẽ tổ chức cho 3 nghiên cứu sinh bảo vệ luận án bằng tiếng Anh (đợt 1). Đây là việc làm rất khó vì như vậy đòi hỏi không chỉ nghiên cứu sinh mà cả người hướng dẫn, hội đồng chấm luận án, những người được đọc và nhận xét luận án (khoảng vài chục người) phải thông thạo tiếng Anh.

Đại tá, TS Nguyễn Đức Nam - Phó Giám đốc Học viện cho biết: “Vừa qua, Học viện Hải quân đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học “An ninh hàng hải trên Biển Đông, những thách thức đối với nhiệm vụ giáo dục-đào tạo tại Học viện Hải quân” theo tiêu chuẩn hội thảo quốc tế; tọa đàm thanh niên “Tuổi trẻ với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc” sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh, được cấp trên đánh giá cao. Cán bộ, giảng viên của Học viện tham gia nhiều hội thảo trong nước và quốc tế… đây là tiền đề và bước chuẩn bị cơ bản để tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ bằng tiếng Anh”.

Trước đó, vào ngày 28/5, trong khuôn khổ các hoạt động Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2018, Học viện Hải quân tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm dạy và học ngoại ngữ với sĩ quan Hải quân Mỹ, Úc.

Với không khí vui vẻ, cởi mở, các bên đã trao đổi nhiều thông tin về chương trình huấn luyện sĩ quan của Học viện Hải quân Hoa Kỳ và Úc; kinh nghiệm dạy và học tiếng Anh cho sĩ quan Hải quân; phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh; kinh nghiệm tổ chức, tham gia các hoạt động chuyên môn có tính chất quốc tế về hỗ trợ nhân đạo, y học dưới nước và cứu trợ thảm họa…

Trong ngày 28/8, tại Học viện Phòng không - Không quân, Cục Nhà trường Bộ Tổng Tham mưu đã tổ chức Hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh trong các học viện, nhà trường quân đội.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận vào 2 vấn đề: Đưa môn ngoại ngữ vào thi tốt nghiệp năm 2019 tại các học viện nhà trường đào tạo sĩ quan trình độ cấp phân đội và triển khai một số nhiệm vụ cấp bách nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh trong các học viện, nhà trường Quân đội; thực trạng thiết bị đào tạo, nguồn lực công nghệ thông tin để xây dựng nhà trường thông minh, định hướng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Sĩ quan quân đội-thủ khoa trường nước ngoài

Tại Lễ tuyên dương học viên tốt nghiệp thủ khoa, xuất sắc năm 2018, lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã gặp mặt, tuyên dương học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học tốt nghiệp thủ khoa, xuất sắc và học viên đạt giải nhất các kỳ thi quốc tế, quốc gia và thi Olympic các học viện, trường sĩ quan, đại học năm 2018.

Có 96 học viên được tuyên dương vì có thành tích xuất sắc trong học tập, công tác và nghiên cứu khoa học, trong đó có cả các thủ khoa học tại các trường ở nước ngoài. Trung tướng Trần Hữu Phúc-Cục trưởng Cục Nhà trường cho biết: “Năm học 2017-2018, có hơn 60 học viên đạt thủ khoa xuất sắc, 30 học viên đạt giải nhất các kỳ thi Olympic quốc gia và Olympic toàn quân; hơn 400 đề tài, sáng kiến, chuyên đề khoa học được nghiệm thu”.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.