Sai phạm tại hai dự án Bộ GTVT làm chủ đầu tư tăng giá trị dự toán hàng chục tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo kết luận Thanh tra của Bộ Xây dựng, qua công tác thanh tra đã phát hiện sai phạm tại hai dự án do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư khiến giá trị dự toán của một dự án tăng lên hơn 27 tỷ đồng và một dự án tăng vốn các gói thầu hơn 14 tỷ đồng.
Dự án cầu cạn đoạn Mai Dịch - nam Thăng Long đoạn qua công viên Hòa Bình (Ảnh: Báo Thanh niên)
Dự án cầu cạn đoạn Mai Dịch - nam Thăng Long đoạn qua công viên Hòa Bình (Ảnh: Báo Thanh niên)

Cụ thể, Dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 TP.Hà Nội (dự án 1) vi phạm trong lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng, làm tăng giá trị dự toán lên hơn 27 tỉ đồng và Dự án Cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn cảng hàng không quốc tế Nội Bài (dự án 2) phát hiện nhiều vi phạm, dẫn đến làm sai tăng vốn các gói thầu hơn 14 tỉ đồng.

Kết luận Thanh tra do ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng ký ban hành kết luận thanh tra. Hai dự án này có vốn đầu tư hàng nghìn tỉ đồng tại Hà Nội do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án Thăng Long (BQL DA Thăng Long) quản lý dự án.

Trong đó, dự án 1 được Bộ GTVT phê duyệt vào tháng 9.2013, dự kiến hoàn thành năm 2018, sau gia hạn đến tháng 12.2021. Dự án dài 5,36 km chạy qua 2 quận Cầu Giấy và Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội, có tổng vốn đầu tư hơn 5.343 tỉ đồng, qua thanh tra đã phát hiện nhiều vi phạm trong lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng, làm tăng giá trị dự toán lên hơn 27 tỉ đồng.

Thanh tra Bộ Xây dựng nêu rõ, vấn đề mua bảo hiểm cho người lao động trên công trường, theo Nghị định 119 năm 2015, mức tối thiểu là 100 triệu đồng/người, nhưng các nhà thầu thi công dự án như Công ty CP 412, Công ty CP 423, Công ty CP Licogi 12, Công ty TNHH Hải Ánh chỉ mua bảo hiểm cho người lao động với số tiền bảo hiểm 10 - 20 triệu đồng/người/vụ là sai hạn mức quy định.

Đơn vị quản lý dự án là Ban quản lý dự án Thăng Long không đăng tải công khai trên báo về kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu tư vấn thẩm tra dự án đầu tư xây dựng. Các nhà thầu nước ngoài thi công dự án vi phạm quy định, không báo cáo định kỳ với các cơ quan quản lý Việt Nam. Tại thời điểm thanh tra vào tháng 3.2022, dự án vẫn chưa hoàn thành, chậm tiến độ gần 3 tháng.

Tại dự án 2, đây là dự án nhóm B, công trình cấp đặc biệt, vốn đầu tư hơn 2.031 tỉ đồng, Thanh tra Bộ Xây dựng phát hiện nhiều vi phạm, dẫn đến làm sai tăng vốn các gói thầu hơn 14 tỉ đồng.

Thanh tra Bộ Xây dựng đã kiến nghị Bộ GTVT kiểm điểm trách nhiệm theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân có liên quan các vi phạm nêu trong kết luận thanh tra. Đồng thời chỉ đạo Ban quản lý dự án Thăng Long và các tổ chức, cá nhân liên quan khắc phục vi phạm theo quy định pháp luật. Ban quản lý dự án Thăng Long phải kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan các vi phạm đã nêu trong kết luận thanh tra.

Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được khởi công ngày 29/6/2020 và đưa vào khai thác toàn bộ từ ngày 23/4/2022 - Ảnh: VGP/PT

Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được khởi công ngày 29/6/2020 và đưa vào khai thác toàn bộ từ ngày 23/4/2022 - Ảnh: VGP/PT

Báo cáo về Kết luận Thanh tra của Bộ Xây dựng, Ban Quản lý dự án Thăng Long cho hay, về vi phạm tại dự án 1, đây là dự án công trình có quy mô lớn (nhóm A, tổng mức đầu tư hơn 5.343 tỉ đồng) dự toán của các gói thầu có rất nhiều hạng mục, khối lượng công việc nên trong quá trình lập, soát xét để trình duyệt dự toán không tránh khỏi việc có một số sai sót. Tuy nhiên, không ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu, công tác thanh, quyết toán với nhà thầu xây dựng, không làm thất thoát vốn đầu tư.

Về một số các tồn tại trong công tác lập dự án, quản lý hợp đồng, Ban QLDA Thăng Long cho rằng, đây chỉ là các thiếu sót về thủ tục hành chính, không ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng công trình, chưa đến mức phải xử lý hành chính.

Về tiến độ dự án chậm 3 tháng so với dự kiến ban đầu (được gia hạn đến 31/12/2021, song tháng 3/2022 dự án vẫn chưa hoàn thành), chủ đầu tư dự án giải thích các hạng mục đã được hoàn thành vào ngày 25/12/2021.

Riêng hạng mục biển báo giá long môn kết nối với đường đô thị phía dưới do UBND TP.Hà Nội bàn giao lại cho dự án thực hiện, đến thời điểm thanh tra vẫn còn 1 vị trí chưa hoàn thành. Nguyên nhân việc chậm hoàn thành do gặp phải sự phản đối của người dân cũng như các vướng mắc về công trình ngầm nên phải thay đổi thiết kế đã được Ban QLDA Thăng Long báo cáo và được Bộ GTVT điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng đến ngày 31/3.

Ban QLDA Thăng Long thừa nhận, ngoài các tồn tại thuộc trách nhiệm của Ban, còn một số tồn tại, thiếu sót khác thuộc trách nhiệm của tư vấn, nhà thầu xây dựng như chưa báo cáo định kỳ về Bộ Xây dựng về tình hình thực hiện hợp đồng; mua bảo hiểm chưa đúng theo quy định… Ban đã có văn bản thông báo và đề nghị chấn chỉnh đối với các đơn vị.

Về dự án 2, dự án này được thực hiện theo lệnh khẩn cấp, vừa thiết kế vừa thi công, đồng thời phải đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn khai thác bay. Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận trong quá trình thi công, một số hạng mục phải điều chỉnh, phát sinh để phù hợp với thực tế hiện trường nên có phát sinh tăng giá trị dự toán các gói thầu khoảng 14 tỉ đồng. Tại thời điểm thanh tra giá trị thanh toán chưa vượt giá dự toán duyệt (tối đa 90%) chưa bao gồm giá trị giữ lại.

“Đối với các giá trị phát sinh tăng theo kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng, Ban QLDA Thăng Long đã chỉ đạo tư vấn thiết kế cập nhật vào dự toán điều chỉnh để trình duyệt đảm bảo tuân thủ theo quy định, làm cơ sở để thanh quyết toán”, ông Phạm Thanh Bình, Phó giám đốc Ban QLDA Thăng Long, cho hay.

Ban Thăng Long cũng cho biết sẽ tiếp thu và thực hiện nghiêm túc các kiến nghị, xử lý trong kết luận, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân liên quan của ban, tư vấn, nhà thầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các chuyên gia tìm giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam sau bảng giá đất mới của các địa phương.

Tìm giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam sau bảng giá đất mới của các địa phương

(PLVN) - Thống kê sơ bộ, hiện có khoảng 25 địa phương đã ban hành bảng giá đất điều chỉnh, sử dụng đến hết năm nay. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, bảng giá đất điều chỉnh đã tạo phản ứng dư luận lớn khi có mức tăng đột biến so với bảng giá đất cũ. Liệu giá đất hiện nay đã thực sự tuân thủ nguyên tắc “Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư” ?
 Khu TĐC thôn Chum Tam nằm bên thung lũng ruộng bậc thang cùng thác nước rất đẹp.

Khu tái định cư bị bỏ hoang tại Kon Tum: Bài 2 - UBND huyện Tu Mơ Rông đề xuất chuyển sang phát triển du lịch

(PLVN) - Khi mới thành lập, khu tái định cư (TĐC) làng Chum Tam, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum được đánh giá cảnh quan tuyệt đẹp với địa hình thoải dốc, gần hai khu thác hùng vĩ, phía dưới là thung lũng với ruộng bậc thang thơ mộng… Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, cả 75 hộ đều bỏ về làng cũ.
Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

(PLVN) - Thị trấn (TT) Vũng Liêm là nơi tập trung các cơ quan hành chính, địa bàn phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn 2020-2025, TT Vũng Liêm được tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân với kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quyết tâm về đích lộ trình phát triển thị trấn lên đô thị loại IV.
 Đoàn giám sát khảo sát tại địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình. (Ảnh: Thùy Chi)

Cần sớm quy hoạch 1/500 các khu dân cư khu vực bãi sông địa bàn Tp Hà Nội

(PLVN) - Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra mới đây, các đại biểu chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương của TP về một số vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội.