Sai lầm khi ăn hạt dẻ

Sai lầm khi ăn hạt dẻ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong Đông y, hạt dẻ là một vị thuốc quý. Tuy nhiên, việc sử dụng hạt dẻ chưa đúng cách đôi khi có thể biến loại hạt này gây hại đến sức khỏe.

Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, hạt dẻ rất bổ dưỡng. Thành phần của hạt dẻ bao gồm 5,7-10,7% protein, 2- 7,4% protid, 62-70% chất đường và tinh bột. Loại hạt này còn có nhiều loại axit amin thiết yếu cơ thể cần như arotene, vitamin B1, B2, C, nicotinic acid, kali, canxi, magie, phốt pho, sắt...

Hàm lượng dinh dưỡng, khoáng chất dồi dào trong hạt dẻ giúp trì hoãn lão hóa, làm ấm lá lách và dạ dày, bổ sung khí.

Tuy nhiên, để tránh gây hại cho sức khỏe, người ăn cần chú ý:

Không ăn hạt dẻ sống

Hạt dẻ tươi sau khi bóc vỏ có màu be, kết cấu tương đối giòn, mùi tươi ngậy. Hạt dẻ không thích hợp để ăn sống trực tiếp vì chứa nhiều tinh bột và cellulose, khiến cơ thể khó tiêu hóa.

Ngoài ra, hạt dẻ sống có thể chứa một số vi khuẩn, vi trùng và các chất gây hại khác,. Vì vậy, tốt nhất nên làm chín hạt dẻ trước khi thưởng thức.

Không ăn hạt dẻ có côn trùng tấn công, mốc hỏng

Chọn hạt dẻ có vỏ còn nguyên vẹn, không mốc hỏng

Chọn hạt dẻ có vỏ còn nguyên vẹn, không mốc hỏng

Hạt dẻ có vị ngọt, thơm ngon, không chỉ con người mà côn trùng cũng thích ăn. Mọc trên cành, hạt dẻ khó tránh khỏi việc bị một số côn trùng nhỏ chui vào.

Khi mua hạt dẻ cần chọn hạt dẻ còn nguyên vẹn, tránh mua hạt có lỗ. Hạt dẻ đã bị côn trùng cắn chắc chắn sẽ bị nhiễm một số vi khuẩn, vi trùng..., tuyệt đối không nên ăn.

Ngoài ra, hạt dẻ tươi sau một thời gian sẽ bị mốc, hỏng và thâm đen. Không được ăn những hạt như vậy để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe.

Không ăn chung hạt dẻ với sữa

Sữa chứa nhiều nước. Nếu ăn hạt dẻ sau khi uống sữa, tinh bột trong hạt dẻ sẽ dễ dàng hút nước và trương nở khiến chúng ta có cảm giác chướng bụng, đầy hơi.

Ngoài ra, sữa còn chứa lượng lớn canxi, trong khi hạt dẻ lại chứa nhiều xenlulo. Nếu ăn 2 loại thực phẩm này cùng nhau dễ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi, làm giảm giá trị dinh dưỡng của nhau.

Không ăn hạt dẻ trước khi đi ngủ

Ngủ là cách cơ thể chúng ta nghỉ ngơi. Để cơ thể được nghỉ ngơi tốt nhất, bạn không nên ăn trước khi đi ngủ tầm 3 tiếng đồng hồ. Đặc biệt, bạn không nên ăn hạt dẻ vì chứa nhiều carbohydrate, cellulose và các thành phần khác. Nó không chỉ làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày mà còn dễ chuyển hóa thành mỡ, khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng.

Ngoài ra, hàm lượng chất béo trong hạt dẻ rang cao, ăn thường xuyên dễ gây tăng cân. Do đó, những ai cần giảm cân, giữ gìn vóc dáng tốt nhất không nên ăn vặt bằng hạt dẻ vào thời điểm gần giờ đi ngủ.

Ăn ít hoặc không ăn hạt dẻ tẩm đường

Hạt dẻ tẩm đường dễ gây tăng đường huyết

Hạt dẻ tẩm đường dễ gây tăng đường huyết

Bản thân hạt dẻ chứa rất nhiều đường, sau khi chiên với đường mỗi hạt dẻ đều tẩm đẫm đường, ăn vào dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Mọi người không nên ăn hoặc ăn ít nhất có thể đối với loại hạt dẻ này vì chúng không tốt cho sức khỏe. Những người bị bệnh tiểu đường cần cẩn trọng khi ăn do dễ làm tăng đường huyết.

Quan trọng hơn, trong quá trình sản xuất, đường và hạt dẻ được chiên đi chiên lại nhiều lần ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra một số thành phần có hại cho cơ thể, nên dù thích ăn đến mấy cũng nên hạn chế. Nếu muốn ăn hạt dẻ, tốt nhất bạn nên hấp, luộc hoặc hầm sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

Những thực phẩm không ăn cùng hạt dẻ

Thịt bò

Các loại vitamin trong hạt dẻ dễ dàng phản ứng với các nguyên tố vi lượng thịt bò làm giảm giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ. Ăn thịt bò với hạt dẻ gây ra các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa.

Thịt cừu

Tuyệt đối không nên sử dụng hạt dẻ chung với thịt cừu bởi các nguyên tố kim loại vi lượng trong thịt cừu sẽ tương tác với vitamin C trong hạt dẻ, từ đó phá huỷ giá trị dinh dưỡng có trong hạt dẻ. Nó còn tạo ra chất lắng cặn khiến cơ thể con người khó tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Đậu phụ

Đậu phụ chứa magie clorua và canxi sunfat, trong khi hạt dẻ chứa axit oxalic, khi hai loại thực phẩm gặp nhau sẽ tạo ra magie oxalat và canxi oxalat. Hai chất kết tủa màu trắng này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ dẫn đến bệnh sỏi thận.

Hạnh nhân

Hạt hạnh nhân có chứa hàm lượng chất béo cao và dễ gây tiêu chảy nên không thể ăn cùng với hạt dẻ

Hạnh nhân là thực phẩm có tính nóng, nếu ăn nhiều sẽ gây hại cho xương và dễ gây tái phát bệnh đau xương ở người già.

Nếu bạn bị bệnh đau dạ dày ăn hạt dẻ và hạnh nhân cùng lúc sẽ có hiện tượng đau bụng khiến bệnh dạ dày tái phát.

Ai cần hạn chế ăn hạt dẻ?

- Người cao tuổi có chức năng tiêu hóa kém và trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều hạt dẻ cùng một lúc vì nó có thể gây ra những triệu chứng như: đau bụng, khó tiêu, hóc nghẹn, tổn thương tì vị... Những người này chỉ nên dùng 50-70gr hạt dẻ mỗi tuần để tốt cho sức khỏe.

- Người bị tiểu đường: Hạt dẻ chứa hàm lượng tinh bột cao nên cần tránh ăn hạt dẻ để không làm lượng đường huyết tăng nhanh.

- Người có thâm niên bị bệnh dạ dày: Những người này ăn quá nhiều hạt dẻ sẽ làm sản sinh nhiều axit và tạo nên gánh nặng cho bộ phận này, từ đó dẫn đến xuất huyết dạ dày.

- Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lị, phụ nữ sau khi sinh cũng không nên ăn nhiều hạt dẻ, chỉ nên ăn không quá 10 hạt dẻ để tránh bị táo bón.

Ăn một ít hạt dẻ có thể giúp chúng ta bổ sung năng lượng, giảm mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên ăn hạt dẻ đúng mùa, đúng cách sẽ giúp chúng ta hạn chế được việc gây hại cho sức khỏe.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.