Sachi - uống rượu, thể hiện tình yêu với đậu nành

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Rượu Sachi được làm từ váng sữa đậu nành, bắt đầu từ một phòng thí nghiệm sản xuất thực phẩm bền vững tại quốc đảo sư tử Singapore.

Từ một phòng thí nghiệm

Có thể nói, hầu hết người dân các quốc gia trên thế giới đều ăn một số loại sản phẩm làm từ đậu nành hàng ngày, ví như đậu phụ, sữa đậu nành, hay món tráng miệng "bean curd" và thậm chí... kem đậu nành.

Là một đất nước cực kỳ ưa chuộng sản phẩm từ đậu nành bởi lợi ích sức khoẻ của chúng, không ngạc nhiên khi đậu nành là một thực phẩm thiết yếu trong chế độ ăn uống của phần đông người Singapore. Do đó, cũng dễ hiểu khi đảo quốc sư tử là đất nước đầu tiên sáng tạo ra một loại thức uống có cồn từ loại cây họ đậu này.

SinFooTech, một công ty đồ uống có cồn tại Singapore đã khai thác đậu tương từ một góc nhìn mới - rượu đậu nành làm từ váng sữa đậu nành, ra mắt lần đầu vào tháng 11/2021. Loại rượu mới này được đặt tên là "Sachi" - một từ tiếng Nhật mang ý nghĩa "hoa nở và trí tuệ”. Theo Channel News Asia (CNA), thức uống này có lẽ là loại rượu có cồn đầu tiên trên thế giới được làm từ đậu nành.

Sản phẩm hướng đến những người đang tìm kiếm các lựa chọn đồ uống có cồn lành mạnh hơn. Ảnh: Sachi

Sản phẩm hướng đến những người đang tìm kiếm các lựa chọn đồ uống có cồn lành mạnh hơn. Ảnh: Sachi

Sachi được tạo ra bởi Chua Jian Yong - một giảng viên tại Khoa Công nghệ & Khoa học Thực phẩm của Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Vào năm 2016, khi đang theo học tiến sĩ, Chua phát hiện ra váng sữa đậu nành - một phụ phẩm bổ dưỡng được tạo ra từ quá trình sản xuất đậu phụ - thường bị các nhà sản xuất đậu phụ vứt bỏ. Anh quyết định biến váng sữa thành một sản phẩm thực phẩm bền vững.

Chua đã thu thập váng sữa đậu nành từ một nhà máy sản xuất đậu phụ và thực hiện các thí nghiệm lên men để sản xuất rượu. Quá trình lên men kéo dài từ 18 đến 38 ngày, sau đó trải qua quy trình gia nhiệt nhanh để tiêu diệt nấm men. Cuối cùng, thức uống có cồn này được lọc kỹ để cải thiện độ trong và kết cấu.

Các thử nghiệm ban đầu của quá trình sản xuất đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm tại NUS cho đến năm 2019, khi Chua và người bạn học đại học cũ của anh, Jonathan Ng, vào năm 2018 đã thành lập SinFooTech để có thể thương mại hoá sản phẩm.

Jonathan Ng tại cơ sở sản xuất. Ảnh: Sachi.

Jonathan Ng tại cơ sở sản xuất. Ảnh: Sachi.

Chua Jian Yong ban đầu là giám đốc công nghệ của SinFooTech, sau đó đã rời công ty và giao quyền điều hành cho Jonathan Ng - hiện giữ vai trò giám đốc điều hành. NUS sở hữu bằng sáng chế cho phương pháp lên men của Sachi và SinFooTech giữ quyền sử dụng và phân phối nó. Chua nhận tiền bản quyền thông qua thanh toán của SinFooTech cho NUS.

Những nhà chuyên môn nói gì?

Theo Jonathan Ng, một số người bạn của anh ban đầu thử Sachi đã thực sự ấn tượng trước hương vị tươi mát từ hương hoa và trái cây bởi họ đã mong đợi hương vị đậu nành sẽ rất đậm nét.

Chuyên gia của chuyên mục CNA Luxury đã được mời nếm thử Sachi tại một sự kiện ra mắt tại Phòng Rượu phố Club. Chuyên gia ẩm thực của chuyên mục này đánh giá, màu gỉ của thức uống này gợi nhớ đến rượu Amontillado Sherry - một loại rượu thực phẩm của Tây ban Nha. Về hương vị, nó cũng có cảm giác giống như Amontillado pha loãng với một hương vị khá tinh tế.

Màu gỉ gợi nhớ đến rượu sherry của Tây Ban Nha. Ảnh: Sachi.

Màu gỉ gợi nhớ đến rượu sherry của Tây Ban Nha. Ảnh: Sachi.

Bởi chưa có tiền lệ thức uống có cồn làm từ đậu nành nên các chuyên gia rượu cho rằng khá khó để phân loại Sachi vào dòng rượu nào. Những nhà sáng chế gọi đây là "rượu đậu nành", một số nhà chuyên môn đang hướng theo sự phân loại vào một dòng rượu vang hoặc gần như vậy.

Tuy nhiên, đối với những người yêu thích rượu vang, nhiều người sẽ khó thể chấp nhận Sachi như một loại rượu bởi nó thiếu cấu trúc và hợp chất tannin - đặc điểm có thể khiến Sachi khó phối hợp với các loại thức ăn giàu chất béo. Tuy nhiên, Sachi dường như có thể phối hợp rất tuyệt vời với tất cả các loại pho mát, và đặc biệt có khả năng làm nổi bật hương vị của các món ăn nhẹ làm từ sữa.

Sachi dường như có thể phối hợp rất tuyệt vời với tất cả các loại pho mát. Ảnh: Sachi.

Sachi dường như có thể phối hợp rất tuyệt vời với tất cả các loại pho mát. Ảnh: Sachi.

Jonathan Ng cho biết, Sachi được phát triển để có hương vị ngon nhất ở nhiệt độ phục vụ 4°C - điều này phù hợp với thực tế là hầu hết các tủ lạnh gia đình có ngăn làm lạnh với nhiệt độ từ 0°C đến 4°C, với giá khoảng 38 đô la Singapore (khoảng 638.000 VNĐ) cho một chai Sachi 500ml

Cũng chính vì thế, Sachi được xem như một loại đồ uống có cồn lành mạnh hơn - chỉ 70 calo mỗi ly rượu so với khoảng 120 calo của hầu hết các ly rượu dòng khác, và còn có nhiều dưỡng chất chống oxy hoá.

Jonathan Ng cho biết, hiện tại anh đang tiến hành rất nhiều thử nghiệm về các quy trình sản xuất loại rượu vang sủi bọt mới từ đậu nành. Anh mong rằng, rượu đậu nành sẽ tạo ra một xu hướng thưởng thức rượu mới trong giới sành rượu theo hướng lành mạnh và bền vững hơn.

Đọc thêm

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua nghệ thuật nhiếp ảnh

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975). (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều hình ảnh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã được giới thiệu với Nhân dân thế giới, được lưu giữ thành tư liệu lịch sử phản ảnh các dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển đất nước.

Cuộc đời sóng gió của đại minh tinh Khánh Ngọc

(Nguồn: Nhạc xưa Blog)
(PLVN) - Nữ ca sĩ Khánh Ngọc ghi dấu trong lòng người yêu âm nhạc, phim ảnh năm 50 - 60 của thế kỷ trước nhờ tài năng và nhan sắc xinh đẹp. Bà được mệnh danh là nghệ sĩ toàn tài, xứng tầm với ba chữ “đại minh tinh”. Nhưng, đằng sau ánh hào quang, nữ ca sĩ đã trải qua cuộc đời đầy sóng gió.

Những 'chiếc nón cuộc đời'

Yến Trân giao lưu trực tuyến với các bạn trẻ. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - “Mỗi chúng ta đội một chiếc nón khác nhau, có thể là chiếc nón của kỹ sư, chiếc nón của bác sĩ… đôi khi định kiến bắt mình đội một chiếc nón của người nội trợ. Nhưng hãy tin rằng, bên trong bạn luôn có một sức mạnh, nội lực mạnh mẽ để đội chiếc nón của riêng mình”…

Văn minh khi tập yoga

Yoga nên được thực hành ở những nơi yên tĩnh, kín đáo. (Ảnh minh họa - Nguồn: Yoga năng lượng cuộc sống)
(PLVN) - Hiện nay, yoga là bộ môn được nhiều người Việt Nam lựa chọn luyện tập. Bên cạnh lợi ích về nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần, vẫn còn đó những màn tập yoga “khó đỡ” nhận về nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng.

Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)

Cuốn sách “Hà Nội thời cận đại”.
(PLVN) - Lịch sử Hà Nội thời kỳ cận đại, mở đầu vào các năm 1873, 1882 với hai cuộc tấn công thành Hà Nội của quân đội viễn chinh Pháp và kết thúc vào năm 1945, có thể xem là một giai đoạn bản lề trong việc định hình nên diện mạo của thành phố này. Đó là giai đoạn mà Hà Nội đi qua những năm tháng cả hào hùng lẫn thương đau, bị tàn phá và được kiến thiết, ở đó những biến động lớn lao đã hằn in lên trang sử của Hà Nội một dấu ấn không thể phai mờ đến tận hôm nay.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Thừa Thiên Huế đón nhận bằng của UNESCO công nhận những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu khu vực

Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trao bằng công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế" là Di sản tư liệu thế giới.
(PLVN) - Chiều ngày 23/11, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới và công bố hoàn thành dự án “bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa”.

Nét riêng của áo dài xứ Huế

Áo dài và nón lá Huế tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
(PLVN) - Suốt dọc dài dải đất hình chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có, thế nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài, nón lá đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây.

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống
(PLVN) - Trong quá trình cư trú, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đã kiến tạo nên các giá trị văn hóa đặc sắc được thể hiện trong tín ngưỡng, phong tục tập quán, làng nghề, ẩm thực… Việc khai thác những nét văn hóa vùng cao này không chỉ giúp bảo tồn mà còn thúc đẩy phát triển du lịch miền núi.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

 Hội thảo thu hút hàng trăm nhà khoa học uy tín trong nước và quốc tế
(PLVN) - Từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 11 năm 2024, Trường Cao đẳng Huế phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức Hội thảo quốc tế về Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số .