Sắc thêm ngòi bút từ những khóa tập huấn nghiệp vụ

Tiến sĩ Nguyễn Thành Lợi - Phó GĐ thường trực Trung tâm khai mạc khóa bồi dưỡng Kỹ năng báo chí đa phương tiện
Tiến sĩ Nguyễn Thành Lợi - Phó GĐ thường trực Trung tâm khai mạc khóa bồi dưỡng Kỹ năng báo chí đa phương tiện
(PLO) - Sau 15 năm thành lập, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam (VJTC) đã tích cực tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, bồi dưỡng chính trị, nâng cao trình độ lý luận chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm báo Việt Nam. Và cũng chính từ những khóa bồi dưỡng nghiệp vụ ấy, không ít phóng viên, nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã gặt hái được kinh nghiệm để đời, tôi rèn ngòi bút thêm sắc bén.
Tinh thông nghiệp vụ hơn qua những khóa học ngắn hạn
Nghề báo luôn đòi hỏi sự vận động, mài giũa, đổi mới kiến thức không ngừng nghỉ và hơn ai hết, những người làm báo Báo PLVN hiểu được sự cần thiết, tầm quan trọng của những lớp tập huấn “cầm tay chỉ việc” do Trung tâm đứng ra tổ chức. Nhiều cây bút gạo cội của báo PLVN đã nhìn nhận họ thực sự cảm thấy ấn tượng, thích thú với cách thức tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ báo chí hiện đại, dân chủ và cực kỳ hữu ích. 
Cụ thể, sau những bài giảng tiếp cận, nhập môn của giảng viên trong và ngoài nước, lớp học do VJTC đứng ra tổ chức đều có cách “vào cuộc” sát với thực tế thông qua hình thức tòa soạn thu nhỏ. Mỗi học viên một nhiệm vụ và tranh luận thẳng thắn trước mỗi góc độ đề tài nhằm có thể khai thác sâu nhất chủ điểm được giao. 
Trải qua “Khóa tập huấn Thư ký tòa soạn”, với cách bố trí khoa học như vậy, Nhà báo Đức Sơn, Trưởng ban Kinh tế Báo PLVN kể lại: “Khoảng năm 2007, khi đó tôi còn là một phóng viên trẻ, thầy trò hơn 20 người trong khóa học đã có chuyến thực tế trắng đêm tại chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc. Đó cũng là lần đầu tiên tôi trải nghiệm chợ đêm Long Biên, được biết, được hiểu và thấu cảm nhịp đập cuộc sống sống động của bà con tiểu thương và anh em cửu vạn, một Hà Nội khác mà tôi chưa từng biết đến. Khoá học Thư ký tòa soạn của chúng tôi bế giảng với một ấn phẩm trang nhã và đầy đặn, là đứa con tinh thần của cả lớp sau hơn 10 ngày hội ngộ cùng nhau từ nhiều cơ quan báo chí, gồm cả phóng viên, biên tập viên và họa sĩ. Kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng từ lớp học này đã đồng hành cùng tôi trong suốt chặng đường làm nghề về sau, đối với cả nhiệm vụ Thư ký tòa soạn Báo PLVN và hiện là phụ trách Ban Kinh tế”. 
Trên một góc nhìn khác, Nhà báo Vũ Hồng Thúy, Trưởng ban Nội chính cho rằng, nét làm nên điểm đặc biệt khiến khóa học mà chị tham dự trở nên hữu ích chính là nhân tố kinh nghiệm của thế hệ làm báo đi trước. Chị kể: “Mới đây, ngày 7 – 9/7/2014, tôi được tham dự một lớp học về “Ảnh báo chí dành cho phóng viên” do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Giảng viên của khóa học này là Nhà báo Khắc Hường, Trưởng phòng Ảnh, Báo Nhân dân. Điều mà chúng tôi cảm nhận được là khóa học không chỉ mang lại cho các học viên những kiến thức cơ bản nhất, hữu dụng nhất về ảnh báo chí, mà còn cung cấp cho học viên những kinh nghiệm quý báu của giảng viên – một người đam mê và có nhiều năm gắn bó với nghề”.
Theo một thống kê nhanh, riêng năm 2013 VJTC đã tổ chức trên 70 lớp học nghiệp vụ ngắn hạn cho hơn 2.000 nhà báo. Ngoài ra, hàng chục lớp học theo yêu cầu của các hội địa phương, cơ quan, bộ, ban ngành Trung ương cũng được tổ chức hoạt động. Như vậy có thể thấy, ngoài đội ngũ những người làm báo Báo PLVN, còn có thêm hàng trăm nhà báo thuộc các cơ quan báo chí khác nhau được nâng tầm nghiệp vụ, đưa trình độ của đội ngũ làm báo phát triển thêm đồng đều. 
Trưởng thành vượt bậc sau 15 năm
Có một điều khó tin phía sau những thành công của VJTC đó là việc đơn vị này khá trẻ, với quãng thời gian phát triển vỏn vẹn 15 năm. Với cả thảy 6 cán bộ, nhân viên nhưng đơn vị này đã tích cực hoạt động, “tải” một khối lượng công việc đồ sộ. 
Trong các năm từ năm 2006 đến năm 2013, tập thể lãnh đạo, nhân viên VJTC luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam giao phó và liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc và nhận Bằng khen của Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Các thành tích mà Trung tâm đã đạt được như: Năm 2006, nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 622/QĐ-TTg. Từ năm 2007 đến năm 2013, VJTC liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”…
Sẽ là rất thiếu nếu như không nói đến những thành công trong các dự án hợp tác với các tổ chức nước ngoài nhằm “nâng tầm” và nâng cao sự cọ xát cho đội ngũ làm báo trong nước. Những dự án đó có thể kể đến như: Dự án nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng báo chí do Chính phủ Pháp tài trợ, qua đó các giảng viên thuộc Trường Đại học Báo chí Lille của Pháp đã sang chia sẻ kinh nghiệm với các nhà báo Việt Nam. 
Từ năm 2003 đến năm 2007, Trung tâm tổ chức được 56 lớp cho  675 hội viên – nhà báo trên cả nước; Dự án phối hợp với Hiệp hội Báo chí Thế giới và Xuất bản tin tức (WAN-IFRA) thông qua dự án nâng cao năng lực cho các nhà quản lý báo chí Việt Nam, đã tổ chức 40 khóa bồi dưỡng/hội thảo cho hơn 700 nhà lãnh đạo, quản lý, phóng viên các cơ quan báo chí về chiến lược nội dung và chiến lược kinh doanh báo chí trong thời kỳ công nghệ số; đào tạo giảng viên...  
Mục tiêu của VJTC đến năm 2020 phấn đấu trở thành trung tâm nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí truyền thông hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á, góp phần tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng sự phát triển của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam và có thể làm việc trong môi trường báo chí quốc tế. 
Trở lại với những cảm xúc, bài học rút ra được từ khóa tập huấn ngắn nhưng hiệu quả mà VJTC tổ chức có sự tham gia của đội ngũ làm báo Báo PLVN. Nhà báo Vũ Hồng Thúy ghi nhận: “Tôi đánh giá rất cao hiệu quả của các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức và mong muốn tiếp tục được tham gia các khóa học do Trung tâm tổ chức trong thời gian tới”. Đồng quan điểm này, Nhà báo Bùi Thị Xuân Hoa, Phó ban Văn hóa - Xã hội chia sẻ: “Cá nhân tôi cũng như nhiều nhà báo khác nhận thấy dung lượng thông tin được tiếp nhận đã giúp ích rất nhiều cho hoạt động nghiệp vụ”.
Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam (VJTC) được thành lập ngày 04-8-1999, theo Quyết định số 02/1999/QĐ-TCCP ngày 06 tháng 3 năm 1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Quyết định số 277/QĐ-HNB ngày 04 tháng 8 năm 1999 của Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. VJTC là đơn vị trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam, có chức năng tham mưu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ báo chí, đạo đức nghề nghiệp và công tác hội cho hội viên các cấp Hội; tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Ngày 10/9 tới đây, VJTC sẽ kỷ niệm 15 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.