Sa thải giáo viên tát vào mặt học sinh 4 tuổi chậm phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình, sáng 20/3, trong quá trình dạy học sinh chậm phát triển tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ, cô giáo H. đã dùng tay tát liên tiếp vào đầu bé N.V (SN 2019).

Lực lượng chức năng xác định sự việc xảy ra trong khoảng thời gian từ 8 giờ 5 phút đến 9 giờ 20 phút ngày 20/3. Tại ca học này, cô giáo Trịnh Thị Hồng H. kèm cặp, rèn luyện kỹ năng cho học sinh Nguyễn N.N.V. (SN 2019), là học sinh can thiệp theo giờ tại trung tâm, cô giáo H. đã dùng tay tát liên tiếp vào đầu bé V.

Hình ảnh nữ giáo viên tát học sinh gây bức xúc. (Ảnh cắt từ clip)

Hình ảnh nữ giáo viên tát học sinh gây bức xúc. (Ảnh cắt từ clip)

Hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức này của cô H. được camera của trung tâm ghi lại. Sau khi phát hiện, lãnh đạo trung tâm này yêu cầu cô H dừng đến trung tâm làm việc. Đồng thời đến gặp gỡ gia đình cháu bé để xin lỗi.

Đoạn clip đã được lan truyền trên mạng xã hội, khiến dư luận bức xúc, yêu cầu phải có hình thức kỷ luật xứng đáng cho cô H.

Được biết, cô H. và lãnh đạo Trung tâm đã đến gặp gỡ gia đình cháu bé, nhận trách nhiệm và xin lỗi gia đình. Đồng thời, Trung tâm cũng đã chấm dứt hợp đồng lao động với cô H.

Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ được Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình cấp phép hoạt động năm 2020. Đây là mô hình giáo dục đặc biệt dành cho đối tượng là trẻ em và học sinh có những khiếm khuyết, thiệt thòi như trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí não..

Đọc thêm

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.

Hi hữu: Một thí sinh từ trượt thành đỗ thủ khoa do "nhầm lẫn" khi hồi phách

Trường THPT Lê Hồng Phong (Bỉm Sơn, Thanh Hóa), nơi có thí sinh bị nhầm lẫn trong điểm thi vào lớp 10 năm 2024-2025.
(PLVN) - Do nhầm lẫn khi hồi phách của những người làm công tác chấm thi, một thí sinh ở Thanh Hóa đã được nhầm điểm và trở thành thủ khoa vào lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2024 - 2025, dù cho điểm thi thực tế của thí sinh này là: trượt!