Rút ngắn thời gian thi hành án: Cần quy định hợp lý các thủ tục hành chính

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Hệ thống thủ tục hành chính trong các lĩnh vực THADS hiện nay cơ bản đã đảm bảo về số lượng, phản ánh khá đầy đủ các giao dịch hành chính giữa cơ quan THADS với các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số thủ tục hành chính (TTHC) được quy định chưa hợp lý, việc xác minh số tiền trong tài khoản của người phải thi hành án gặp khó khăn, một số trường hợp người được thi hành án lợi dụng việc thỏa thuận để kéo dài thời gian thi hành án…

Cần rút ngắn thời gian thực hiện một số thủ tục

Cụ thể, về thủ tục đề nghị ưu tiên mua tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung, khoản 3 Điều 74 Luật THADS quy định thời hạn ưu tiên mua tài sản chung của chủ sở hữu chung là 3 tháng đối với bất động sản, 1 tháng đối với động sản. Nhiều ý kiến cho rằng quy định thời gian như vậy là quá dài, ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thi hành án và quyền lợi của người được thi hành án.

Ngoài ra, pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể về việc Chấp hành viên (CHV) lập hợp đồng mua bán phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung với người khác và tính pháp lý của hợp đồng này. Do đó, cần nghiên cứu xem xét rút ngắn thời hạn ưu tiên mua tài sản chung của chủ sở hữu chung xuống còn 30 ngày đối với bất động sản, 15 ngày đối với động sản; đối với lần bán tiếp theo là 10 ngày kể từ ngày thông báo hợp lệ.

Liên quan tới thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, khoản 1 Điều 66 Luật THADS quy định CHV áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án khi đương sự yêu cầu mà không quy định cụ thể thời gian dẫn tới cách làm không thống nhất, gây khó khăn trong quản lý.

Theo khoản 2 Điều 66 Luật THADS, đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba thì phải bồi thường nhưng lại chưa quy định việc đương sự phải nộp tiền, tài sản để đảm bảo việc bồi thường nếu xảy ra thiệt hại.

Vì vậy, cần quy định khi đương sự yêu cầu CHV áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án thì phải nộp khoản tiền, tài sản có giá trị tương ứng trên số tiền, tài sản yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm.

Còn tại khoản 3 Điều 67 Luật THADS quy định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, CHV phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa theo quy định. Tuy nhiên, thời hạn này là quá dài, gây ảnh hưởng tới quyền lợi của người được thi hành án hoặc người bị áp dụng biện pháp phong tỏa trong trường hợp họ không phải người thi hành án.

Để đảm bảo thời gian thi hành án, đối với trường hợp phong tỏa tài khoản nên tiến hành phong tỏa ngay mà không cần xác định rõ số tiền. Nếu trong tài khoản có tiền thì thực hiện việc khấu trừ số tiền tương ứng với nghĩa vụ thi hành án trong thời hạn 10 ngày. Nếu tài khoản không có tiền thì phong tỏa số tiền phát sinh sau này và có văn bản đề nghị Ngân hàng thông báo khi có số dư phát sinh để cơ quan thi hành án xử lý.

Đồng thời cần có quy định về cơ chế phong tỏa, trường hợp có tài sản thì xử lý, trong thời gian 24 giờ mà cơ quan THADS không xử lý thì người phải thi hành án được phép thực hiện quyền của mình đối với tài khoản đó. 

Quy định cụ thể việc áp dụng cưỡng chế với tài sản đặc thù

Về thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, thực tế cho thấy có những tài sản mà pháp luật quy định được cưỡng chế để thi hành án nhưng việc áp dụng rất khó khăn, phức tạp như tài sản là các loại tàu, thuyền trên biển, tài sản là vốn góp, nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp… Việc kê biên tài sản của người phải thi hành án còn gặp nhiều khó khăn, phát sinh nhiều hậu quả pháp lý do tài sản chuyển dịch qua nhiều người, các khoản nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình chuyển dịch chưa có phương án xử lý. 

Để giải quyết vướng mắc này, cần bổ sung quy định cụ thể về áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với các loại tài sản đặc thù nêu trên. Đồng thời quy định CHV tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu và chỉ kê biên tài sản chuyển dịch sau khi bản án, quyết định có hiệu lực khi chưa làm thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận, giấy đăng ký.

Ngoài ra, thủ tục yêu cầu nhận tài sản đã kê biên để trừ vào tiền được thi hành án hiện nay còn chưa rõ về trình tự, thời hạn để người được thi hành án và người phải thi hành thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; trình tự thực hiện còn nhiều thông báo rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho CHV.

Kết quả thực hiện thủ tục không có hợp đồng mua bán tài sản như những hồ sơ chuyển quyền sở hữu thông thường nên người nhận tài sản khó khăn trong thực hiện quyền chuyển sử dụng, sở hữu tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Các khoản chi phí bán đấu giá, án phí, thẩm định giá… phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành án cũng chưa nêu rõ là trừ vào số tiền nào và của ai. Do đó, thực tế CHV khấu trừ tất cả các khoản tiền đó vào tiền nhận tài sản. 

Do vậy, cần xây dựng quy trình thông báo một lần về quy trình và thủ tục cho đương sự biết các quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện theo quy định pháp luật. Từ sau lần giảm giá thứ hai trở đi mà không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì tài sản được giao cho người được thi hành án để trừ vào số tiền được thi hành án.

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.