Rước họa vào thân vì dịch vụ tiêm truyền tại nhà

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Thời điểm giao mùa cũng là lúc các loại dịch bệnh bùng nổ như dịch sốt xuất huyết, sốt virut, chân - tay - miệng, tiêu chảy... Tại các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, người bệnh ngại việc vào viện khám chữa bệnh nên tìm đến các dịch vụ tiêm truyền tại nhà. Thế nhưng người bệnh không ý thức được việc tiêm truyền tại nhà nếu không có chỉ định bác sĩ sẽ nguy hiểm ra sao.

Hiện nay, các dịch vụ tiêm truyền tại nhà rất nhiều, giá tiêm truyền tại nhà có giá từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng một chai nước muối, hoặc hoa quả. Người bệnh lên google gõ từ khóa “Dịch vụ tiêm truyền dịch tại nhà” hoặc chỉ cần một cú click chuột hay một cuộc gọi điện thoại là đã được cung cấp ngay dịch vụ truyền dịch đến tận nhà, sẵn sàng phục vụ 24/24h.

Người bệnh không quan tâm hay không có sự hiểu biết rằng bệnh tình của mình có cần tiêm truyền không. Chỉ cần thấy mệt mỏi là áp dụng ngay cách truyền nước. Thực tế các biểu hiện cơ thể suy kiệt sức, hay đau đầu, sốt cao là biểu hiện của rất nhiều loại bệnh, nhiều người dễ nhầm lẫn. Chưa kể đến việc lây nhiễm các bệnh xã hội khi sử dụng dịch vụ này. 

Theo chị Giang, sống tại Đội Cấn, Ba Đình cho biết: “Đợt chuyển mùa tôi bị sốt cao kéo dài người mệt mỏi không ăn uống được gì, được bạn giới thiệu một dịch vụ phòng khám có tiêm truyền tại nhà. Tôi lấy thông tin và số điện thoại phòng khám qua mạng xã hội facebook, mô tả qua tình trạng cơ thể ốm đau ra sao khoảng tầm 15 phút sau phòng khám cho người đến nhà tiêm truyền cho tôi. Bạn nhân viên phòng khám giới thiệu là điều dưỡng, khám qua, đo mạch, đo huyết áp sau đó nói tôi bị sốt virut cần truyền muối, truyền hoa quả và hai ống vitamin tiêm vào nước truyền, tiêm tanganil.

Sau hai ngày truyền tôi đỡ mệt hơn nhưng không giảm hạ sốt, người nổi mẩn đốm đỏ, đau hốc mắt, người ê ẩm... nên mới quyết định vào viện khám, khi ấy tá hoả biết mình bị sốt xuất huyết”. Mới đây một bệnh nhi 22 tháng tuổi đã tử vong sau khi truyền dịch tại phòng khám tư ở quận Long Biên, Hà Nội. Cùng ngày, một bé gái 6 tuổi cũng tử vong sau khi truyền bù nước điện giải tại BVĐK quận Lê Chân, Hải Phòng. 

Việc truyền nước, truyền dịch rất nguy hiểm nếu không được thực hiện theo đúng quy định có thể gây ra những biến chứng khôn lường cho người bệnh như: phù não, tai biến mạch máu não, tai biến suy tim cấp, phù phổi cấp do quá tải thể tích tuần hoàn. Chỉ có bác sĩ mới được chỉ định bệnh nhân có cần truyền dịch hay không và truyền liều lượng bao nhiêu cần xét nghiệm máu và khám tim, phổi, đo mạch... Nếu một trong các chỉ số này thấp hơn bình thường cho phép thì bác sĩ mới chỉ định truyền dịch phù hợp để bù đắp. Khi thấy cơ thể suy giảm đề kháng, có những biểu hiện của các triệu chứng bất thường cần đến ngay trạm y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị đúng cách. 

Không ít vụ tử vong do tiêm truyền tại nhà cho thấy dịch vụ y tế này bị lạm dụng gây ra những biến chứng vô cùng nguy hại đến sức khoẻ và tính mạng. Đây là lời cảnh tỉnh cho những người dân đã và đang sử dụng các dịch vụ y tế tại nhà và toàn xã hội cần biết bảo vệ sức khoẻ của mình sao cho đúng cách, tránh “tiền mất, tật mang”. Đồng thời cũng một câu hỏi đặt ra rằng vì sao các dịch vụ y tế tràn lan quảng cáo trên mạng xã hội mà không ai kiểm soát?  

Đọc thêm

Đề phòng nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' khi mưa lũ

Tay trái của người bệnh Trần Anh T. khi phát bệnh
(PLVN) - Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe, cẩn trọng khi ăn uống, sinh hoạt, bởi trong tình hình lũ như hiện nay, có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Aeromonas Hydrophila qua đường ăn uống, sử dụng nguồn nước không đảm bảo...

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ
(PLVN) - Nhằm góp phần cùng cả nước chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Bắc đang oằn mình trong thiên tai, đồng hành cùng Đoàn công tác đặc biệt của Báo Pháp luật Việt Nam đến với bà con vùng lũ, Hệ thống Nhà thuốc và Trung tâm Tiêm chủng FPT Long Châu đã nhanh chóng tham gia hỗ trợ 1.000 suất quà là dược phẩm thiết yếu.

Phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão

Sở Y tế Hà Nội kiểm tra vật tư y tế, thuốc men đáp ứng công tác phòng, chống dịch sau bão số 3. (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội).
(PLVN) - Trong bối cảnh thiên tai nối tiếp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc, bên cạnh công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão, công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão cũng được đặt lên hàng đầu.

Mưa lũ, tuyệt đối không ăn thịt động vật chết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình hình ngập lụt diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Bộ Y tế khuyến khích người dân nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Phát động cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3

GS. TS Trần Văn Thuấn tặng hoa chúc mừng các thành viên Hội đồng giám khảo cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3.
(PLVN) - Cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3 bắt đầu từ ngày 10/9 và kéo dài 3 tháng, nhằm lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về nỗ lực chiến thắng bản thân để trở nên khỏe hơn, đẹp hơn.

Lại thêm nhiều trường hợp gan nhiễm độc vì uống thuốc không rõ nguồn gốc

Bệnh nhân bị nhiễm độc gan đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian gần đây đã tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh viêm gan nhiễm độc cấp nặng liên quan đến việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Các trường hợp này đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đồng thời đặt ra những cảnh báo quan trọng về nguy cơ từ việc tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc được mua trên môi trường mạng, không được kiểm chứng.