Rủi ro mạng 5G

Rủi ro mạng 5G
(PLVN) - Mạng di động thế hệ thứ 5 này (được gọi là 5G) hứa hẹn tốc độ nhanh hơn, thời gian phản hồi ngắn hơn với khả năng kết nối hàng tỷ thiết bị. Nhưng những quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Úc và các nước châu Âu cho biết, bản chất, cách thức hoạt động của công nghệ này gây ra rất nhiều rủi ro bảo mật.

Theo Qualcomm, mạng 5G dự kiến sẽ mang lại tốc độ tải xuống 10Gbs và với mức cao nhất lên tới 20 Gbs. Tuy nhiên, các buổi giới thiệu ban đầu ở Mỹ đã cho thấy tốc độ chậm hơn khoảng 1Gbs. Tốc độ chậm hơn này do 5G là một phần mở rộng của các mạng 4G sẵn có, nhưng phần hiệu suất cải thiện đang được mong đợi khi 5G độc lập ra mắt người tiêu dùng.

Theo phân tích của Eurasia Group, các công ty công nghệ Trung Quốc đang hoạt động trong cuộc đua tới 5G trong đó có nhà mạng China Mobile, dự định triển khai mạng 5G độc lập vào năm 2020 với các nhà mạng khác theo sau để mang lại tốc độ nhanh hơn vào năm 2025.

Rủi ro ở đây là những gì?

Rủi ro đầu tiên là các nhà xây dựng hệ thống có thể cập nhật liên tục tất cả hoặc nhiều phần mềm hệ thống mà người dùng sẽ không hề hay biết. Điều đó có nghĩa là một tác nhân thù địch sẽ có thể chèn phần mềm gián điệp hoặc phần mềm độc hại khác theo ý muốn vào thiết bị của người dùng.

Một điều nữa là 5G sẽ được áp dụng trong phạm vi tổ chức rộng hơn 4g là như: lưới điện, nhà máy, thiết bị gia dụng, ô tô, tín hiệu giao thông, thiết bị y tế, như vậy dẫn đến việc có thể hack và phá vỡ nhiều hoặc hầu hết các khía cạnh của nền văn minh hiện đại.

Điều gì thúc đẩy công nghệ internet ngày càng phát triển?

Một trong những phát triển quan trọng nhất của 5G là di chuyển sức mạnh tính toán tiên tiến, thường được giữ trong cái gọi là lõi của mạng và phân phối nó đến các phần khác của hệ thống.

Các hệ thống được phân chia cung cấp kết nối tốc độ cao đáng tin cậy hơn. Thời gian đáp lại thấp hơn cũng sẽ mang đến mức độ chính xác cao hơn khi bác sĩ đang giám sát các quy trình chăm sóc sức khỏe và phẫu thuật từ xa.

Công nghệ 5G đang tiếp tục được phát triển. Phần cứng và phần mềm sẽ phải được kiểm tra có quy mô. Bên cạnh đó, điện thoại di động mới cùng các thiết bị khác sẽ phải được sản xuất để chạy được trên mạng này.

Nền tảng của 5G

Mạng thế hệ tiếp theo sẽ truyền dữ liệu qua các tín hiệu tần số cao hơn hoặc sóng gần nhau hơn, truyền đi khoảng cách ngắn hơn và dễ bị cản trở bởi các tòa nhà và cây cối.
Mạng thế hệ tiếp theo sẽ truyền dữ liệu qua các tín hiệu tần số cao hơn hoặc sóng gần nhau hơn, truyền đi khoảng cách ngắn hơn và dễ bị cản trở bởi các tòa nhà và cây cối.
Nhiều ăng ten nhỏ hơn, có kích thước chỉ bằng một hộp pizza, thích hợp để bao phủ cùng khu vực với mạng 4G
Nhiều ăng ten nhỏ hơn, có kích thước chỉ bằng một hộp pizza, thích hợp để bao phủ cùng khu vực với mạng 4G
Bằng cách tăng số lượng cổng truyền và nhận dữ liệu di động, dung lượng chung của mạng sẽ tăng lên rất nhiều.
Bằng cách tăng số lượng cổng truyền và nhận dữ liệu di động, dung lượng chung của mạng sẽ tăng lên rất nhiều.
Để ngăn chặn nhiễu mạng, phần mềm trong ăng-ten sẽ truyền tín hiệu tập trung đến các thiết bị giống như chùm ánh sáng được phát ra từ một ngọn hải đăng.

Để ngăn chặn nhiễu mạng, phần mềm trong ăng-ten sẽ truyền tín hiệu tập trung đến các thiết bị giống như chùm ánh sáng được phát ra từ một ngọn hải đăng.

Các thiết bị có thể gửi và nhận dữ liệu cùng một lúc, giúp giảm đáng kể thời gian liên lạc.

Các thiết bị có thể gửi và nhận dữ liệu cùng một lúc, giúp giảm đáng kể thời gian liên lạc.


Ai là người tiên phong cho công nghệ 5G?

Huawei là 1 trong 3 công ty toàn cầu lớn mà các nhà phân tích cho rằng có thể cung cấp một loạt các thiết bị mạng di động tiên tiến. Hai công ty còn lại là Nokia và Ericsson.

Chính quyền Trump đã vận động các quốc gia khác ngăn chặn sự tham gia của Huawei vào cơ sở hạ tầng mạng di động 5G. Tuy nhiên các thiết bị Huawei vẫn đang được áp dụng các mạng di động hiện tại và nhiều người sử dụng cũng cho biết công ty cung cấp thiết bị chất lượng tốt với giá thành hợp lý.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới

Máy tạo nhịp tim nhỏ hơn một hạt gạo (Ảnh: John A. Rogers)
(PLVN) - Một nhóm các nhà khoa học quốc tế do Mỹ dẫn đầu vừa công bố phát minh mang tính đột phá trong y học: máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới, có thể tiêm vào cơ thể, điều khiển bằng ánh sáng và tự tan khi không còn cần thiết. Thiết bị này hứa hẹn mở ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực y sinh, đặc biệt là trong điều trị các bệnh lý tim mạch và phục hồi sau phẫu thuật.

Apple chuẩn bị ra mắt 'Bác sĩ AI'

Apple chuẩn bị ra mắt 'Bác sĩ AI' (Ảnh: Apple)
(PLVN) - Apple đang phát triển một công cụ chăm sóc sức khỏe sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn trở thành 'bác sĩ ảo' của người dùng, dự kiến ra mắt sớm nhất vào mùa xuân hoặc mùa hè năm 2026.

Tập đoàn VNPT và UBND tỉnh An Giang: Hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2025-2030

UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn VNPT ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
(PLVN) - Ngày 26/3/2025, UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030. Cũng trong khuôn khổ sự kiện, hai bên đã tổ chức lễ Ra mắt Bệnh án Điện tử (VNPT EMR), đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số lĩnh vực y tế của tỉnh An Giang.

Bảo vệ doanh nghiệp khỏi hỏa hoạn với công nghệ IoT từ VNPT

VNPT iAlert - Bảo hiểm số cho doanh nghiệp thời 4.0
(PLVN) - Cháy nổ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi hệ thống PCCC truyền thống chưa đủ để phát hiện sớm nguy cơ. Trong bối cảnh đó, VNPT iAlert ra đời như một “lá chắn số” ứng dụng công nghệ IoT, giúp doanh nghiệp chủ động giám sát môi trường 24/7, phát hiện dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ.

HTV và VNPT ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm

HTV và VNPT ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm
(PLVN) -  Ngày 21/03/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức buổi Lễ ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm .

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam: Góc nhìn từ những kỳ lân

VNG được xem là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam. (Ảnh: Mekong Asean).
(PLVN) - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ, với sự xuất hiện của các công ty kỳ lân - những doanh nghiệp đạt mức định giá trên 1 tỷ USD. Những cái tên như VNG, VNPAY, MoMo và Sky Mavis không chỉ là biểu tượng của thành công mà còn phản ánh tiềm năng và thách thức của hệ sinh thái này.

Công nghệ uốn cong âm thanh giúp nghe nhạc mà không cần tai nghe

Một hình nộm có gắn micro ở tai để đo sự có mặt hoặc vắng mặt của âm thanh dọc theo quỹ đạo siêu âm. (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một công nghệ đột phá trong lĩnh vực âm thanh đang mở ra khả năng nghe nhạc hoặc podcast mà không cần tai nghe, đồng thời đảm bảo không ai xung quanh bị ảnh hưởng. Công nghệ này có thể thay đổi cách con người trải nghiệm âm thanh trong tương lai.