Rủi ro lớn từ dịch vụ vay không thế chấp

Những tờ rơi được dán lên cột điện, tường... nơi công cộng, đông dân cư.
Những tờ rơi được dán lên cột điện, tường... nơi công cộng, đông dân cư.
(PLO) - Thủ tục vay tiền nhanh, không cần thế chấp tài sản, số tiền được vay cao... là những ưu điểm nổi trội của hình thức cho vay không thế chấp. Tuy nhiên, song song với các “thế mạnh” trên, người vay tiền nếu không cẩn thận sẽ bị rơi vào “bẫy” của một số công ty “ma” chuyên “núp bóng” cho vay tiền hòng lừa gạt người nhẹ dạ cả tin.
Chỉ cần vào google, gõ cụm từ “cho vay không thế chấp”, trong vòng 0,3s đã cho ra gần 9 triệu kết quả. Thực tế cho thấy, dịch vụ này đang nở rộ và rất phát triển. Không những các trang mạng mà trên khắp các trục đường, các cột điện công cộng, tờ rơi được dán đầy với những lời quảng cáo cho vay tiền và số điện thoại liên hệ trực tiếp.
Loạn cho vay không thế chấp
Liên hệ với số điện thoại 0968 377 *** để được làm thủ tục vay tiền, tôi đến trụ sở một công ty tại phố Ngô Quyền (Hàng Bài – Hoàn Kiếm). Công ty này giới thiệu cho vay tiền 100% từ vốn nước ngoài, gặng hỏi mãi, một nhân viên tên Mai A. mới cho biết: “Chủ yếu là Ngân hàng A. đổ vốn, ngoài ra công ty còn liên hệ với ngân hàng T… để được hỗ trợ vốn”. 
Điều kiện được vay tiền chỉ cần có bảo hiểm nhân thọ hoặc có mức lương trên 3 triệu đồng là được vay. Tại đây, khoản vay tối đa lên đến 300 triệu đồng. Thủ tục được xử lí nhanh, người vay có thể vay tiền trong thời gian sớm nhất. Lãi suất dao động từ 1,1 – 2%/tháng. Nguồn tiền cho vay 100% từ ngân hàng quốc tế, giải ngân trong 24 giờ.
Nhân viên Mai A. chia sẻ thêm: “Nếu không chứng minh được tài chính thì bên em không thể cho vay được vì uy tín luôn đặt lên hàng đầu. Nếu chị vẫn muốn vay thì có thể nhờ người có bảo hiểm nhân thọ hoặc người đã đi làm, hưởng lương hàng tháng từ 3 triệu trở lên vay hộ, công ty sẽ rút tiền cho chị vay. Mức vay càng nhiều, lãi suất càng thấp”.
Hiện trên thị trường có nhiều loại hình cho vay không thế chấp, chẳng hạn như cho vay lãi “nằm” và lấy bát họ. Hình thức cho vay kiểu lấy bát họ lãi sẽ cao hơn rất nhiều so với vay lãi “nằm” vì người vay sẽ dễ dàng trả hết nợ nhanh. Tuy nhiên, cả hai hình thức này người vay vẫn phải viết giấy vay nợ và để lại giấy tờ tùy thân photo có công chứng. Nếu hình thức vay lãi có thế chấp lãi chỉ 3 nghìn đồng/1 triệu đồng/1 ngày thì hình thức vay không thế chấp tiền lãi cao hơn, thấp nhất là 5 nghìn đồng/1 triệu đồng/1 ngày, nhiều nơi lên đến 6 – 7 nghìn đồng/1 triệu đồng/1 ngày.
Chính vì vậy mà nhiều người đang rất cần tiền, muốn vay đều tìm đến những cơ sở cho vay để hoàn thành nốt công việc mà mình dự định. Những nơi cho vay không thế chấp chủ yếu đều là những công ty có vốn đầu tư từ ngân hàng quốc tế; một số nơi là do người dân đứng lên lén lút cho nhau vay. Mặc dù “thuận mua vừa bán”, điều kiện cho vay khá rõ ràng nhưng nhiều người vay vẫn bị các công ty dùng đủ chiêu trò hòng “rút tiền” một cách trắng trợn, lãi đã cao mà vẫn mất phí vay.
Lợi bất cập hại
Anh Phạm Bá Th. (Thụy Phương – Hà Nội) cho biết: “Cái được của vay tiền không cần thế chấp là các công ty cho vay duyệt tiền nhanh, vay bao nhiêu cũng được, các khoản vay từ 10 – 300 triệu thì rất “OK”. Tuy nhiên trước khi vay, cần xem xét kỹ công ty cho vay tiền có nợ xấu hay không, lịch sử cho vay có gì không ổn. Vì trước kia, tôi có vay không thế chấp tại một công ty, ngoài phải viết giấy vay nợ, để lại chứng minh nhân dân photo và địa chỉ nơi đang làm việc, tôi còn mất khoản phí gần 3 triệu đồng cho công ty để được vay khoản tiền 15 triệu đồng, họ gọi đó là phí để được vay”.
Những khoản phí “trên trời” tự dưng được “đặt vào cổ” của người đi vay. “Phí này để chắc chắn người vay có vay hay không, sau đó ngân hàng mới xuất tiền. Nếu hồ sơ đã duyệt, người vay lại không muốn vay nữa thì coi như mất hết phí đã đóng trước đó, vì đã phá hợp đồng vay nợ” - một nhân viên cho vay không thế chấp tại trang web vaytien... trả lời trên đường dây nóng 0934.115.*** khi được hỏi.
Chắc hẳn người dân vẫn chưa quên được vụ Công ty CP Thương mại Dịch vụ Tân Huỳnh Gia (quận 9 – TP. Hồ Chí Minh) từng cho vay tín chấp và thế chấp với phí từ 3 – 5 triệu đồng/hồ sơ. Sau đó người vay vừa không được vay tiền, vừa không được hoàn lại phí duyệt hồ sơ. Sự việc trên diễn ra từ cuối năm 2012 đến giữa năm 2013 mới tạm lắng xuống. Nó cũng là một bài học nhắc nhở người đi vay không nên vội vàng, chưa tìm hiểu kỹ nơi nào nên vay, nơi nào không nên vay đã vội vàng đặt niềm tin vào đó.
Gia đình nhà cô Đồng Thị H. (Thủy Nguyên – Hải Phòng) trước kia từng chơi hụi, khi có nhiều tiền, cô H. cho người dân vay nóng theo hình thức không cần thế chấp. Khi vốn gần hết, cô đi vay chỗ này lãi thấp rồi cho người khác vay lại với mức lãi cao hơn, cứ thế luân chuyển. Một thời gian, công ty của chồng cô phá sản, những người cho cô vay sợ mất tiền đến nhà siết nợ, trong khi các “con nợ” lại ôm nợ chạy mất. “Không còn cách nào khác, tôi đành phải bán đất, bán xe, bán hết các đồ có giá trị trong nhà để trả nợ. Còn tiền người ta vay của tôi vẫn chưa thấy tăm hơi đâu” – trường hợp của cô H. không phải hiếm nhưng nó cũng phần nào nói lên sự rắc rối, tính chất “ma mị” trong hoạt động “bắt tiền đẻ ra tiền”  này.
Không chỉ dừng lại ở đó, người vay tiền còn toát mồ hôi hột với cách thức tính lãi tại các công ty cho vay tiền. Ai có thu nhập hàng tháng càng cao, lãi suất cho vay lại càng thấp; ngược lại, hầu hết những người có thu nhập thấp mong muốn được vay thì lại bị tính lãi rất cao.

Đọc thêm

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.