Rong ruổi giấc mơ xuân

Rong ruổi giấc mơ xuân
(PLVN) - Dường như Tết đã đến sầm sập sau lưng, đến trong tâm trạng những người xa quê chỉ mong sớm đoàn tụ gia đình cùng mùa xuân no đủ. Nhưng đâu đó trong xóm ve chai lam lũ ở Sài Gòn, vẫn còn đó những phận người tha hương, hàng ngày rong ruổi trên chiếc xe thu mua phế liệu cùng giấc mơ xuân mang no ấm về nhà...

Có lẽ để nói về cuộc sống mưu sinh không nơi nào có nhiều mảng màu đời sống đa dạng như đất Sài Gòn – TP HCM. Những bức tranh biếm họa đầy màu sắc về phận đời, phận người cứ ngày ngày hiện ra và khắc họạ càng thêm rõ nét trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm. Khi mà người ta đang đau đáu về một cái Tết đoàn viên thì đâu đó là những con người “rong ruổi cùng giấc mơ xuân” trên những chuyến xe ve chai nặng oằn trong sương sớm.

Nặng quằn những vòng xe

Sài Gòn những ngày cuối năm ẩm ương như cô nàng mới lớn, mới nắng gắt đó thôi lại có thể âm u bất chợt; mới hôm rồi còn nóng hầm người, vậy mà sớm hôm sau đã bỗng chốc trở mình lạnh cóng.

Đến cái tiết trời còn ỡm ờ chực chờ thay đổi, ấy vậy mà cứ đều như nêm, đúng 6h sáng hàng ngày tại một con hẻm nhỏ không tên nép mình trên con đường Lý Thường Kiệt nhộn nhịp, từng dòng xe thồ, xe ba gác nối tiếp nhau rời đi, bắt đầu một ngày mới mưu sinh đầy khó nhọc. 

 

Chỉ có con người ta rời bỏ Sài Gòn. Chứ Sài Gòn, chẳng chê bai ai, chẳng ruồng bỏ ai. Ở nơi đó, những phận người lam lũ, khó nhọc, nương tựa với nhau hình thành một xóm, “Xóm ve chai” – tên xóm cũng là tên nghề, nghe thân thương mà sao buồn man mác.

Chả biết tự bao giờ và từ lúc nào mà cái xe đồng nát hay xóm ve chai hình thành nên cái tên và khẳng định luôn cảsố phận con người gắn liền với nó. Chỉ biết đa phần những người dân trú ngụ tại con hẻm này đều là những người con xa quê vào Sài Gòn lập nghiệp, có người đến từ Quảng Ngãi xa xôi, có kẻ lại rời đi từ Phú Yên đầy nắng và gió quanh năm chẳng rõ mặt người. 

“Ai đồng nát đây..

Ai ve chai đây...”

Hòa lẫn trong tiếng còi xe ồn ã quen thuộc nơi phố thị là tiếng rao đặc sệt giọng quê nhà, mọi người tất tả đẩy chiếc xe thồ cà tàng với vài dụng cụ đơn giản như cái còi, cái cân, vài 3 sợi dây ràng chuẩn bị sẵn cho những chuyến hàng  đồng nát. Cứ thế, từng dòng xe nối đuôi nhau rời con hẻm nhỏ.

Ở chiều ngược lại, cũng có thấp thoáng bóng dáng vài chiếc xe nặng oằn vừa trở về cùng với thành quả sau một đêm trắng mắt trên đường.

- “Được bộn hả bây”? Giọng hỏi thì đầy vẻ quan tâm, háo hức, tưởng như vui lây với niềm vui "trúng quả" của người được hỏi sau một ngày đạp xe rạc cẳng.

- “Dạ thím, qua nay trúng mánh, được mớ ở công trình, họ cho mình tí vỏ bao, sắt vụn” - nghe tiếng cười hồ hởi cũng biết được tâm trạng đầy ắp niềm vui. 

Vợ chồng anh Minh và chị Lan vừa nhanh nhẹn dỡ bao phế liệu, vừa trò chuyện với chúng tôi: “Bán hết mớ này lãi chắc cũng tầm 4 xị, may sao hôm qua người ta cho nhiều nên vốn ít – lãi nhiều, cứ đà này mấy hôm nữa là đủ tiền về Phú Yên ăn tết với hai sắp nhỏ, nhớ nó quá chừng”.

Sắp nhỏ mà anh nói là hai đứa con ở cùng ông bà nội, cả năm chỉ được gặp ba mẹ đúng dịp Tết về, mà có khi còn không được. Như năm kia anh kể, cuối năm làm quả bệnh nặng, tiêu sạch tiền dành nên chỉ dám gửi ít về quê, còn vợ chồng thì lặng lẽ đón tết xa nhà, xa con.

Cứ thế, sau vài ba câu tán gẫu, họ rời nhau mỗi người một ngả rồi dần khuất bóng ở phía đường lớn thênh thang. Họ chạy đua với sự hối hả của phố phường, chạy qua lớp lớp bụi đường, nắng cháy rồi chạy lướt qua cả bệnh tật, với tuổi tác của chính mình với sự sợ hãi và lo lắng. Sợ bát cơm của lũ trẻ không đầy, sợ con mình chậm tiền học phí… hằng hà những nỗi lo như thế làm bánh xe thêm trĩu nặng, bởi từng ngày trôi qua với họ là cả một sự thách thức, một cuộc chạy đua vượt qua cả giới hạn của bản thân. 

“Cô mong sao con cô nó mau tốt nghiệp ra trường, có công việc làm ổn định rồi thì cô cũng đỡ lo, chứ thân thể mình bây giờ thấy nó cũng bắt đầu rệu rã, đi xa không được nữa rồi. Đến tuổi này chỉ muốn về lại quê nhà, về với ông bà mình mà sợ về rồi lại chả có cái ăn, làng cô ai cũng đói nghèo thế cả”, vừa nói cô Bảy vừa lấy tay quệt giọt mồ hôi chảy vội trên khuôn mặt khắc khổ của mình.

Giấc mơ xuân đến vội

Tầm 19h tối, từng chiếc xe thồ đầy ắp nối đuôi nhau đi vào con hẻm nhỏ, kết thúc một ngày rong ruổi mưu sinh. Đan xen giữa những tiếng cười nói rôm rả là vai ba giọng thở dài não nuột hôm nay ít hàng, trách sao đẩy xe nghe nhẹ bẫng.

Tại gian nhà nhỏ, người chủ vựa liên tục phân đếm các món hàng nào giấy, nào lõi đồng, nào sắt vụn… vừa nhanh nhảu tính toán vừa hỏi han vài ba chuyện với các con buôn.

“Thấy họ nghèo khó mình cũng thương, mình cũng là dân buôn đi lên thành chủ vựa nên hiểu nghề này vất vả thế nào. Đôi lúc mấy cái món lẻ lẻ, tiền hổng đáng là bao nhưng vẫn làm tròn, cho mọi người được thêm mớ rau, lon gạo. Mới tháng trước có thằng bé đi mót kiểu gì mà bị mấy thanh sắt công trình cứa vô cái bị uốn ván, thương nó nghèo, tui cho nó 1 triệu để nó thuốc than. Mình nghèo cũng nghèo rồi, sống hơn nhau bởi cái tình thôi, mấy em thấy phải không?” - Ông Hùng, một chủ vựa ở đây vừa trò chuyện, vừa hỏi chúng tôi như thế. Câu hỏi không cần trả lời, một sự trao đi mà không cần hồi đáp, thế mới thấy cái tình người xa quê ở Sài Gòn vẫn thấm đẫm biết bao nhiêu. 

Ở góc xa, chị Ngọc Liên (quê ở Quãng Ngãi) liên tục xuýt xoa khi nghe tin hết vé tàu xe về Tết: “Còn non tháng nữa là Tết, giá cả năm nay lên cao quá, không biết có đủ tiền mua mấy cân thịt trữ cho lũ nhỏ hay không? Mà sợ nhất là hết vé về quê, năm trước chị được về xe từ thiện của thành phố, năm nay không biết có được cho nữa không? Chứ tình hình có khi không mua được vé ấy cô ạ”.

Một ngày dài khép lại, sự mệt mỏi tạm nhường lại cho những câu chuyện cười chắp vá, vài cuộc điện thoại kéo gần những mong nhớ phương xa. Hơn hết, gạt qua những bộn bề thường nhật, xóm ve chai ấy vẫn luôn mang theo những hy vọng và niềm tin về một mùa xuân no ấm, đủ đầy và đoàn viên bên gia đình…

Đọc thêm

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội
(PLVN) - Ông Tô Tử Anh - Phó Phòng quản lý hành nghề Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, liên quan đến vụ việc cô gái tử vong vì nâng mũi, Sở Y tế Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật đối với ông Lê Ngọc Anh, là nhân viên Bệnh viện Ung Bướu.

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính
(PLVN) - Sáng ngày 8/3, nhận được thông tin trên địa bàn xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang diễn ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, phóng viên có mặt tại địa phương để ghi nhận thực trạng và làm việc với chính quyền, tuy nhiên khi tới UBND xã Nam Hòa thì cả xã đều tạm dừng hoạt động để đi đám ma...

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi
(PLVN) - Cho một bức ảnh có hai hình tròn to, bên trong có 12 chấm tròn nhỏ chạy vòng quanh, giữa tâm có một que nhọn chỉ lên trên với đề bài: “Theo gợi ý của bức ảnh, anh/chị hãy trình bày cách giải quyết vấn đề của mình”. Đó là đề thi chọn thí sinh vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn Lớp 12 năm 2021-2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.

Bài 2: Vụ tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Cận cảnh một màn kịch… móc túi người bệnh của bác sỹ dởm!

Viên sủi Satuchin đang sử dụng trái phép hình ảnh của y, bác sỹ để quảng cáo sai công dụng?
(PLVN) - Không từ thủ đoạn, chiêu thức để “khu môi múa mép” dù có những lúc màn kịch do các bác sỹ online dàn dựng hết sức lố bịch và không có cơ sở kiểm chứng. Tuy nhiên, phần nào đó lột tả bản chất thiếu đạo đức và bất chấp của tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin trong vụ việc này.

Trả thưởng 200.000 USD cho ứng viên trả lời đúng câu hỏi

APEC GROUP sẵn sàng trả lương 200.000 USD cho ứng viên
(PLVN) - Tập đoàn APEC gây bất ngờ với tuyên bố sẵn sàng trả lương 200.000 USD (tương đương khoảng 5 tỷ đồng Việt Nam) cho ứng viên nào trả lời chính xác và sâu sắc hai câu hỏi:”Có những phương pháp sáng tạo nào?” và “Nguồn gốc của sáng tạo là gì?”

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?
(PLVN) -  Sau gần 1 năm loay hoay không thi công nổi 100 mét ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc cho rằng nguyên dân dự án bị sạt lở, chậm tiến là do "trời mưa".

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc
(PLVN) - Gần 1 năm trôi qua Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc - đơn vị thi công Dự án nâng cấp, cải tạo kết hợp đường giao thông ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) loay hoay làm vẫn chưa được 100 mét ngòi tiêu. Dự án đến nay bị chậm tiến độ, gây cản trở giao thông khiến người dân vô cùng bức xúc.

Cần “thượng phương bảo kiếm” trị tội phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Theo số liệu Bộ Tư pháp công bố mới đây, số lượng các cuộc đấu giá Quyền sử dụng đất (QSDĐ) chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các cuộc đấu giá tài sản (ĐGTS) ở Việt Nam. Tổng giá trị các cuộc đấu giá QSDĐ chiếm trên dưới 90% giá trị các cuộc ĐGTS. Tuy nhiên, đằng sau hoạt động này còn nhiều “góc khuất” cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan chức năng.

Y Tý “chuyển mình” trong mây trắng

Y Tý mùa săn mây.
(PLVN) - Y Tý là một xã rẻo cao quanh năm mây phủ của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, được ví như nàng tiên mới tỉnh giấc giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ...

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam
(PLVN) - Cuối tháng 8, dư luận xôn xao với thông tin Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm ăn liền Hảo Hảo vì có chứa chất Ethylene Oxide (EO). Sau sự cố này, người dân vẫn sử dụng mì Hảo Hảo hàng ngày vì sản phẩm được khẳng định không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam.

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?
(PLVN) - Theo thông báo chính thức của giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA 2021), được sự cho phép của tỉnh Khánh Hòa, cuối tháng 6/2021 Ban tổ chức giải đã di chuyển toàn bộ 8 đội bóng từ các tỉnh thành như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng... vào Nha Trang và thi đấu theo mô hình tập trung cách ly.