'Rồng lửa' S-400 của Nga nguy hiểm chết người?

Hệ thống phòng không của Nga.
Hệ thống phòng không của Nga.
(PLVN) - Với việc được trang bị các tên lửa mới, công nghệ radar tối tân và các ứng dụng khác, hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga trở thành thứ vũ khí đáng gờm và vô cùng nguy hiểm, hãng tin Sputnik dẫn một bài viết trên tạp chí National Interest nhấn mạnh.

Theo Sputnik, tác giả bài viết trên National Interest cho rằng những khả năng hiện tại của hệ thống S-400 đã vượt trội so với các hệ thống phòng không trước đây.

Theo bài viết, hệ thống phòng không S-400 là sự hiện đại hóa sâu sắc của S-300, hội tụ tất cả các thế mạnh của hệ thống cũ và được trang bị thêm nhiều tính năng mới, nổi trội. Trong đó, với việc được trang bị những chiếc radar mới, cảm biến nhạy hơn, hệ thống S-400 có thể phát hiện được hầu hết mọi mục tiêu trên không.

Một ưu điểm khác của hệ thống này được liệt kê là tính cơ động, linh hoạt trong sử dụng. Theo đó, tổ hợp phòng không mới của Nga tương thích với 4 loại tên lửa khác nhau về trọng lượng và tính năng. 

Điều này cho phép hình thành một hệ thống phòng không đa cấp độ. Ngoài ra, S-400 cũng có thể sử dụng cả những tên lửa được trang bị cho hệ thống S-300.

Thêm vào đó, tầm bắn của hệ thống S-400 cũng đã được tăng lên đáng kể. Tên lửa này hiện có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400 km.

Tác giả bài viết cho rằng, những ưu điểm trên khiến S-400 trở thành mối đe dọa chết người, đầy nguy hiểm.

S-400 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung và tầm xa mới nhất được Nga đưa vào sử dụng năm 2007. 

Hệ thống này được thiết kế để phá hủy các máy bay và tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình. Máy bay này cũng có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu trên mặt đất. 

Theo giới chức Nga, hệ thống S-400 có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400 km và ở độ cao tới 30 km dưới hỏa lực mạnh và gây nhiễu của địch.

Đọc thêm

Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva chúc mừng Quốc khánh Lào

Đại sứ Việt Nam Lê Thị Tuyết Mai và Đại sứ Lào Latsamy Keomany khẳng định các Cơ quan đại diện của Việt Nam và Lào tại Geneva sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, đóng góp tích cực cho mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước. Ảnh: Phóng viên TTXVN tại Geneva.
(PLVN) - Chiều 1/12, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai dẫn đầu đoàn đại biểu của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva tới chúc mừng Phái đoàn đại diện thường trực Lào tại Geneva nhân dịp kỷ niệm 48 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975-2/12/2023).

Các quốc gia hào hứng với 'Ngày hội ôm quốc tế'

Các quốc gia hào hứng với 'Ngày hội ôm quốc tế'
(PLVN) - Nhiều quốc gia trên thế giới có ngày hội ôm của riêng mình nhưng mục đích của những ngày hội này đều tương tự nhau. Đó là khuyến khích mọi người thể hiện cảm xúc và nghĩa cử yêu thương với nhau nhiều hơn.

Sau COVID-19, thế giới có gì?

Thế giới đã thay đổi sau đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
(PLVN) - COVID-19 đã trở thành bệnh thông thường ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều lo ngại thường trực là với hơn 500 loại Coronavirus, biết khi nào một trong số chúng lại đột biến để gây đại dịch cho người, chưa kể vô số loại virus khác cũng đều có nguy cơ gây đại dịch.

Thụy Sĩ đóng băng tài sản trị giá gần 9 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ vốn là một điểm đến ưa thích của những người Nga giàu có và là nơi cất giữ tài sản của họ. Ảnh minh hoạ: Internet.
(PLVN) - Thụy Sĩ thông báo, từ đầu năm đến nay, nước này đã đóng băng các tài sản của Nga trị giá khoảng 7,7 tỷ franc Thụy Sĩ (tương đương 8,81 tỷ USD) theo các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.

Việt Nam kêu gọi duy trì cách tiếp cận mở, đa phương đối với vấn đề di cư

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva phát biểu tại khóa họp lần thứ 114 Hội đồng Tổ chức di cư quốc tế (IOM), Geneva ngày 28/11/2023. Nguồn: Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, từ ngày 27-29/11, tại Geneva, Khóa họp lần thứ 114 Hội đồng của Tổ chức di cư quốc tế (IOM) đã diễn ra với sự tham dự của đại diện 175 quốc gia thành viên, đặc biệt trong đó có sự tham dự của hơn 30 lãnh đạo cấp Nguyên thủ và Bộ trưởng.