Rộn ràng ngày quay lại trường học

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sinh viên, học sinh quay về trường, các dự án giáo dục khởi động lại... Những hoạt động rộn ràng ấy đã cho thấy sinh khí của một cuộc sống bình thường.

Sinh viên đăng kí học tập trung môn... thể dục

Ngay khi một trường ĐH đã cho sinh viên đến trường học trực tiếp vào ngày 6/12, trong đó, hơn 1.000 sinh viên đã đăng ký học tập trung môn điền kinh tại trường.

Câu chuyện diễn ra tại Trường ĐH Nha Trang, đông đảo sinh viên đã đến trường học trực tiếp sau thời gian dài học trực tuyến phòng dịch COVID-19. Lịch học áp dụng cho sinh viên đang cư trú tại Nha Trang đã tiêm 2 mũi vaccine và có nhu cầu đăng ký trên tinh thần tự nguyện, không tổ chức cho sinh viên ở nội trú tại ký túc xá.

Sau thông báo, đã có khoảng 2.000 sinh viên đăng ký đến trường học tập trung, riêng môn điền kinh có hơn 1.000 sinh viên.

Trước đó, hàng loạt trường ĐH ở nhiều địa phương cũng có kế hoạch cho sinh viên đến trường học trực tiếp như: TP HCM, Đà Nẵng… Tại TP HCM, nhiều trường ĐH đã cho sinh viên đến trường học trực tiếp các môn thực hành, thí nghiệm, luận văn và đồ án tốt nghiệp, có thể kể đến Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM, Trường ĐH Bách khoa TP HCM, Trường ĐH Y dược TP HCM…

Để sinh viên đến trường học được an toàn, tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch, các trường ĐH cũng đều lên những phương án cụ thể, xây dựng các phương án phòng dịch kỹ càng. Cụ thể như kịch bản nếu lớp học có F0 thì xử trí ra sao... Một số trường áp dụng phương án sinh viên được phân luồng ra vào cổng trường theo lịch học của lớp hàng ngày. Có trường cân nhắc phương án xét nghiệm nhanh ngẫu nhiên khoảng 20% số sinh viên đi học”.

Nguyễn Thảo Nguyên, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM cho biết: “Sau một thời gian dài học trực tuyến, khi được thông báo sắp quay trở lại trường học, em thấy rất hồ hởi vì khá nhớ bạn bè, trường lớp. Ngoài ra, việc học trực tiếp em thấy vẫn có hiệu quả nhiều hơn, chống lại “cơn lười” tốt hơn. Em được biết trường đang triển khai một số biện pháp chống dịch, thực hiện 5K. Về phía sinh viên cũng đòi hỏi tiêm 2 mũi vaccine trở lên, em nghĩ cũng khá an toàn nếu mỗi sinh viên đều cẩn thận, giữ khoảng cách”.

Cùng với việc sinh viên háo hức quay lại trường, hiện các chương trình tư vấn tuyển sinh trực tuyến cũng đang được nhiều tổ chức, nhiều trường học triển khai. Từ tháng 11, Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM đã tổ chức các buổi hướng nghiệp online cho học sinh trên cả nước có nhu cầu tìm hiểu về Trường ĐH Bách khoa. Nhằm mong muốn các em học sinh hiểu rõ về các chương trình đào tạo, định hướng nghề nghiệp trong tương lai, Ban tư vấn của chương trình gồm các đại diện đến từ các Phòng ban đã tham gia giải đáp mọi thắc mắc về chọn ngành, chọn nghề cho các bạn học sinh và quý phụ huynh. Các buổi tư vấn được tổ chức trên nền tảng trực tuyến đã thu hút đông đảo sự tham gia của các em học sinh từ cả nước.

Tháng 12, trường Chương trình Cử nhân quốc tế IBD@NEU của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng đang tổ chức tuyển sinh khóa 18. Đây là chương trình dành cho cả học sinh và các bậc phụ huynh tìm hiểu về chương trình học tập và rèn luyện đạt chuẩn quốc tế tại trường.

Tương tự, hàng loạt trường ĐH khác trên cả nước cũng đã và đang tổ chức rải rác các buổi tư vấn tuyển sinh trực tiếp và trực tuyến.

Mới đây nhất, chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2022 do Báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Bộ LĐ-TB&XH thực hiện đã khai mạc và diễn ra một số buổi trên nền tảng Zoom webinar, cũng thu hút đông đảo phụ huynh và học sinh quan tâm, tham gia.

Học sinh rục rịch quay về trường học

Tại các tỉnh, thành trên cả nước, thời gian qua, nhiều nơi đã thí điểm cho học sinh cấp 2, 3 đi học trở lại. Một số tỉnh, thành cũng đã lên phương án cho các em đi học ở thời điểm này.

Tại Thủ Đức, TP HCM, học sinh một số khối trong quận đã được thí điểm học trực tiếp trong hơn 2 tuần qua. Thông tin về kết quả dạy và học trực tiếp trong 2 tuần thí điểm, ông Nguyễn Thái Nguyên - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức cho hay, ban đầu tỉ lệ học sinh đi học thấp hơn 80% nhưng hiện tại đã tăng lên trên 92%. Khi xuất hiện F0, nhà trường đã xử lý kịp thời, bình tĩnh như hướng dẫn y tế, không hoang mang.

Tất nhiên, câu chuyện học sinh đi học trở lại vẫn là một vấn đề cần cân nhắc và chuẩn bị rất kĩ lưỡng về phương án, lộ trình. Như quận Gò Vấp có phương án dự kiến các trường TH, THCS sẽ chia nửa sĩ số đi học ngày chẵn, nửa còn lại đi học ngày lẻ. Học sinh sẽ đi học cả ngày, nhà trường thực hiện bán trú, tránh học sinh phải đi lại nhiều lần, đảm bảo an toàn phòng dịch cho học sinh, phụ huynh an tâm khi đi làm.

Cạnh đó, nhiều quận, huyện tiếp tục đề xuất cho học sinh khối 7, 8, 10, 11 đi học trở lại từ ngày 3/1/2022, đồng thời chuẩn bị phương án cho cấp tiểu học trở lại trường.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ học sinh khối 9 và 12 học trực tiếp đến chiều 24/12 là 96%, cao hơn con số phụ huynh đồng ý ban đầu (khoảng 80%).

Từ tuần vừa rồi, học sinh khối 9 và 12 vẫn đi học trực tiếp tại trường. Riêng các khối còn lại, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Sở Y tế, các quận, huyện sơ kết hai tuần thí điểm dạy trực tiếp, đề xuất UBND TP HCM phương án dạy trực tiếp.

Một hoạt động diễn ra thời gian qua tại các trường học trên địa bàn TP HCM là việc các trường THCS, THPT đã thăm dò ý kiến phụ huynh học sinh về việc cho con em đến trường. Tại nhiều điểm trường học, tỉ lệ đồng thuận của phụ huynh có sự khác nhau. Một số trường THCS, tỉ lệ đồng thuận lên đến trên 93%, có trường chỉ có 70%. Tỉ lệ phụ huynh đồng tình ở các khối tại mỗi trường cũng có sự chênh lệch nhau. Bên cạnh những phụ huynh đồng thuận, nhiệt tình mong muốn con được đi học trở lại thì vẫn còn không ít phụ huynh ngần ngại với các lý do như tình hình dịch bệnh còn căng thẳng, lo ngại nguy cơ lây nhiễm cao… Với các học sinh nhỏ tuổi, phần lớn phụ huynh e ngại do con em chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Tuy nhiên, TP HCM cũng đã ghi nhận được sự thay đổi nhiều từ phía các phụ huynh. Nếu như trong các cuộc khảo sát cách đây 1 tháng, tỉ lệ phụ huynh không đồng thuận cho con trở lại trường khá cao, thường trên 50% thì giờ đây tỉ lệ đồng thuận đã vượt trội so với tỉ lệ từ chối. Điều này được cho là phụ huynh đã bắt đầu an tâm hơn khi trẻ được “phủ” vắc xin, đồng thời đã có tâm lý vững vàng hơn khi đối mặt với dịch bệnh.

Chị Ngô Thị Thùy Nhi, ngụ Tân Thới Hiệp, quận 12, phụ huynh em Phan Thanh Thảo, học lớp 8 chia sẻ: “Thời điểm mới tháo bỏ giãn cách, tôi cũng không dám cho con đi học lại nếu nhà trường có kế hoạch, vì thời điểm ấy tôi rất sợ dịch bệnh, con đi học đối mặt với quá nhiều nguy cơ. Nhưng hiện nay cháu cũng đã được tiêm ngừa đầy đủ. Với lại, con ở nhà học trực tuyến cũng thực sự khó khăn cho gia đình phải sắp xếp thời gian, vì vợ chồng tôi đều làm việc văn phòng. Thời gian hai vợ chồng đi làm cháu phải tự ở nhà một mình lo chăm em nên chúng tôi phải nhờ bà ngoại cháu lên trông giúp, nhưng bà ngoại còn việc ở quê nên chỉ giúp được một thời gian thôi. Nên lần này thấy thông báo con đi học lại tôi đã đồng ý ngay khi có khảo sát. Tôi nghĩ, bây giờ cũng phải chấp nhận “sống an toàn” trong dịch, vừa đi học vừa đảm bảo các yếu tố an toàn chứ trẻ cũng không thể ru rú ở nhà mãi được, sẽ nhiều bất tiện cho người lớn và thiệt thòi cho các con”.

Việc học sinh, sinh viên quay lại trường học là một dấu hiệu thấy rõ cuộc sống “bình thường mới” đang tiếp diễn. Tất nhiên, mối lo thì vẫn còn đó, nhưng mỗi gia đình, mỗi người cũng phải chấp nhận và trang bị cho mình những phương án để sống bình thường trong dịch.

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?