Rộn ràng không khí mừng Lễ Phật Đản khắp cả nước

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Hòa vào không khí vui tươi của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2568, trong hương sen dịu ngọt mùa hè, nhiều ngôi chùa trên khắp cả nước được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, phẩm lễ với mong muốn đón một đại lễ thật ý nghĩa, trang trọng.

Nằm trong chuỗi sự kiện kính mừng Đức Phật đản sinh, ngày 12/5 vừa qua (tức ngày 5/4 âm lịch) tại Cung Trúc Lâm Yên Tử, Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản.

Trong không khí trang nghiêm, Thượng tọa Thích Đạo Hiển - Uỷ viên HĐTS, Phó Trưởng ban kiêm Chánh thư ký Ban trị sự Giáo hội Phật Giáo tỉnh Quảng Ninh đã tuyên đọc Thông điệp Đại lễ Phật đản của Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đệ tứ Pháp Chủ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam: "…Đại lễ Phật đản, hay ngày Tam hợp – Kỷ niệm Đức Phật Đản sanh, Thành đạo và Nhập Niết-bàn, là dịp cùng nhau ôn lại cuộc đời cao thượng, những lời dạy vô ngã vị tha, đầy thương yêu và trí tuệ, không chỉ là nguồn an ủi mà còn hiến tặng giải pháp thiết thực chuyển hóa nỗi khổ đau cá nhân, kiến tạo môi trường an lạc cho vạn loại chúng sinh…"

Ảnh: Chùa Yên Tử

Ảnh: Chùa Yên Tử

Tại buổi lễ, Chư Tôn Đức đã niêm hương bạch Phật cầu nguyện quốc thái dân an và cử hành nghi thức Tắm Phật truyền thống. Ảnh: Chùa Yên Tử

Tại buổi lễ, Chư Tôn Đức đã niêm hương bạch Phật cầu nguyện quốc thái dân an và cử hành nghi thức Tắm Phật truyền thống. Ảnh: Chùa Yên Tử

Tối 15/5 (tức 8/4 âm lịch), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP HCM đã tổ chức lễ rước kiệu, cung thỉnh tôn tượng kim thân Đức Phật đản sinh từ tổ đình Ấn Quang đến Việt Nam Quốc Tự - nơi lễ đài chính của Phật giáo TP HCM.

Ảnh: Chùa Yên Tử

Ảnh: Chùa Yên Tử

Cũng trong tối 15/5 (tức 8/4 âm lịch), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP HCM đã tổ chức lễ rước kiệu, cung thỉnh tôn tượng kim thân Đức Phật đản sinh từ tổ đình Ấn Quang đến Việt Nam Quốc Tự - nơi lễ đài chính của Phật giáo TP HCM. Đây là sự kiện trọng đại được đông đảo Tăng Ni, Phật tử và nhân dân TP HCM tham dự với lòng thành kính và niềm hân hoan vô bờ bến.

Trên suốt hành trình, đoàn rước kiệu đi qua các tuyến đường đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dân. Mọi người đều thành tâm cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình và cầu cho bản thân, gia đình được bình an, hạnh phúc.

Khung cảnh chào mừng lễ Phật đản tại chùa Pháp Hoa (quận 3, TP HCM) lung linh về đêm.

Khung cảnh chào mừng lễ Phật đản tại chùa Pháp Hoa (quận 3, TP HCM) lung linh về đêm.

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản Pl.2568, ngày 15/5, Ban Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Đà Lạt đã cử hành Lễ rước bảo tượng đức Phật đản sanh từ Tổ đình Linh Quang đến lễ đài tại công viên Thủy Tạ bên Hồ Xuân Hương, mở đầu cho tuần lễ kính mừng Phật đản tại thành phố ngàn hoa.

Ảnh: Phật giáo Đà Lạt

Ảnh: Phật giáo Đà Lạt

Tại khuôn viên Thuỷ Tạ, sau khi Chư Tôn Hòa Thượng chứng minh niêm hương bạch Phật, đảnh lễ kim thân đản sanh, Chư Tôn Đức đã làm lễ mộc dục (tắm Phật), lễ phóng sanh. Các đạo tràng Phật tử về tham dự lễ cũng được lần lượt xếp hàng vào đảnh lễ tắm Phật.

Lễ đài đản sanh sẽ được tôn trí tại công viên Thuỷ Tạ suốt trong tuần lễ Phật đản từ mùng 8 đến rằm tháng 4, du khách và người dân địa phương sẽ được hành lễ và tắm Phật khi đến đây.

Lễ hạ thuỷ 7 đoá sen mầu nhiệm trên Hồ Xuân Hương - TP Đà Lạt Kính mừng Đại Lễ Phật đản PL.2568 - Ảnh: Phật Giáo Đà Lạt

Lễ hạ thuỷ 7 đoá sen mầu nhiệm trên Hồ Xuân Hương - TP Đà Lạt Kính mừng Đại Lễ Phật đản PL.2568 - Ảnh: Phật Giáo Đà Lạt

Chiều tối 16/5, Tại quảng trường Lâm Viên, Ban Trị sự tổ chức lễ thắp sáng 7 hoa sen lớn trên mặt hồ Xuân Hương, đồng thời tổ chức lễ chính thức Phật đản tại lễ đài chính trong khuôn viên chùa Linh Sơn - TP Đà Lạt.

Tương tự, trước đó, ngày 12/5, Ban tổ chức Đại lễ Phật đản tại tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã tổ chức nghi lễ hạ thủy 7 đóa hoa sen xuống giữa dòng sông Hương, đoạn trước công viên bia Quốc Học (TP Huế).

Ảnh: Ngô Lễ

Ảnh: Ngô Lễ

Lễ Thắp sáng 7 hoa sen được cử hành vào tối 8/4 năm Giáp Thìn (tức ngày 15/5) tại Nghênh Lương đình, hoa sen được tôn trí trên dòng Hương trong suốt tuần lễ Phật đản đến hết ngày Rằm tháng Tư năm Giáp Thìn.

Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc là một thông điệp vĩ đại về tiến trình thành tựu Vô Vô thượng giác của chính Thế Tôn và tất cả những người con Phật...

Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc là một thông điệp vĩ đại về tiến trình thành tựu Vô Vô thượng giác của chính Thế Tôn và tất cả những người con Phật...

Tại Thái Nguyên, Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 vào ngày 12/5. Trong không khí tinh tấn, an lạc, dưới sự chứng minh của đông đảo Chư Tôn Đức Tăng Ni, các vị đại biểu và Quý Phật Tử đã cử hành nghi lễ tụng kinh Phật đản và làm lễ tắm Phật.

Nghi lễ tắm Phật tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc

Nghi lễ tắm Phật tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc

Với tinh thần “Phụng sự nhân sinh, ích đời lợi đạo; sáng soi đạo pháp, hộ quốc an dân”, Đại lễ Phật đản được Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc tổ chức rất trân trọng, nâng niu, với mong muốn gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của Phật Pháp, tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàng pháp độ sinh, hướng dẫn hành đạo đúng đường hướng của Giáo hội, phụng đạo yêu nước.

Ảnh: Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc

Ảnh: Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc

Tại chùa An Trú (xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 – Dương lịch 2024 được Ban Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam huyện Triệu Phong tổ chức sáng 12/5 hoành tráng, rực rỡ.

Không khí Đại lễ Phật đản tại chùa An Trú - Ảnh: giacngo.vn

Không khí Đại lễ Phật đản tại chùa An Trú - Ảnh: giacngo.vn


Sau khi niệm Phật cầu gia hộ, dâng hoa cúng dường, trong không khí trang nghiêm, đại chúng đã lắng nghe Đại đức Thích Nguyên Mãn, Trưởng ban Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam huyện Triệu Phong tuyên đọc Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam...

Tại Nghệ An, ngày 5/4 âm lịch vừa qua, Chùa Cổ Am trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL.2568 - DL.2024 kỷ niệm 2648 năm ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh.

Buổi lễ có sự quang lâm, tham dự của chư tôn đức Phật giáo Nghệ An, Các vị lãnh đạo chính quyền các cấp, Đại diện các trường THPT trên địa bàn huyện, các doanh nghiệp doanh nhân cùng hơn 3.000 thiện nam tín nữ Phật tử trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nghi lễ tắm Phật linh thiêng, rưới lên kim thân sơ sinh bảo tượng của Ngài để cầu nguyện cho một mùa Phật đản an lành đến khắp mọi nhà. Ảnh: Chùa Cổ Am

Nghi lễ tắm Phật linh thiêng, rưới lên kim thân sơ sinh bảo tượng của Ngài để cầu nguyện cho một mùa Phật đản an lành đến khắp mọi nhà. Ảnh: Chùa Cổ Am

Ảnh: Chùa Cổ Am

Ảnh: Chùa Cổ Am

Ảnh: Chùa Cổ Am

Ảnh: Chùa Cổ Am

Đại Lễ Phật Đản của Phật giáo huyện Yên Thành (Nghệ An) được tổ chức tại Chùa Chí Linh sáng mùng 5/4.

Đại Lễ Phật Đản của Phật giáo huyện Yên Thành (Nghệ An) được tổ chức tại Chùa Chí Linh sáng mùng 5/4.

Tại Yên Mô (tỉnh Ninh Bình), Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024 của Ban trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam huyện Yên Mô đã được diễn ra trang nghiêm, hoan hỷ tại lễ đài tập trung chùa Tiên Hưng - thị trấn Yên Thịnh trong sự hân hoan thành kính của Chư tôn Thiền đức Tăng ni, tín đồ Phật tử huyện Yên Mô vào sáng 12/5.

Ảnh: Thích Nữ Minh Huy

Ảnh: Thích Nữ Minh Huy

Không chỉ tại các ngôi chùa mà Phật tử khắp nơi trên cả nước còn thiết trí không gian kính mừng Đại lễ Phật Đản tại tư gia. (Ảnh: Bảo Anh Trương)

Không chỉ tại các ngôi chùa mà Phật tử khắp nơi trên cả nước còn thiết trí không gian kính mừng Đại lễ Phật Đản tại tư gia. (Ảnh: Bảo Anh Trương)

Trước đó, ngày 8/5 (tức ngày 1/4 âm lịch) - ngày đầu tiên của “tháng Phật đản”, hòa trong niềm hân hoan của hàng vạn người con Phật trên khắp hành tinh hướng về ngày đản sinh của Đức Từ Phụ, chư Tăng và Phật tử chùa Vạn Phúc (thôn Đoài, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã trang nghiêm tổ chức lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024. Đây cũng là ngôi chùa đầu tiên tại Hà Nội tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568.

Lễ Phật đản tại chùa Vạn Phúc.
Lễ Phật đản tại chùa Vạn Phúc.
Không khí lễ Phật đản tại Chùa Bà Đá, hay còn được gọi là Linh Quang Tự, Sùng Khánh tự - ngôi chùa có lịch sử hình thành và phát triển khá đặc biệt của Thủ đô. Ảnh: Minh Trang

Không khí lễ Phật đản tại Chùa Bà Đá, hay còn được gọi là Linh Quang Tự, Sùng Khánh tự - ngôi chùa có lịch sử hình thành và phát triển khá đặc biệt của Thủ đô. Ảnh: Minh Trang

Chùa Bà Đá nằm tại số 3 Nhà Thờ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Minh Trang

Chùa Bà Đá nằm tại số 3 Nhà Thờ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Minh Trang

Cờ hoa, áp phích mừng lễ Phật đản rực rỡ tại nhiều con phố tại Hà Nội - Ảnh: Minh Trang

Cờ hoa, áp phích mừng lễ Phật đản rực rỡ tại nhiều con phố tại Hà Nội - Ảnh: Minh Trang

Không khí chuẩn bị cho đại lễ Phật đản tại Chùa Bái Đính, Ninh Bình. Ảnh: Thượng tọa Thích Minh Quang

Không khí chuẩn bị cho đại lễ Phật đản tại Chùa Bái Đính, Ninh Bình. Ảnh: Thượng tọa Thích Minh Quang

Tại chùa Tam Chúc, mọi công tác chuẩn bị cho Phật đản (diễn ra sáng 19/5) đang dần hoàn thiện. Mái già lam như được khoác lên mình tấm áo mới với cờ, hoa rực rỡ. Sự tỉ mỉ, tận tâm, khéo léo của các Phật tử đã tạo nên những tiểu cảnh thật ấn tượng, hân hoan đón chào Tết Phật đản.

Tại chùa Tam Chúc, mọi công tác chuẩn bị cho Phật đản (diễn ra sáng 19/5) đang dần hoàn thiện. Mái già lam như được khoác lên mình tấm áo mới với cờ, hoa rực rỡ. Sự tỉ mỉ, tận tâm, khéo léo của các Phật tử đã tạo nên những tiểu cảnh thật ấn tượng, hân hoan đón chào Tết Phật đản.

Hình ảnh được ghi nhận tại gia đình Quý đạo hữu Phật tử các tỉnh thành trên cả nước với niềm hân hoan của người con Phật kính mừng ngày Đản sanh của Đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. (Ảnh: Tran Van Duc)

Hình ảnh được ghi nhận tại gia đình Quý đạo hữu Phật tử các tỉnh thành trên cả nước với niềm hân hoan của người con Phật kính mừng ngày Đản sanh của Đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. (Ảnh: Tran Van Duc)

Cờ và hoa được trang trí rực rỡ, làm tăng không khí vui tươi mừng ngày Đại lễ. (Ảnh: Tran Van Duc)

Cờ và hoa được trang trí rực rỡ, làm tăng không khí vui tươi mừng ngày Đại lễ. (Ảnh: Tran Van Duc)

Ảnh: Lê Kim

Ảnh: Lê Kim

Tin cùng chuyên mục

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành

(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Đọc thêm

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.