Rạp chiếu phim 'lưu động' trên những bản làng

Những rạp chiếu phim lưu động tưởng chừng như đơn giản, nhưng để xây dựng nên cũng vô cùng vất vả. (Nguồn: CLB Từ thiện Nụ cười Hồng)
Những rạp chiếu phim lưu động tưởng chừng như đơn giản, nhưng để xây dựng nên cũng vô cùng vất vả. (Nguồn: CLB Từ thiện Nụ cười Hồng)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những bộ phim đã tạo nên ký ức tuổi thơ ngọt ngào, nuôi dưỡng sức sáng tạo cho rất nhiều trẻ em. Nhưng tại những điểm trường vùng cao, việc các em nhỏ tiếp cận với phim ảnh là điều rất khó. Hồ Hoàng Liêm, chàng trai 8x đã có hành trình gần 14 năm “cõng” điện mặt trời, phim ảnh đến vùng sâu, vùng xa phục vụ các em học sinh. Những rạp chiếu bóng “cây nhà lá vườn” mang đến trải nghiệm thú vị, bổ ích cho nhiều em nhỏ vùng cao.

Gian nan hành trình đưa phim tới

Cheo leo trên núi rừng, tại những vùng đất thơ mộng, hùng vĩ, có một rạp chiếu phim với chiếc máy chiếu đơn giản, màn hình chiếu và những hàng ghế nhựa xếp ngay ngắn. Đó chính là “rạp chiếu phim” của những trẻ em vùng cao được anh Hồ Hoàng Liêm cùng các cộng sự xây dựng nên.

Gần mười bốn năm qua, chàng trai mang tên Hồ Hoàng Liêm (33 tuổi, sinh sống tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cùng các thành viên trong câu lạc bộ của mình đã miệt mài “đưa điện”, rạp chiếu phim lên núi, đem thứ “phép màu” hiện đại đến với những bản làng khó khăn. Bắt đầu từ năm 2009, với vai trò Chủ nhiệm câu lạc bộ Nụ cười hồng Đà Nẵng, anh Hồ Hoàng Liêm cùng các thành viên đã đến nhiều tỉnh như Quảng Nam, Quảng Trị, Gia Lai và Kon Tum,… để làm thiện nguyện, hỗ trợ các em nhỏ vùng sâu, vùng xa cùng những điểm trường còn gặp khó khăn.

Anh Hoàng Liêm từng chia sẻ, anh sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh không mấy khá giả ở Đà Nẵng. Từ nhỏ bao bọc xung quanh anh là những ngôi nhà với nền đất, các món đồ chơi tự chế từ vỏ bao cũ người khác bỏ đi. Chính vì vậy, anh cảm nhận được sự đồng điệu với các em nhỏ vùng cao.

Những nơi anh Liêm và câu lạc bộ Nụ cười hồng Đà Nẵng đặt chân tới là các bản làng nghèo, thậm chí đến điện, nước còn chưa có. Ban đầu, cũng như bao đội thiện nguyện khác, câu lạc bộ của anh Liêm mang đến các món quà, lương thực, trang thiết bị học tập. Nhưng nhìn thấy bà con, trẻ em ở bản làng thiếu thốn các điều kiện vật chất cơ bản như điện, nước sạch, khiến anh Liêm khao khát được đưa ánh sáng đến từng mái nhà.

Đến năm 2019, anh cùng thành viên trong câu lạc bộ đem các tấm pin năng lượng mặt trời, mỗi chiếc nặng khoảng 100kg lên thôn 5, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Vượt qua 4 ngọn núi, đường toàn đồi dốc phải leo trèo, chuyến đi kéo dài tới 19 tiếng. Chuyến đi đó, anh Liêm và những người bạn còn mang theo 1 chiếc tivi cỡ lớn và chảo thu sóng truyền hình để mở phim ảnh cho bà con xem. Khi ánh đèn sáng lên, “rạp chiếu cây nhà, lá vườn” đã thu hút cả trăm người tới xem, nhiều người già, trẻ nhỏ lần đầu được xem sóng truyền hình, xem các bộ phim,…

Vào năm 2020, anh Liêm bắt đầu có ý tưởng tạo ra rạp chiếu phim lưu động cho những trẻ em tại các trường học ở vùng sâu, vùng xa. Được biết, ý tưởng này xuất hiện rất tình cờ, khi một em nhỏ hỏi Hoàng Liêm về những tòa nhà, bãi biển, chiếc ô tô đang chạy trong màn hình điện thoại di động của anh. Nhớ đến ký ức ngày còn bé, khi anh Liêm luôn háo hức, hạnh phúc cùng bạn bè xem những bộ phim hoạt hình, truyền hình chiếu trên TV, anh quyết tâm đem những “rạp chiếu phim” đến cho các em nhỏ.

Rạp chiếu phim lưu động ở các vùng cao giúp học sinh có những bài học chân thực, sinh động và bổ ích.

Rạp chiếu phim lưu động ở các vùng cao giúp học sinh có những bài học chân thực, sinh động và bổ ích.

Rạp chiếu phim của anh Liêm và các cộng sự lập ra từ chiếc máy chiếu, màn chiếu rộng gần 200 inch, cùng bộ loa đài. Không chỉ để xem phim, những trang thiết bị này sẽ được các thầy cô giáo dùng làm dụng cụ hỗ trợ giảng dạy cho các em nhỏ. Mặc dù chỉ có vài món đồ để dựng nên một rạp chiếu phim, nhưng anh Liêm và các thành viên trong câu lạc bộ phải rất vất vả để vận chuyển từ Đà Nẵng đến những bản làng ở xa. Có những điểm cách vài chục km, nhưng có những điểm ở tận Hà Giang, phải đi vài ngày mới đến nơi.

Mỗi chuyến đi, lại có những “thử thách” khác nhau như lúc gặp phải đường rừng đồi dốc, cả nhóm phải leo, bò gần như cả quãng đường. Hay những ngày cuối năm, cung đường rừng đỏ ngầu bùn đất, trơn trượt vì mưa lớn,… Không ít lần anh Liêm rơi vào tình huống nguy hiểm như suýt bị đuối nước trong đợt lũ lịch sử ở miền Trung năm 2020 hay may mắn thoát khỏi trận lở đất ở Nam Trà My năm 2019.

Những buổi chiếu phim đáng nhớ

Tính đến nay, anh Hoàng Liêm và các cộng sự đã đem bốn rạp chiếu phim lưu động đến các bản làng vùng cao như xã Canh Liên (Quy Nhơn, Bình Định), Thượng Phùng (Mèo Vạc, Hà Giang) hay Trà Tập (Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam). Mỗi rạp chiếu phim sẽ được câu lạc bộ lên kế hoạch và chuẩn bị trong nhiều tháng trời.

“Trước kia các em cứ nghĩ, cuộc sống trên núi đã là cả thế giới, nhưng từ những gì được xem, các em mới biết thế giới ngoài kia rộng lớn thế nào, mới hiểu đi học để làm gì, tầm quan trọng của việc học... và có ước mơ bay cao, bay xa. Đó là lý do tôi muốn tiếp tục làm những trạm điện năng lượng mặt trời có thêm những rạp chiếu phim trên núi. Như một quy ước, cứ học đủ 4-5 buổi thì các em sẽ được xem phim rạp vào cuối tuần, vậy là các em tự giác đi học”, anh Liêm chia sẻ.

Như đến Lủng Chư (Hà Giang) là một nơi có địa hình cheo leo, khó khăn, cả đội anh Liêm đã phải bỏ xe lại, để đi bộ vận chuyển những đồ dùng cần thiết đến điểm trường vùng cao. Anh Liêm chia sẻ, đối với các em học sinh vùng cao, cả cuộc đời chỉ biết đến con gà, con bò, hay rừng cây đại ngàn hùng vĩ. Các em tưởng đó là cả thế giới, nhưng khi tiếp cận với điện ảnh, các em lại có thêm kiến thức mới, tầm nhìn khác về thế giới này.

Anh Liêm chia sẻ, niềm hạnh phúc của anh đó là được nhìn thấy đôi mắt của những em nhỏ vùng cao sáng rực lên trong niềm hân hoan, hạnh phúc khi được xem các bộ phim hay, ý nghĩa. Đó là động lực to lớn để anh và “đồng đội” của mình quên đi hết những khó khăn, mệt mỏi khi phải băng rừng, trèo núi để đem các “rạp chiếu phim lưu động”, điện mặt trời đến cho các bản làng nghèo.

Cô giáo Trà Thị Thu, giáo viên tại điểm trường Tắk Pổ (thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đã từng chia sẻ, từ trước đến nay các em đều phải tự mường tượng về thế giới qua lời kể của thầy cô, còn nay được tận mắt nhìn thấy bằng những hình ảnh chân thực, sống động. Đây cũng là động lực giúp các em chăm chỉ đi học hơn.

Đến rạp chiếu phim vào cuối tuần là động lực để các em nhỏ vùng cao đi học đều 5 ngày trong tuần.
Đến rạp chiếu phim vào cuối tuần là động lực để các em nhỏ vùng cao đi học đều 5 ngày trong tuần.

Rạp chiếu phim sẽ chiếu những bộ phim hoạt hình tuổi thơ như Doremon, Tom và Jerrry hoặc những bộ phim giáo dục Việt Nam; ngoài việc đó ra, Liêm còn nghĩ ra được 1 ý tưởng khác đó là sử dụng luôn rạp chiếu phim đó làm dụng cụ dạy học, hỗ trợ giảng dạy cho các thầy cô giáo. Đây cũng là “cửa sổ” để các con nhìn ra thế giới bên ngoài, để các em biết đó là sự thật, thấy được viễn cảnh đó thì học sinh sẽ siêng học, thích học hơn.

Đặc biệt, vì đường đi khó khăn, bất tiện, rất nhiều em nhỏ vùng cao hay nghỉ học. Việc chiếu phim cũng là một “chất xúc tác” để động viên tinh thần của các em đến trường. Quy định được anh Liêm “thỏa thuận” cùng các thầy cô, đó là nếu muốn được tới rạp phim vào tối thứ 6, bắt buộc các em, phải học đủ 5 buổi thì cô giáo mới cho vào coi rạp phim, đó là sự ràng buộc để các em đi học.

Buổi chiếu phim không chỉ thu hút các em học sinh, mà dân làng ở xung quanh cũng tập trung, tề tựu đông đủ để đón xem các bộ phim. Khung cảnh chạng vạng buổi tối, ở khoảng trời bao la rộng lớn, mọi người nô nức kéo nhau đi xem phim không khác gì thời bao cấp, khi người dân còn xem phim bãi, đến “rạp” chiếu bóng ngoài trời do nhà nước tổ chức mỗi ngày cuối tuần.

Đặc biệt, ở trong những bản làng thiếu vắng đèn điện như xã Trà Cang (huyện Nam Trà My), Lủng Chư (Thượng Phùng, Hà Giang) trẻ em thường không có nhiều chỗ vui chơi. Việc được anh Liêm cùng câu lạc bộ Nụ cười hồng Đà Nẵng đem nguồn năng lượng điện mặt trời, các món đồ chơi, rạp chiếu phim lưu động đã mang lại những “sân chơi” thiết thực, ý nghĩa cho các em nhỏ.

Hiện nay, mỗi buổi chiếu phim trên những bản làng đã trở thành một “giờ học” thú vị, hấp dẫn đối với các em học sinh. Tại đây, các em có thêm những kiến thức về văn hóa, về thế giới bên ngoài vượt xa các rặng núi cheo leo, bản làng heo hút. Ngoài ra, sau mỗi buổi xem phim, các em có thể tăng cường khả năng sáng tạo, quan sát thông qua các thước phim về nấu ăn, làm bánh, nghệ thuật, thủ công cho đến âm nhạc. Đồng thời, đây là cơ hội giúp các em nhỏ vùng cao hiểu về công nghệ, từ đó có những ý tưởng để ứng dụng vào cuộc sống và học tập hiệu quả.

Cùng việc đưa điện mặt trời, rạp chiếu phim lên bản, Câu lạc bộ Nụ cười hồng Đà Nẵng và anh Liêm còn tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện để hỗ trợ các em nhỏ vùng cao như chương trình áo ấm mùa đông, mỗi đợt gần 10.000 áo cho trẻ vùng núi; giúp bà con vùng bão lũ; tổ chức phiên chợ 0 đồng; giúp người dân phát triển kinh tế như hỗ trợ con giống, cây trồng; phẫu thuật cho các em nhỏ bị sứt môi, hở hàm ếch…

Đọc thêm

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút
(PLVN) -  Từ mê mẩn cách trang điểm của nghệ sĩ tuồng rồi học tập trang điểm và được trải nghiệm khi trang điểm cho các nghệ sĩ tuồng, Nguyễn Thu Trà, hiện là học sinh lớp 12 tại Trường THPT Chuyên Bắc Ninh đã lập nên một Dự án “Tuồng Sắc” với mong muốn mang nghệ thuật tuồng đến gần hơn với công chúng, nhất là những người trẻ.

Dạy học là một thiên chức đạo đức

GS.TS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: ĐHSP).
(PLVN) - “Mỗi người đến với nghề giáo một cách khác nhau, nhưng điều quý giá hơn cả là trong sâu thẳm đều nặng tình yêu thương con người và mong muốn làm cho thế hệ tương lai tử tế hơn, khôn lớn hơn, trưởng thành hơn để chung tay làm cho xã hội văn minh hơn, đất nước giàu đẹp hơn”...

Chuyện về hiện vật đặc biệt tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Ban Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận hiện vật từ nữ luật sư người Mỹ Nancy Hollader trao tặng. (Nguồn: BTPNVN).
(PLVN) - Đầu tháng 11/2024, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tiếp nhận hiện vật đặc biệt từ Luật sư Nancy Hollander - thành viên Phái đoàn Phụ nữ Hoa Kỳ tham gia cuộc gặp mặt với phụ nữ hai miền Nam - Bắc Việt Nam tại Jakarta, Indonesia năm 1965. Đó là vỏ của chai rượu vang tượng trưng cho tình hữu nghị và niềm hy vọng tương lai hòa bình giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ mà bà Nancy được Đoàn Phụ nữ Việt Nam tặng trong cuộc gặp mặt.

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử
(PLVN) - Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Việc chuyển thể phim từ các tác phẩm văn học hoặc làm phim về lịch sử gặp nhiều thách thức, từ chính các nhà làm phim, tác giả, khán giả, nhà sản xuất, nhà quản lý…

Văn minh mùa họp lớp

Họp lớp nên được tổ chức vui vẻ, thoải mái. (Nguồn: Ngô Hà Anh)
(PLVN) - Càng gần ngày 20/11, những cuộc họp lớp được các cựu học sinh náo nức tổ chức. Bên cạnh niềm vui gặp lại thầy, cô giáo, bạn bè còn đó những nỗi lo khiến nhiều người e ngại khi tham gia các buổi họp lớp.

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.