Ram cuốn- món không thể thiếu trong ngày Tết ở Hà Tĩnh

Đỏ lửa tráng bánh lá ram, bánh cuốn.
Đỏ lửa tráng bánh lá ram, bánh cuốn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vào những ngày cận Tết, làng nghề làm vỏ ram - loại bánh để cuốn ram đặc biệt chỉ có ở Hà Tĩnh với tuổi đời hơn nửa thế kỷ tấp nập đỏ lửa.

Ram cuốn là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của mỗi gia đình ở Hà Tĩnh. Điểm độc đáo của ram cuốn là nhiều rau hơn thịt, vỏ ram giòn rụm nên ăn không ngán, không ngấy.

Kỳ công từ lá cuốn ram

Để chế biến được món ram cuốn ngoài nhân bên trong thì vỏ ram hay còn gọi là bánh để cuốn ram là yếu tố quan trọng và không thể thiếu. Vì thế ở Hà Tĩnh có một làng nghề được hình thành đến nay hơn nửa thế kỷ người dân ở đây tỉ mẩn làm ra những tấm lá ram không chỉ bán trong tỉnh, trong nước mà còn “xuất ngoại”. Những ngày này, về làng nghề bánh đa nem xã Thạch Hưng, thành phố Hà Tĩnh không khí làm việc tất bật từ 3 giờ sáng nhiều gia đình đã đỏ lửa tráng bánh do nhu cầu tiêu thụ dịp Tết Nguyên Đán 2024 tăng mạnh, để kịp giao cho khách hàng.

Bà Trần Thị Phương (58 tuổi, trú tại thôn Bình, xã Thạch Hưng) cho biết: Trong những dịp lễ, Tết như thế này, toàn bộ các thành viên trong gia đình gần như làm việc không nghỉ tay. Hàng ngày, phải thức dậy từ 3 giờ sáng để tráng bánh, tới 5 giờ mang ra phơi. Nếu trời nắng thì phơi khoảng 3 - 4 tiếng, còn trời heo may lạnh phơi khoảng 5 - 7 tiếng sau đó thu về cắt, đóng gói đến chiều tối để kịp giao cho khách, không có thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giờ giấc. Phải luôn trông coi kĩ càng và tỉ mỉ, nếu để mưa đổ xuống, nước dính vào bánh thì coi như cả mẻ vừa làm đều bỏ đi.

“Trong dịp Tết Nguyên Đán 2024 này, trung bình mỗi ngày gia đình tôi sản xuất được 200 - 350 tệp bánh, tương đương với 150kg - 250kg gạo/ngày được sử dụng” - bà Phương nói.

Món ram cuốn không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết ở Hà Tĩnh.

Món ram cuốn không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết ở Hà Tĩnh.

Còn anh Lê Trung Phúc - một trong những hộ làm ram lớn của làng nghề này chia sẻ: “Trước đây tôi chạy xe tải, nhưng từ năm 2014 tôi nghỉ chạy xe để về làm bánh cuốn ram”. Trước đây, nó là nghề phụ nhưng giờ đã trở thành nghề mang lại thu nhập chính cho bà con nơi đây. Vợ chồng anh Phúc đầu tư hệ thống máy tráng bánh, máy xay bột, ngoài 2 vợ chồng lao động chính anh Phúc còn phải thuê thêm 3 nhân công.

Sản phẩm vỏ ram Hà Tĩnh thường được người dân tại địa phương tiêu thụ và các chợ trên địa bàn nhập sỉ cho khách hàng các tỉnh trên khắp cả nước, chủ yếu là thị trường miền Nam. Một tệp vỏ ram thường được đóng gói 100 chiếc, kích thước vuông 18cm x 18cm với giá bán thông thường là 15.000 - 20.000 đồng, tuy nhiên vào dịp Tết, giá cả sẽ tăng lên trên 25.000 đồng/tệp.

Cũng theo anh Phúc, nguyên liệu để làm bánh cuốn ram gồm: gạo, muối, đường hoặc mật mía. Loại gạo để làm bánh đa nem này là gạo Khang Dân, sau khi đãi thật sạch thì tiến hành ngâm gạo, sau đó tiến hành xay bột. Để tạo màu cho bánh, người dân thắng đường hoặc mật mía để tạo màu ngoài ra không có thêm chất phụ gia nào khác.

Công đoạn phơi lá ram.

Công đoạn phơi lá ram.

Bánh sau khi tráng xong được trải trên từng tấm phên (hay còn gọi là giàng) được làm bằng tre. Tiếp theo bánh sẽ mang bánh đi phơi sương để có độ mềm dẻo nhất định. Nhờ đó, bánh sẽ dễ cuốn hơn, lúc rán có màu vàng, giòn thơm và không ngấm mỡ. Đặc biệt, sản phẩm được làm bằng nguyên liệu tự nhiên, không chất bảo quản nên sử dụng cũng tương đối dễ. Có thể bỏ vỏ ram trong ngăn đá của tủ lạnh. Khi dùng chỉ cần lấy ra và để nguyên trong túi chừng 10 phút thì bánh sẽ mềm dẻo như ban đầu. Với hương vị đặc biệt và thơm ngon như vậy, vỏ ram Hà Tĩnh trở thành đặc sản nổi tiếng khắp cả nước.

Nhân ram độc đáo

Chị Nguyễn Thị Tần, chủ cơ sở làm ram cuốn Vinh Tần ở khối phố Trung Lân, phường Thạch Quý, thành Phố Hà Tĩnh chia sẻ: Công thức chung làm món ram cuốn độc đáo ở Hà Tĩnh, ngoài vỏ ram được mua về các làng nghề thì nhân ram được chế biến gồm có thịt vai, vừa có nạc vừa có mỡ, khi ăn không bị khô nhưng cũng không ngán ngấy. Thịt băm nhỏ chứ không xay nhuyễn, thêm mộc nhĩ thái sợi, miến gạo ngâm mềm, cắt ngắn, hành tăm đập dập băm nhỏ, ngò gai (một loại ngò cỏ lá nhỏ, có nhiều gai, vị rất thơm và đượm mùi), trộn chút gia vị gồm bột nêm, hạt tiêu, lòng đỏ trứng, nhào đều để nhân dẻo, quyện và quánh. Lưu ý là không cho quá nhiều trứng và không để nhân quá ướt vì độ khô - ướt của vỏ bánh và nhân sẽ quyết định độ giòn của ram.

Mẹo nhỏ để ram giòn rụm là nên cuốn ram kích thước vừa phải, cỡ bằng 2 ngón tay là trông đẹp mắt lại ngon miệng. Bởi ram to quá sẽ khó rán giòn do ngấm nhiều dầu mỡ, cuốn nhỏ quá thì ram dễ bị cứng hoặc cháy. Ngoài ra, khi cuốn ram, chỉ cần chấm một chút nước ở viền bánh (đủ dính tay) bởi nếu vẩy nhiều nước sẽ làm vỏ ram bị mềm, ỉu hoặc vỡ.

Chị Thùy Trang cuốn ram đóng gói cho khách.

Chị Thùy Trang cuốn ram đóng gói cho khách.

Cũng theo chị Tần, sau khi chuẩn bị nguyên liệu và cuốn ram xong để có chiếc ram giòn thơm thì cách rán cũng phải hết sức cầu kỳ và đúng kỹ thuật. Đổ dầu ngập 2/3 ram là vừa đủ để ram chín mà không thấm đẫm dầu. Đợi dầu sôi già thì thả ram vào, sau đó hạ lửa nhỏ dần. Nên chiên từng mẻ một, không gối đầu để tránh trường hợp quên cái nào cho vào trước, cái nào cho vào sau. Lúc ram chín vàng thì vớt riêng để ráo dầu, tránh úp lên nhau lúc nóng sẽ làm cho ram bị ỉu.

Một yếu tố cũng không thể thiếu khi ăn món ram cuốn này là phải pha nước chấm. Để pha nước chấm, người ta giã nhuyễn tỏi, ớt, thêm đường và nước ấm (khoảng 40 độ) vào khuấy đều, giúp tinh dầu tỏi, ớt được bung tỏa hết, sau đó vắt nước cốt chanh rồi sau cùng mới chế lượng nước mắm phù hợp.

Chị Thùy Trang, nhân viên tại cơ sở ram cuốn Vinh Tần cho biết: Ram cuốn được người dân địa phương sử dụng hàng ngày. Những năm gần đây món ram cuốn càng phổ biến trên các mâm cơm, đặc biệt không thể thiếu trong những ngày Tết. Ram cuốn - món ăn đậm vị Hà Tĩnh hết sức đặc trưng, vừa giản dị, vừa tinh tế; ăn vào giòn nhưng không ngấy mà bất kỳ ai khi đến với Hà Tĩnh đều không thể bỏ qua.

Đọc thêm

Bộ Công Thương phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 gắn với kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động của ngành Công Thương. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp
(PLVN) -  Ngày hội Cá tra Đồng Tháp – năm 2024 với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp - Hành trình xanh – Giá trị xanh” sẽ diễn ra tại TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) trong 2 ngày 16-17/11.

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Online Friday 2024 - Lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12/2024, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đặc biệt chú trọng tôn vinh hàng Việt và ứng dụng công nghệ số, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ và sản phẩm Việt chính hãng.

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước
(PLVN) - Là đơn vị đầu tiên trong cả nước khi đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản, HTX Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Cái Bát mang đến các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, HTX đang vươn xa, xây dựng thương hiệu thủy sản sạch Cà Mau và khẳng định vị thế trên thị trường.

Thanh Hóa trưng bày 260 gian hàng nông sản, thực phẩm an toàn

Hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 diễn ra từ ngày 24 đến 28/10.
(PLVN) - Sáng 24/10, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” đã được tổ chức với 260 gian hàng đến từ các huyện, thị xã trên địa bàn và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.

Đẩy mạnh nhận diện sản phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản, làng nghề tỉnh Hưng Yên

Trao chứng nhận và cúp sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024 cho 5 sản phẩm, bộ sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(PLVN) - Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản, làng nghề của địa phương, tỉnh Hưng Yên đã triển khai dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề” giai đoạn 2021 - 2025.