Rắc rối không ngờ khi lấy tên tổng thống Mỹ đặt cho con

Poya, ông bố người Afghanistan và con trai Donald Trump 18 tháng tuổi.
Poya, ông bố người Afghanistan và con trai Donald Trump 18 tháng tuổi.
(PLO) - Tháng 8/2016, khi vợ sinh con thứ ba trong một ngôi làng nhỏ ở vùng nông thôn Afghanistan, Asadullah Poya lập tức nghĩ đến cái tên Donald Trump. Khi đó, tỷ phú Mỹ đang trong chiến dịch tranh cử tổng thống và chưa phải là ứng viên sáng giá. Nhưng Donald Trump khi đó đã là một doanh nhân nổi tiếng. Poya từng đọc nhiều sách về ông Trump như cuốn "Làm giàu thế nào" xuất bản năm 2004.

"Tôi thích tính cách ông ấy, nghĩ rằng ông ấy là một doanh nhân xuất sắc và là một chính trị gia tuyệt vời", Poya nói. "Khi đó tôi tự nhủ: 'Đây là một người vĩ đại'. Tôi thích cách ông ấy quyết đoán thứ mình muốn và lập kế hoạch đạt được nó".

Vì thế, khi nhìn thấy con trai bé bỏng mới chào đời có mái tóc vàng khác lạ, Poya đã đặt tên cậu bé là Donald Trump, với hy vọng cái tên sẽ mang lại may mắn cho con.

Bố mẹ của Poya đã cực kỳ tức giận khi thấy cháu nội được đặt một cái tên không phải Hồi giáo. Thầy tu trong làng đã dành cả bài giảng ngày thứ 6 nói về vấn đề này. "Tình hình ngày một tệ hơn", Poya nói. "Ngày nào cũng thế, mỗi khi tôi gọi tên con trai là Trump, bố tôi lại giận dữ, cho tới khi không thể chịu được nữa".

Đó là khi Poya quyết định rời đi, bỏ việc dạy học và trang trại của gia đình để chuyển tới thủ đô Kabul. Vợ chồng Poya và ba con: bé út Donald Trump, con gái Fatima và con trai lớn Karim đang sống trong ngôi nhà một tầng đơn sơ cùng với chủ nhà.

Nhưng người thủ đô cũng không thích cái tên Donald Trump. Hôm 15/3, năm người hàng xóm đã tới gặp chủ nhà, yêu cầu đuổi Poya đi, gọi anh là "kẻ ngoại đạo" vì không đặt tên Hồi giáo cho con. Những người khác thì buộc tội Poya đặt tên con giống Tổng thống Mỹ để tăng cơ hội được xin tị nạn ở Mỹ, dù ông Trump đã kêu gọi cấm người Hồi giáo vào Mỹ.

Poya khẳng định không muốn rời bỏ đất nước và không bao giờ muốn tên con trai trở thành chủ đề bàn tán. Anh cho hay một quan chức trong quận, nơi anh đăng ký thường trú cho con, đã đăng ảnh thẻ căn cước của cậu bé lên Facebook và cái tên Donald Trump lập tức trở thành tâm điểm cuộc tranh cãi trên mạng xã hội.

Poya và vợ buộc phải chặn Facebook cá nhân khi nhận được hàng loạt bình luận đe dọa. Một người tuyên bố sẽ có 4 người tới giết Poya, trong khi những người khác gọi anh là kẻ ngoại đạo hay kẻ vô thần, những từ buộc tội có thể gây chết người ở một quốc gia Hồi giáo bảo thủ.

"Đó chỉ là cái tên mà thôi", Poya nói. "Nếu lớn lên mà con trai muốn đổi tên, cháu có toàn quyền tự do. Nhưng bây giờ tôi có quyền quyết định, và tôi đã quyết đặt tên cháu là Trump".

Ông bố Afghanistan vẫn giữ nguyên lòng mến mộ Tổng thống Trump, và hy vọng có ngày được diện kiến ông. "Tôi muốn gặp ông ấy để nói chuyện, đề nghị ông ấy hãy mang lại hòa bình và ổn định cho Afghanistan", Poya nói. "Ông ấy là tổng thống, đủ năng lực làm việc đó".

Dù cái tên của con trai gây ra nhiều rắc rối trong cuộc sống của gia đình Poya, nhưng anh không hối hận. Nếu sinh con thứ tư và đó là bé gái, anh sẽ đặt tên cháu là Ivanka Trump, con gái lớn của ông Trump.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.