Rà soát, bãi bỏ chế độ 'chi bồi dưỡng' của cán bộ

Dự toán năm 2022, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi tối thiểu 15% so với dự toán năm 2021.
Dự toán năm 2022, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi tối thiểu 15% so với dự toán năm 2021.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về nâng cao hiệu quả thực hiện và đổi mới cơ chế quản lý tài chính, thu nhập gắn với đặc thù của cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

Theo đó, cơ quan chức năng cần rà soát, bãi bỏ các chính sách liên quan đến các chế độ chi bồi dưỡng, các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Tiết kiệm chi tối thiểu 15%

Theo Chỉ thị, thời gian qua, việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập gắn với đặc thù của cơ quan quản lý hành chính nhà nước đã đạt những kết quả quan trọng. Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước chủ động sử dụng nguồn lực tài chính được giao theo quy định để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, phát triển nguồn nhân lực và đầu tư trang thiết bị phục vụ cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính.

Qua đó góp phần bảo đảm thu nhập, đãi ngộ hợp lý, thu hút được đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn và trách nhiệm cao phục vụ công việc, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí gắn với thực hiện có chất lượng nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập gắn với đặc thù còn một số hạn chế, khó khăn, cụ thể: Tính pháp lý về thẩm quyền và quy định pháp luật chưa đồng nhất, trong đó thẩm quyền; mức độ tự chủ về nguồn lực tài chính của các cơ quan có sự khác nhau tạo ra sự chênh lệch về thu nhập giữa các vị trí công việc tương đương trong các đơn vị thuộc cùng một bộ, ngành cũng như giữa các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành khác cùng thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước; phân phối thu nhập ở một số đơn vị còn mang tính cào bằng, bình quân; thiếu các chỉ tiêu cụ thể đánh giá kết quả, hiệu quả công việc; chưa bảo đảm sự khách quan, công khai, minh bạch...

Để khắc phục những hạn chế, bất cập, nâng cao hiệu quả thực hiện và đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế tài chính gắn với đặc thù đơn vị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung chủ yếu.

Cụ thể, tiếp tục phát huy kết quả tích cực của cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có nguồn tài chính hợp pháp theo quy định pháp luật (từ nguồn thu phí được để lại chi, từ nguồn thu hoạt động nghiệp vụ) bảo đảm bù đắp chi hoạt động của cơ quan; các cơ quan quản lý hành chính đã được cấp có thẩm quyền giao khoán ổn định biên chế và dự toán chi ngân sách nhà nước trong thời gian từ 3 đến 5 năm.

Chỉ thị cũng nêu rõ lộ trình và giải pháp thực hiện. Theo đó, từ năm 2021 cho tới khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập gắn với đặc thù của cơ quan quản lý hành chính nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Đối với dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021, thực hiện tiết kiệm chi tối thiểu 15% so với dự toán được giao năm 2020. Đối với dự toán năm 2022, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi tối thiểu 15% so với dự toán năm 2021 (ngoài chi lương, các khoản đóng góp theo lương theo chế độ quy định) để tiết kiệm chi hoặc tăng thu ngân sách nhà nước.

Rà soát, bãi bỏ quy định về chế độ chi bồi dưỡng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành được áp dụng cơ chế tài chính gắn với đặc thù và các bộ, ngành có các cơ quan hành chính trực thuộc được áp dụng cơ chế tài chính gắn với đặc thù đơn vị chuẩn bị các công việc cần thiết để triển khai thực hiện theo lộ trình trên, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ: tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính; sử dụng kinh phí đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả, công khai, minh bạch; xử lý nghiêm các vi phạm.

Đồng thời rà soát các văn bản do bộ, cơ quan trung ương ban hành, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi hoặc sửa đổi theo thẩm quyền để bãi bỏ nội dung liên quan đến chế độ chi bồi dưỡng, các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (như: Tiền bồi dưỡng họp, tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, hội thảo....), trong đó xác định rõ thời gian hoàn thành để bảo đảm có hiệu lực thi hành cùng thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Cùng với đó rà soát, tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng công chức, viên chức, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật; bố trí viên chức hoặc người lao động đúng chức trách, nhiệm vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.

Tin cùng chuyên mục

Từ 31/01/2025, quy mô của trường mầm non được nâng lên tối đa 30 nhóm, lớp. (Ảnh: Hồng Thương)

Quy mô của trường mầm non được nâng lên tối đa 30 nhóm, lớp

(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 23/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT.

Đọc thêm

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) -  Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin; áp dụng nhiều quy định về khuyến mại; hướng dẫn định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.

Miễn thu phí đi phà loạt đối tượng từ 1/1/2025

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Theo thông tư số 33/2024/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải mới ban hành, kể từ 1/1/2025, có 12 đối tượng sẽ được miễn phí tiền sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.