Ra mắt tập truyện ngắn của Sơn Nam hồi trẻ

Bìa sách "Hương Quê - truyện ngắn Sơn Nam"
Bìa sách "Hương Quê - truyện ngắn Sơn Nam"
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tập truyện ngắn "Hương Quê - truyện ngắn Sơn Nam" đưa người đọc về lại không gian sống của người dân Đồng bằng sông Cửu Long qua cái nhìn của "ông già đi bộ".

Tập truyện lấy tên Hương Quê - truyện ngắn Sơn Nam; Hương Quê là tên của tạp chí vốn được phát miễn phí cho nông dân miền Nam hồi trước 1975 do Hội Khuyến nông lúc bấy giờ chủ trương. Bên cạnh các bài vở có nội dung hướng dẫn việc làm nông, Hương Quê dành "đất" cho hai nhà văn ăn khách lúc bấy giờ là Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc. Mấy năm trước, NXB Trẻ từng ấn hành tập truyện ngắn Hương Quê - Bình Nguyên Lộc, nay tập hợp thành sách 23 truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam.

Đây là những truyện ngắn được viết vào độ tuổi nghề sung sức của Sơn Nam, lại được viết khi ông đang sống và làm việc ở Sài Gòn - trung tâm đô thị miền Nam lúc ấy. Với những truyện ngắn trong tập Hương Quê này, có thể xem như nhà văn Sơn Nam đã hoàn thành xuất sắc "nhiệm vụ cách mạng" ấy. Điều thú vị là Sơn Nam chọn viết về không gian sống của miền Tây Nam Bộ vào đầu thời Pháp thuộc, tức nhà văn ở độ tuổi thành niên chọn viết về mảnh đất quê hương lúc mình còn niên thiếu.

Trong một thiên hồi ức về quê hương miền Tây, nhà thơ Lê Giang từng nhắc đến cảnh những chiếc xuồng chạy trên sông lợi dụng sức gió bằng cánh buồm làm bằng tàu dừa nước. Không hẹn mà gặp, Sơn Nam ở đây miêu tả kỹ hơn câu chuyện chạy buồm của chàng thanh niên ở chót mũi Cà Mau trên đường đi về Cần Thơ, chẳng những dùng lá dừa làm buồm mà khi gặp gió ngược nhưng nước xuôi thì có một kiểu "buồm" khác... (Ba kiểu chạy buồm).

Nhưng sức nặng của ngòi bút Sơn Nam trong số các truyện này tập trung ở chỗ xây dựng những câu chuyện về "trí tuệ nông dân". Bạn đọc hẳn sẽ thích thú khi bắt gặp chi tiết về một bà vợ ông phó hương quản chỉ bằng tửu lượng của mình đánh gục tên thanh tra đểu, vạch trần chân tướng, cứu nguy cho cả làng thoát tội trộm trâu oan ức chỉ vì mánh khóe gian lận của tên mạo danh ở xứ khác đến (Một vụ trộm trâu).

Hay câu chuyện ông thầy đạo Tư "trị" và thầy rắn Tám Tịch lại là một kiểu "trí tuệ" khác, không chỉ nhắc nhớ cách đối nhân xử thế mà còn dư vị về kinh nghiệm phòng tránh rắn độc ở nông thôn bấy giờ (Ông thầy rắn).

Và còn nhiều câu chuyện thú vị khác nữa, những kho vàng Óc Eo, nghệ thuật bắt ong vò vẽ, câu chuyện khởi nghiệp bằng nghề lái nồi, hình ảnh những người phụ nữ "me Tây" giữa cảnh sống thôn quê thời bấy giờ... Tất cả là một phần của đời sống người dân châu thổ sông Cửu Long, một đoạn đường lịch sử đã qua và vẫn còn sống động trong lòng người như minh chứng cho sức sống của văn chương Sơn Nam.

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.