Ra mắt Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến

Ra mắt Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia đã đưa vào hoạt động Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến.

Nền tảng nhằm hỗ trợ nhân viên y tế trong việc quản lý và lấy mẫu xét nghiệm, khắc phục tình trạng chờ đợi khi xét nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm chậm, trả kết quả chậm và giảm tải cho đội ngũ y tế đang phải thao tác thủ công trong khi lấy khối lượng mẫu lớn.

Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến đang được triển khai tại các địa phương như: Tây Ninh; Bình Dương; Bắc Giang; Đồng Nai; Đồng Tháp; Cần Thơ; Vĩnh Long; Bà Rịa – Vũng Tàu… và 26 địa phương khác cũng đang trong quá trình tập huấn để triển khai.

Theo quy trình trước đây, trước khi được lấy mẫu, người dân sẽ điền thông tin vào một biểu mẫu in sẵn để nhân viên y tế nhập thông tin từ bản giấy đó vào file excel. Trong điều kiện dùng đồ bảo hộ và găng tay, việc nhập rất khó khăn và chậm. Số liệu được nhập vào file excel rất khó thống kê vì không liên kết với các hệ thống khác, chưa kể mỗi nơi có thể nhập liệu khác nhau. Trong khi đó, thông tin người dân điền trên giấy có thể thiếu và không chính xác, quá trình nhập liệu vào máy tính cũng dễ sai sót.

Sử dụng nền tảng công nghệ quản lý xét nghiệm giải quyết được những vấn đề nêu trên.

Với việc ứng dụng nền tảng công nghệ quản lý xét nghiệm, người dân tham gia lấy mẫu sẽ cài đặt ứng dụng Bluezone và khai báo y tế để được cấp một mã QR cá nhân trên điện thoại, đến khi lấy mẫu chỉ việc xuất trình QR cá nhân của mình cho nhân viên y tế.

Nhân viên y tế sẽ dùng máy quét hoặc điện thoại có cài ứng dụng nền tảng truy vết quét mã barcode trên ống nghiệm, sau đó quét mã QR cá nhân của người dân để ghép người cần lấy mẫu với ống nghiệm. Trường hợp lấy mẫu gộp, nhân viên y tế sẽ tiếp tục quét mã QR code của những người trong nhóm rồi lẫy mẫu của cả nhóm đưa vào ống nghiệm là xong quy trình lấy mẫu.

Trong trường hợp không có smartphone, người dân có thể điền vào giấy khai báo y tế được phát khi đến lấy mẫu, cán bộ y tế sẽ nhập liệu trực tiếp ngay lên nền tảng trong quá trình lấy mẫu. Người dân sẽ nhận kết quả xét nghiệm ngay trên ứng dụng Bluezone.

Với phương pháp mới này, người dân chỉ cần khai báo y tế trên ứng dụng Bluezone. Nhân viên y tế chỉ việc quét mã để đẩy dữ liệu lên hệ thống thay vì phải nhập liệu thủ công vào excel, vì vậy việc lấy mẫu sẽ rất nhanh chóng, chính xác, loại bỏ được thao tác nhập thủ công và tránh sai sót, chậm. Quá trình nhập liệu tự động cũng sẽ hạn chế tối đa sự tiếp xúc, giảm khả năng lây nhiễm.

Cùng với việc triển khai các ứng dụng khai báo y tế, phát hiện tiếp xúc gần, việc quản lý xét nghiệm bằng phần mềm sẽ tiếp tục hỗ trợ ngành y tế trong việc phòng, chống đại dịch COVID-19, góp phần chuyển đổi số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành.

* Để triển khai hệ thống nền tảng công nghệ quản lý xét nghiệm, các địa phương có thể liên hệ với Trung tâm Công nghệ phòng chống COVID-19 Quốc gia hoặc Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.

Albania cấm TikTok trong vòng 1 năm

(PLVN) - Lệnh cấm nhắm đến việc tăng cường an toàn trong trường học, sau khi một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vào tháng 11. Theo truyền thông địa phương, vụ việc bắt nguồn từ những tranh cãi trên mạng xã hội, với các video cổ xúy bạo lực giữa trẻ vị thành niên xuất hiện trên TikTok...

Đọc thêm

EU khởi động dự án hệ thống vệ tinh an ninh mới trị giá hơn 10 tỷ Euro

Mô phỏng mạng lưới vệ tinh Starlink trên quỹ đạo Trái Đất. (Ảnh: SpaceX)
(PLVN) - Liên minh Châu Âu vừa ký kết các hợp đồng quan trọng để triển khai dự án hệ thống vệ tinh IRIS² trị giá 10,6 tỷ euro (11,1 tỷ USD), nhằm đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của Starlink do Elon Musk dẫn đầu và các mạng internet vệ tinh khác. Đây là bước tiến lớn trong nỗ lực củng cố chủ quyền số và an ninh thông tin của Châu Âu.

AI và 5G sẽ thúc đẩy nền kinh tế, tạo “đột phá” trong các lĩnh vực y tế, cứu hộ cứu nạn…

Các chuyên gia ghi nhận tiềm năng to lớn của 5G trong việc trở thành trụ cột quan trọng cho kết nối thông minh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi số.
(PLVN) -  AI và 5G sẽ tạo được cuộc đột phá trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, y tế, cứu hộ, cải tiến sản xuất, công nghiệp truyền hình, sáng tạo nội dung… và thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, nếu các sản phẩm và giải pháp dựa trên AI được áp dụng rộng rãi thì nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ đạt được 200 tỷ USD vào 2030.

Bộ Công an diễn tập ứng phó sự cố tấn công mạng

Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội an ninh mạng quốc gia.
(PLVN) -  Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia và kỷ niệm Ngày An ninh mạng Việt Nam, Bộ Công an phối hợp Hiệp hội An ninh mạng quốc gia lần đầu tiên tổ chức Diễn tập An ninh mạng quốc gia năm 2024 với chủ đề “Ứng phó khắc phục sự cố tấn công APT vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”.

Tàu năng lượng mặt trời ứng dụng trí tuệ nhân tạo lọc sạch 2,5 triệu lít nước mỗi ngày

Healing Boat Ecopeace. (Ảnh: interestingengineering.com)
(PLVN) - Startup Hàn Quốc Ecopeace đang dẫn đầu cuộc cách mạng trong việc làm sạch hồ nước với tàu năng lượng mặt trời tự hành mang tên Healing Boat. Con tàu này không chỉ lọc sạch đến 2,5 triệu lít nước mỗi ngày mà còn mang đến trải nghiệm độc đáo với các chuyến tham quan và sự kiện ẩm thực trên mặt nước.

Xây dựng niềm tin trên không gian mạng

Đội ngũ chuyên gia giám sát và ứng cứu tấn công mạng tại Vnetworkhttpswww. (Ảnh minh họa - Nguồn: Vnetwork.vn)
(PLVN) - Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 25/12, các nhà mạng Viettel, VNPT... phải triển khai giải pháp an toàn thông tin trên thiết bị mạng cung cấp tới hộ gia đình, tổ chức để bảo vệ người dùng ở mức cơ bản.

Thay đổi văn hóa ứng xử mạng bằng pháp luật

Mỗi người dùng mạng xã hội cần có thói quen suy nghĩ cẩn thận trước khi gõ phím. (Ảnh: Getty)
(PLVN) - Từ ngày 25/12, người dùng tại Việt Nam sẽ phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động hoặc định danh cá nhân để hoạt động trên mạng xã hội. Đồng thời, nhiều quy định mới cũng được ban hành nhằm thay đổi thói quen của người dùng mạng, hướng tới hình thành một xã hội số minh bạch và văn minh.

ChatGPT 'sập' gây gián đoạn hoạt động trên toàn thế giới

ChatGPT 'sập' gây gián đoạn hoạt động trên toàn thế giới
(PLVN) - Dữ liệu từ Downdetector cho biết sự cố bắt đầu xuất hiện từ khoảng 7 giờ 10 phút sáng ngày 12/12. Nhiều dịch vụ của công ty có trụ sở tại Mỹ bị gián đoạn, trong đó phần lớn các báo cáo sự cố liên quan trực tiếp đến ChatGPT.

Robot có khả năng bắt tội phạm tại Trung Quốc

Các video trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy những robot hình cầu chạy bằng AI tuần tra đường phố cùng cảnh sát, phát hiện và ngăn chặn tội phạm. (Hình ảnh: X)
(PLVN) - Trung Quốc gây chú ý toàn cầu với việc thử nghiệm robot hình cầu tự động RT-G, được trang bị súng bắn lưới, hơi cay, bom khói và công nghệ nhận diện khuôn mặt. Đây là bước tiến mới trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tăng cường an ninh công cộng.

FBI cảnh báo nguy cơ từ lừa đảo sử dụng trí tuệ nhân tạo

FBI cảnh báo nguy cơ từ lừa đảo sử dụng trí tuệ nhân tạo
(PLVN) - Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa phát đi cảnh báo rằng tội phạm đang tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thực hiện các chiêu trò lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi. Từ các vụ lừa đảo tình cảm, đầu tư đến các chiêu trò tuyển dụng giả mạo, AI đang giúp kẻ gian tạo ra các nội dung có độ chân thực cao, khiến nhiều người dễ dàng sập bẫy.

Công nghệ AI: Cầu nối tiềm năng giúp người khuyết tật hòa nhập

Một người khiếm thị đang sử dụng phiên bản AI của Be My Eyes để gọi taxi. (Ảnh: OpenAI/Be My Eyes)
(PLVN) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy quyền lợi của người khuyết tật bằng cách đáp ứng các nhu cầu cá nhân và mở rộng khả năng sống độc lập. Các hệ thống hỗ trợ dựa trên AI mang đến nhiều tiện ích như nhận diện chuyển động mắt, nhận diện giọng nói và xác định tuyến đường dễ tiếp cận. Những công cụ này không chỉ cải thiện khả năng di chuyển cá nhân mà còn giúp người khuyết tật tiếp cận thông tin, giáo dục và thị trường lao động.

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián (Ảnh: China Daily)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã phát triển thành công một robot côn trùng có tốc độ di chuyển nhanh hơn gián và khả năng ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ cứu hộ thảm họa đến kiểm tra thiết bị cơ khí.

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
(PLVN) - Từ ngày 19-22/12 tại Sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Tham gia chương trình, gian hàng của Thương vụ Ý tại Việt Nam hứa hẹn thu hút đông đảo khách tham quan với sự hiện diện của 10 doanh nghiệp hàng đầu giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quân sự và an ninh.