Quyết tâm xoá hơn 15.000 ngôi nhà dột nát cho người nghèo ở Nghệ An

Nhân dân xã Châu Khê, huyện Con Cuông vui mừng chào đón đoàn đại biểu Bộ Công an, tỉnh Nghệ An, Công an tỉnh Nghệ An về khánh thành nhà cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở.
Nhân dân xã Châu Khê, huyện Con Cuông vui mừng chào đón đoàn đại biểu Bộ Công an, tỉnh Nghệ An, Công an tỉnh Nghệ An về khánh thành nhà cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong 10 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh Nghệ An với các chương trình cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn, đã hỗ trợ xây dựng 6.786 ngôi nhà  trên địa bàn 6 huyện miền núi phía Tây. Quyết tâm, sẽ xoá hơn 15.000 ngôi nhà dột nát cho người nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.  

Với mong muốn “không để ai bị bỏ lại phía sau”, giúp người nghèo, người khó khăn về nhà ở sớm an cư, lạc nghiệp, đầu năm nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã phát động triển khai Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2025 hay còn gọi là “Chương trình 1838”.

Trong đó đặt ra mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025 cơ bản hoàn thành việc xóa nhà ở tạm bợ, nhà ở dột nát, gồm xây mới 9.200 nhà và sửa chữa 6.100 nhà. Đây là một thách thức rất lớn và một nhiệm vụ rất nặng nề đặt ra đối với tỉnh.

Trước ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chương trình vận động, Bộ Công An là một trong những đơn vị đã tiên phong đồng hành, ủng hộ tỉnh thực hiện chương trình từ những ngày đầu tiên triển khai.

Những căn nhà được hỗ trợ xây dựng tại huyện Con Cuông được khánh thành bàn giao đưa vào sử dụng ổn định.
Những căn nhà được hỗ trợ xây dựng tại huyện Con Cuông được khánh thành bàn giao đưa vào sử dụng ổn định.

“Đây là món quà rất lớn đối với tỉnh và đặc biệt ý nghĩa đối với người nghèo. Chúng tôi đã lấy đó làm niềm tin, lấy đó làm động lực để nỗ lực phấn đấu thực hiện cho được quyết tâm chính trị; lấy đó để làm “nền” “làm cơ sở” để thuyết phục, vận động các đơn vị, tổ chức trong và ngoài tỉnh đồng hành, ủng hộ cho chương trình”, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Thanh Quý - Trưởng ban Chỉ đạo tỉnh vận động, hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh chia sẻ tại buổi bàn giao những ngôi nhà được hỗ trợ xây dựng đầu tiên tại huyện Con Cuông.

Cấp ủy, chính quyền các địa phương biên giới đã vận động hỗ trợ được hơn 10 tỷ đồng để làm nền móng; cùng với nhân dân đã tình nguyện đóng góp hàng chục ngàn ngày công để thi công xây dựng nhà. Tất cả tạo nên “Ngày hội toàn quân, toàn dân xây dựng nhà cho người nghèo” ở khu vực miền núi biên giới.

Được biết, Bộ Công an và Công an tỉnh Nghệ An sẽ triển khai hỗ trợ cho 6 huyện biên giới của tỉnh Nghệ An xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở tại các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương.

Nghệ An đã thành lập Ban Chỉ đạo do bí thư cấp ủy làm trưởng ban từ cấp tỉnh đến xóm bản. Theo đó, đến nay ngoài Ban Chỉ đạo tỉnh đã có 21 ban chỉ đạo cấp huyện, 460 ban chỉ đạo cấp xã, 3.796 tổ công tác xóm, khối, bản được thành lập, ngoài ra còn tổ giúp việc… với hơn 34.800 thành viên tham gia.

Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang và Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý bàn giao nhà, thăm hỏi hộ nghèo xã Châu Khê, huyện Con Cuông được nhận nhà.
Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang và Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý bàn giao nhà, thăm hỏi hộ nghèo xã Châu Khê, huyện Con Cuông được nhận nhà.

Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn được kịp thời ban hành bài bản, chi tiết, cụ thể từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, bản, đảm bảo đồng bộ, thống nhất; phần mềm cập nhật dữ liệu về nhu cầu nhà ở khoa học, hiện đại, tiện ích được theo dõi, cập nhật hàng ngày, hàng giờ.

Được biết, toàn tỉnh Nghệ An có 14.914 hộ có nhu cầu hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở giai đoạn 2023 – 2025. Trong đó, 3.955 hộ đề nghị xây dựng nhà lắp ghép; 6.907 hộ đề nghị hỗ trợ xây dựng mới (tự xây) và 4.052 hộ đề nghị sửa chữa.

Toàn tỉnh có 148 tổ chức, cá nhân đăng ký ủng hộ Chương trình với tổng số nhà đăng ký hỗ trợ là 12.196 căn, tương ứng 618,449 tỷ đồng, trong đó, đăng ký thực hiện trong năm 2023 là 6.709 căn (gồm cấp tỉnh 5.404 căn và cấp huyện 1.305 căn). Đến nay, toàn tỉnh đã huy động nguồn lực để ủng hộ triển khai thực hiện Chương trình bằng nhiều hình thức với tổng số tiền quy đổi trên 476 tỷ đồng (chưa tính từ nguồn hỗ trợ từ 2 chương trình mục tiêu Quốc gia)…

Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh và cả nước cùng hướng đến đến hết năm 2025 Nghệ An sẽ cơ bản hoàn thành việc xóa nhà ở tạm bợ, nhà ở dột nát.

Để những ngày Tết đến xuân về cận kề, để những ngày đông giá rét người dân nghèo tại các huyện miền núi phía Tây Nghệ An sẽ được an cư trong những ngôi nhà kiên cố, vững chãi, vui đón mừng Xuân, yên tâm lạc nghiệp.

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.

Các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ, công tác dân tộc là nhiệm vụ khó khăn nên các Bộ, ngành địa phương phải quan tâm đến công tác này bằng cả tấm lòng. (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, do Ủy ban Dân tộc tổ chức chiều 2/1, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc; linh hoạt trong việc triển khai các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phù hợp với văn hoá, phong tục, tập quán, điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng dân tộc, tránh tư duy máy móc.