Quyết tâm thông xe cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đúng tiến độ

 Phối cảnh một nút giao tại cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng. (Ảnh: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả)
Phối cảnh một nút giao tại cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng. (Ảnh: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cả chính quyền địa phương và nhà đầu tư (NĐT) cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đều đặt quyết tâm đưa cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng thông xe vào năm 2025 và đưa vào sử dụng năm 2026 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Sớm giải phóng mặt bằng

Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. NĐT của dự án là Liên danh Công ty Cổ phần (CTCP) xây dựng Đèo Cả - CTCP Tập đoàn Đèo Cả - CTCP Xây dựng công trình 568 - CTCP LIZEN. Chiều dài dự án gần 60km, qua địa bàn các huyện Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

UBND tỉnh Lạng Sơn và các huyện, thành phố có dự án đi qua xác định giải phóng mặt bằng (GPMB) là nhiệm vụ chính trị của địa phương. Ông Nguyễn Duy Anh - Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc, địa bàn dự án đi qua dài nhất trong các địa phương có dự án đi qua (29km) cho biết, để bảo đảm công tác GPMB cho dự án, huyện Cao Lộc đã có những kế hoạch cụ thể.

Theo đó, huyện đã kiện toàn Ban Chỉ đạo GPMB, phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cán bộ phụ trách trực tiếp các xã, thị trấn bị ảnh hưởng bởi dự án, tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân hiểu, đồng thuận và hợp tác trong việc giao đất. Hiện huyện Cao Lộc cũng đang chuẩn bị xây dựng các khu tái định cư cho những hộ gia đình phải di dời, để người dân tiếp tục có cuộc sống ổn định, phát triển.

Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, tỉnh đã chỉ đạo 4 huyện, thành phố có tuyến cao tốc đi qua là Cao Lộc, Chi Lăng, TP Lạng Sơn, Văn Lãng chủ động đi trước tuyên truyền để người dân nắm được chủ trương, tạo sự đồng thuận khi triển khai thực hiện. “Khi người dân hiểu được chủ trương lớn, những cái lợi khi cao tốc đi qua thì sẽ nhiệt tình hợp tác GPMB, thậm chí sẵn sàng hiến đất cho dự án” - lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Quang Vĩnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả (NĐT), đơn vị đặt quyết tâm sẽ thông tuyến cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị vào cuối năm 2025, đưa vào khai thác trong năm 2026. Một lí do khiến lãnh đạo Đèo Cả tin tưởng dự án sẽ được thực hiện nhanh là bởi Lạng Sơn có kinh nghiệm trong GPMB. Cụ thể, theo ông Vĩnh, tại dự án cao tốc Bắc Giang - Chi Lăng cũng do Đèo Cả đầu tư trước đó, Lạng Sơn đã làm rất tốt công tác GPMB. Khi đó, chỉ trong vòng 6 tháng, toàn bộ hơn 60km đường cao tốc đã được chính quyền và Nhân dân Lạng Sơn giao cho NĐT. Nhờ đó mà cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn thực hiện chỉ trong thời gian khoảng 2 năm. “Đây là dự án cao tốc làm nhanh nhất Việt Nam từ trước đến nay” - ông Vĩnh nói.

Từ đó, lãnh đạo Đèo Cả tin tưởng công tác GPMB sẽ tiếp tục được địa phương thực hiện tốt, giúp NĐT có mặt bằng sạch để thi công. “Tập đoàn Đèo Cả đã thống nhất với tỉnh Lạng Sơn dự kiến bàn giao mặt bằng sau 6 - 9 tháng và đây là điều kiện cần thiết để thông tuyến và hoàn thành dự án. Chúng tôi cam kết nếu có đủ mặt bằng, dự án sẽ hoàn thành trong năm 2026” - lãnh đạo Đèo Cả cam kết.

Vốn đã sẵn sàng

Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ khoảng 11.029 tỷ đồng, trong đó vốn NĐT khoảng 5.529 tỷ đồng, vốn nhà nước khoảng 5.500 tỷ, trong đó vốn ngân sách tỉnh Lạng Sơn 2.000 tỷ đồng. Với cơ cấu nguồn vốn như trên, thời gian hoàn vốn của dự án là 25 năm 8 tháng.

Ông Nguyễn Quang Toàn - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Lạng Sơn cho biết, tỉnh đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn cho dự án. Ông Toàn cho biết, hàng năm, Lạng Sơn đều tiết kiệm được một khoản tiền từ việc tăng thu, tiết kiệm chi và tiền sử dụng đất. Trong khoảng từ năm 2021 đến nay, hàng năm Lạng Sơn đều có nguồn tiết kiệm từ 500 - 700 tỷ đồng. Số tiền này, Lạng Sơn dành một phần để đầu tư công.

Ngoài ra, Lạng Sơn còn có nguồn thu khác từ thu sử dụng đất. Hiện, quỹ phát triển đất của Lạng Sơn còn dư khoảng 250 tỷ đồng. “Tổng hợp từ các nguồn trên, chúng tôi bảo đảm bố trí đủ 2.000 tỷ đồng và đúng tiến độ để dự án triển khai” - ông Toàn chia sẻ với phóng viên PLVN.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả Nguyễn Quang Vĩnh cho biết, sau ngày khởi công 21/4 tới đây, đến quý III/ 2024, NĐT sẽ tổ chức thi công đại trà trên toàn tuyến. Đồng thời, ông Vĩnh cam kết sẽ huy động đủ nhân lực, máy móc, thiết bị cho dự án. Ngoài ra, với số vốn NĐT cần chuẩn bị cho dự án là hơn 5.000 tỷ đồng, ông Vĩnh cho biết, ngoài vốn tự có của NĐT, số còn lại đã có kế hoạch vay vốn thương mại tại ngân hàng. “Chúng tôi cũng sẵn phương án phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn cho dự án” - lãnh đạo Đèo Cả cho biết.

Đọc thêm

2 người tử vong trên quốc lộ

Hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 9, đoạn qua thị trấn Cam Lộ.
(PLVN) - Trong 2 ngày (10 và 11/12), trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9 qua địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong.

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.