Quyết tâm gỡ được 'thẻ vàng' IUU trong năm 2024

Lực lượng Cảnh sát biển tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân chống khai thác IUU.
Lực lượng Cảnh sát biển tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân chống khai thác IUU.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc gỡ “thẻ vàng” không còn chỉ là sự quyết liệt ở Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương mà ngư dân cũng đã hiểu được đây là sự sống còn, bởi không phải là IUU nữa mà là một nghề cá bền vững cho chính chúng ta trong tương lai.

Từng ngày mong thoát “thẻ vàng”

Sau 7 năm Ủy ban Châu Âu (EC) rút "thẻ vàng" cảnh báo với ngành thủy sản Việt Nam, các cấp, ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.

EC ghi nhận nỗ lực quản lý đội tàu của Việt Nam

Qua 4 đợt thanh tra (các năm 2018, 2019, 2022 và 2023), EC đánh giá kết quả triển khai công tác chống khai thác IUU của Việt Nam có nhiều tiến bộ so với trước. EC cũng đã ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong chống khai thác IUU, nhất là việc cơ quan thẩm quyền đã hoàn thiện khung pháp lý và một số cải thiện trong quản lý đội tàu, truy xuất nguồn gốc, xử phạt các hành vi khai thác IUU.

Thời gian qua, Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc thực hiện các khuyến nghị của EC trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý về khai thác thủy sản; giám sát đội tàu; truy xuất nguồn gốc thủy sản. Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành rất nhiều văn bản về chống khai thác IUU như: Chỉ thị số 45/CT-TTG ngày 13/12/2017 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác IUU; Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 06/7/2018 của Chính phủ về việc gia nhập Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định,... Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản.

"Đến thời điểm này, Bộ NN&PTNT gần như đã hoàn thành tất cả những thể chế, quy định cuối cùng theo kiến nghị của EC. Không chỉ là sự quyết liệt ở Trung ương mà ngư dân cũng hiểu được đây là sự sống còn, không phải là IUU nữa mà là nghề cá bền vững của chúng ta. Không phải vì một đợt thanh tra mà chúng ta đối phó, việc gỡ tấm thẻ này là bước đầu để chúng ta vào một ngành thủy sản phát triển bền vững", ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định.

Ngoài ra, để tháo gỡ “thẻ vàng”, Bộ NN&PTNT cũng đề ra một số giải pháp cụ thể như: Thực hiện các biện pháp mạnh, kiên quyết ngăn chặn không để xảy ra tình trạng tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; Thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; Tập trung cao điểm xử lý các hành vi vi phạm IUU; Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao hiệu quả phối hợp, bảo đảm nguồn lực; Kiên quyết từ chối thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác vi phạm IUU.

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT - ông Trần Đình Luân, từ khi EC cảnh báo "thẻ vàng" đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam vào tháng 10/2017, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU sụt giảm bình quân từ 6 - 10%/năm (tùy từng năm). Đây là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đã tụt xuống vị trí thứ 5 (sau Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và ASEAN). Ngoài ra, việc này đã ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Nó cũng gây tổn thất về mặt kinh tế - xã hội đối với cộng đồng ngư dân ven biển và các doanh nghiệp.

Cục trưởng Cục Thủy sản đề nghị các cơ quan chức năng và toàn bộ ngư dân cần vào cuộc một cách đồng bộ và có hiệu quả. Theo ông Luân, Nhân dân đã và đang mong muốn từng ngày, từng giờ thoát khỏi “thẻ vàng” IUU sau 7 năm qua. Vì vậy, tất cả hoạt động phải cực kỳ tuân thủ và thượng tôn pháp luật; đồng bộ trong quản lý, truy xuất nguồn gốc, minh bạch trong nguồn gốc xuất xứ, chế biến xuất khẩu, như vậy mới định hình thương hiệu thủy sản Việt Nam, giúp ngành thủy sản phát triển bền vững.

Cơ hội sau 7 năm “dính thẻ”

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, dự kiến tháng 10/2024, Đoàn EC sẽ sang Việt Nam để kiểm tra đánh giá việc thực thi pháp luật, chống khai thác hải sản bất hợp pháp và không theo quy định, nên đây là nhiệm vụ đặc biệt cần sự chung tay, phối hợp của Bộ, ngành, đơn vị, các địa phương và ngư dân cả nước.

Theo đó, các địa phương cần thực hiện tốt 4 nhóm khuyến nghị: Hoàn thiện khung pháp lý; Tăng cường quản lý tàu cá; Kiểm soát việc truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; Xử lý tàu cá vi phạm ở vùng biển nước ngoài để phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá của EC. Đây là "cơ hội cuối cùng", bởi Nghị viện Châu Âu sắp bầu cử. Nếu không thể xóa “thẻ vàng” IUU dịp này, Việt Nam sẽ phải chờ khoảng 3 năm nữa để đón đoàn kiểm tra tiếp theo.

Người đứng đầu ngành NN&PTNT cũng nhấn mạnh, để ngành thủy sản của Việt Nam phát triển bền vững cần phải thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, phát triển thủy sản dựa trên ba trụ cột: Giảm khai thác, tăng nuôi trồng và bảo tồn biển để bảo đảm trữ lượng thủy sản dành cho thế hệ mai sau.

Về cơ bản, những giải pháp nhằm gỡ "thẻ vàng" IUU chúng ta thực hiện trong suốt 7 năm qua đã có những thành quả nhất định. Chúng ta cũng tổ chức lại hệ thống kiểm ngư và hiện 28 địa phương ven biển đều có lực lượng kiểm ngư. Đã có Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC liên quan đến IUU. Thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục chứng minh về những nỗ lực trong việc tháo gỡ "thẻ vàng" IUU; sự phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cùng vào cuộc triển khai tháng cao điểm.

Trải qua 4 đợt thanh tra vào các năm 2018, 2019, 2022 và 2023, EC đánh giá kết quả triển khai công tác chống khai thác IUU của Việt Nam có nhiều tiến bộ so với trước. EC đã ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong chống khai thác IUU, nhất là việc cơ quan thẩm quyền đã hoàn thiện khung pháp lý và một số cải thiện trong quản lý đội tàu, truy xuất nguồn gốc, xử phạt các hành vi khai thác IUU.

Tuy nhiên, EC khuyến cáo cần ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, quyết liệt hơn nữa trong xử phạt các hành vi khai thác IUU; đặc biệt hành vi ngắt kết nối VMS (hệ thống quản lý, giám sát hành trình, hoạt động của tàu cá trên các vùng biển), khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Đồng thời khẩn trương đưa vào triển khai đồng bộ, thống nhất hệ thống eCDT (phần mềm dùng chung cho ngư dân trong nước do Cục Thủy sản xây dựng, quản lý, phát triển; cài đặt và sử dụng bằng điện thoại thông minh).

Nhìn thẳng thực tế, gỡ “thẻ vàng” IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết và cần quyết liệt hơn nữa. Bởi khi vấn đề “thẻ vàng” được tháo gỡ, nghề cá và ngành thủy sản sẽ lấy lại được uy tín, cơ hội mở rộng thị trường EU rộng lớn. Không những thế, gỡ “tấm thẻ” này còn là bước tiến quan trọng để cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và phát triển bền vững.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan

Bộ trưởng Lê Minh Hoan

“Đến thời điểm này, Bộ NN&PTNT gần như đã hoàn thành tất cả những thể chế, quy định cuối cùng theo kiến nghị của EC… Không phải vì một đợt thanh tra mà chúng ta đối phó, việc gỡ “tấm thẻ” này là bước đầu để chúng ta bước vào một ngành thủy sản phát triển bền vững”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...