Quyết tâm đưa Buôn Ma Thuột là điểm đến của cà phê thế giới

Khai mạc cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8
Khai mạc cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tối 10/3, tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), BTC long trọng tổ chức chương trình Khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”. Tham dự sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.

Phát biểu khai mạc, ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết: Với diện tích hơn 200.000 ha, sản lượng trên 500.000 tấn/năm, Đắk Lắk được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Việt Nam. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột là ngày hội vinh danh ngành cà phê Việt Nam, là nơi để hội tụ và tôn vinh những người trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê của cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

Ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk

Ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 với nhiều kỳ vọng mới, là niềm tin, cũng là khát vọng và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk, tiếp tục phát huy tiềm năng - nội lực, tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương, của Quốc hội, của Chính phủ, để xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, tạo động lực mạnh mẽ phát triển tỉnh Đắk Lắk, cùng các tỉnh Tây Nguyên sánh bước với cả nước trên con đường phát triển..., theo tinh thần Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 và Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị.

Đặc biệt là sự tiếp nối thành công, chú trọng phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản Việt Nam, với quyết tâm đưa Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk trở thành "điểm đến của cà phê thế giới"…

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định: Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn đóng vai trò hết sức quan trọng; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cũng đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó xác định “nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế”.

Năm 2022, xuất khẩu cà phê Việt Nam đứng thứ 2 thế giới với gần 1,8 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 4 tỉ USD, đóng góp hết sức quan trọng vào tổng kim ngạch xuất của ngành nông nghiệp. Trong đó, Đắk Lắk chiếm trên 30% sản lượng cà phê của cả nước. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng đã có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trình diễn pháo hoa tại lễ hội

Trình diễn pháo hoa tại lễ hội

Mặc dù đã đạt được những thành quả hết sức khích lệ nhưng Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cũng lưu ý: Hiện, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô; Tổ chức sản xuất quy mô còn nhỏ lẻ; chất lượng chưa đồng đều; công nghệ chế biến sâu còn hạn chế là một trong những thách thức khi phải đáp ứng các thị trường lớn, với yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn cần phải vượt qua để duy trì và phát triển trong thời gian tới.

"Để phát triển bền vững ngành cà phê, tôi đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành cà phê. Thực hiện hiệu quả kế hoạch tái canh cây cà phê, hướng tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại gắn với bảo quản, chế biến sâu và thị trường tiêu thụ. Làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng vùng trồng, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất cà phê bền vững, gắn với phát triển văn hóa, du lịch. Đẩy mạnh và khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất, bảo đảm chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái", Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa; Phải xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình. Chú trọng xúc tiến, hình thành được các mối liên kết chặt chẽ, bền vững giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người trồng cà phê; phát triển thương mại điện tử, đa dạng kênh tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kết nối giữa người sản xuất với thị trường tiêu dùng. Đẩy mạnh phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản Việt Nam với hương vị đặc biệt, đặc thù được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao; gia tăng giá trị chuỗi ngành hàng cà phê, nhất là tăng lợi nhuận trực tiếp cho người nông dân.

Bên cạnh đó, để nâng tầm giá trị và đặc trưng của nông sản Việt Nam, nâng cao đời sống người nông dân, đòi hỏi phải có sự đồng lòng, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Các bộ, ngành, nhất là Bộ NN&PTNN, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò đầu mối, sát cánh, đồng hành hỗ trợ, định hướng giúp các địa phương trong phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành hàng cà phê nói riêng.

Với sự chủ động, sáng tạo trong cách làm của nhiều địa phương, trong đó có Đắk Lắk nhằm thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp và đổi mới cách thức xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, chúng ta tin tưởng rằng nông sản Việt Nam nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng sẽ ngày càng khẳng định được chất lượng, uy tín và thương hiệu, có vị thế vững chắc trên thị trường trong nước và thế giới./.

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin Hàn Quốc (KISA)

(PLVN) - Ngày 21/11, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) tham dự Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam năm 2024 do ông Lee Sang Jung - Chủ tịch KISA Hàn Quốc làm Trưởng đoàn, đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội hợp tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch TP Biên Hòa

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch TP Biên Hòa
(PLVN) - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức mới ký Quyết định số 3479/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 TP Biên Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.