Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu bồi thường trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạn đọc Đỗ Văn Hà (Thái Bình) hỏi: Người yêu cầu bồi thường có quyền và nghĩa vụ như thế nào theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017?

Luật sư Nguyễn Quang Huy - Đoàn Luật sư TP Hà Nội tư vấn: Tại khoản 1 Điều 13 Luật TNBTCNN năm 2017 quy định đối với người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại thì có các quyền sau đây:

- Yêu cầu một trong các cơ quan quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật TNBTCNN giải quyết yêu cầu bồi thường và được thông báo kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường.

Đây là quy định được sửa đổi cho phù hợp với quy định về các cơ chế giải quyết bồi thường tại Điều 4 về nguyên tắc bồi thường của Nhà nước.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định, hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính; khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng.

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình theo quy định của pháp luật.

- Nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình.

Đây là quy định mới được Luật bổ sung để làm rõ hơn quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu bồi thường, theo đó, người yêu cầu bồi thường có thể tự mình hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Được cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường.

Đây là quy định mới được bổ sung nhằm bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.

- Ủy quyền theo quy định của BLDS cho cá nhân, pháp nhân khác thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Đây là quy định mới được bổ sung cho phù hợp với quy định về người có quyền yêu cầu bồi thường theo ủy quyền tại khoản 4 Điều 5.

- Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đối với người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại thì có các nghĩa vụ sau đây (quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật TNBTCNN 2017):

- Cung cấp kịp thời, chính xác, trung thực tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của mình;

- Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường;

- Chứng minh những thiệt hại thực tế của mình được bồi thường theo quy định tại Luật TNBTCNN và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Luật TNBTCNN năm 2017 cũng quy định, đối với người yêu cầu bồi thường là người đại diện theo pháp luật, người thừa kế của người bị thiệt hại hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại có quyền, nghĩa vụ tương tự như quyền và nghĩa vụ của người bị thiệt hại.

Đối với người yêu cầu bồi thường là người đại diện theo ủy quyền thì trong phạm vi được ủy quyền họ có thể có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

Về quyền, người đại diện theo ủy quyền có các quyền:

- Yêu cầu một trong các cơ quan quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật TNBTCNN giải quyết yêu cầu bồi thường và được thông báo kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định, hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính; khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật;

- Nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình;

Đây là quy định mới được Luật bổ sung để làm rõ hơn quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu bồi thường là người đại diện theo ủy quyền, theo đó, người đại diện theo ủy quyền có thể tự mình hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.

- Được cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường;

Về nghĩa vụ, người đại diện theo ủy quyền có thể có các nghĩa vụ:

- Cung cấp kịp thời, chính xác, trung thực tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của mình;

- Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường;

- Chứng minh những thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại được bồi thường theo quy định tại Luật này và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.

Có hủy được giấy khai sinh bị cấp sai?

(PLVN) - Bạn Bùi Dương (Thái Nguyên) hỏi: Trước đây bố mẹ tôi đi đăng ký khai sinh cho tôi ở xã A là họ Đỗ, sau đó không rõ nguyên nhân gì mà lại tiếp tục đăng ký khai sinh ở xã B mang tên họ Bùi (họ Bùi là đúng theo tên họ của bố và mẹ tôi), do vậy mà tôi có đến 2 giấy khai sinh. Giờ tôi muốn giữ lại giấy khai sinh họ Bùi thì có hủy được giấy khai sinh họ Đỗ đã được đăng ký trước đó hay không? Thủ tục thực hiện như thế nào?

Đọc thêm

Có được xây 2 căn nhà trên cùng một thửa đất không?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn Quang Huy (Ba vì, Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có một mảnh đất rộng 500m2. Trước đó bố tôi đã xây nhà một phần trên mảnh đất đó. Nay tôi lấy vợ muốn xây thêm một căn nhà bên cạnh để ở riêng. Vậy cho tôi hỏi, có thể xây 2 căn nhà trên 1 thửa đất của bố tôi hay không? Nếu không được xây thì tôi phải làm gì để được xây thêm nhà trên thửa đất đó?

Nói xấu, bôi nhọ người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Loan
(PLVN) - Bạn Nguyễn Tùng (Bắc Ninh) hỏi: Vừa qua trên các trang mạng xã hội đang lùm xùm về vụ việc của Tiktoker “Vua quạt”. Anh này có hành vi nói xấu và bôi nhọ người khác. Vậy Tiktoker “Vua quạt” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Chỉ có thông tin người cha trên Giấy khai sinh có được không?

Cảnh sát lấy lời khai đối tượng Katerynchyk Roman. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Bạn Trần Văn Toán (Hà Nội) hỏi: Tôi và bạn gái quen nhau chưa đăng ký kết hôn thì chúng tôi có con. Hiện nay bạn gái cùng gia đình nhà bạn ấy không chấp nhận, họ đã gửi con tôi vào cô nhi viện. Tôi biết vậy nên đã đến cô nhi viện nhận lại con và dự định sẽ nuôi con. Vậy xin hỏi trong trường hợp này, tôi có thể tự đi làm Giấy khai sinh cho con được không? Thủ tục thực hiện như thế nào?

Tiếp tục phạm tội trong thời gian được hoãn thi hành án thì xử lý thế nào?

Tiếp tục phạm tội trong thời gian được hoãn thi hành án thì xử lý thế nào?
(PLVN) - Bạn đọc Trịnh Hoàng Thuý (Hà Tĩnh) hỏi: Tôi thấy tại địa phương tôi có trường hợp bị can sau khi bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối tượng được cơ quan điều tra cho tại ngoại vì đang mang thai nhưng tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp luật, thực hiện các thủ đoạn gian dối liên quan đến mua bán đất đai rồi chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng. Vậy cho tôi hỏi hành vi phạm tội của bị can trong thời gian này có phải chấp hành hình phạt tù hay không và biện pháp ngăn chặn như thế nào?

Thủ tục đăng ký thường trú khi chưa được cấp sổ đỏ

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú cho người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: VGP)
(PLVN) - Bạn Tiến Minh (Hà Nội) hỏi: Tôi có ngôi nhà cấp 4 xây tạm, hiện nay khi tôi ra chính quyền cấp xã để làm thủ tục đăng ký thường trú thì bị từ chối với lý do tôi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là đất nhà tôi đang sử dụng lại không đủ diện tích tối thiểu để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp này của tôi phải xử lý như thế nào để có thể đăng ký được nơi thường trú?

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"