Quyền Linh, Phương Thanh xót xa khi nữ giáo viên Yoga xin con tha thứ nếu đột ngột ra đi trong đại dịch

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trải qua nhiều khó khăn, nữ giáo viên Yoga tìm được niềm vui và hạnh phúc khi làm công tác xã hội và mong hai con gái tha thứ nếu mình đột ngột ra đi khiến khán giả xót xa.

Để lại ấn tượng trong lòng khán giả của “Hát cho ngày mai” tuần này là giáo viên Yoga Hà Thị Thu Hương đến từ thành phố Đà Nẵng. Chị Hương cho biết, khi TP Đà Nẵng dịch bùng dịch bệnh chị đã bắt đầu tiếp tế lương thực là các suất ăn miễn phí tới các bệnh viện. Với hàng chục năm rèn luyện thể lực, chị tự tin vào sức đề kháng của mình nên xung phong là người vận chuyển, là người tiếp xúc trực tiếp với các “ổ bệnh”. Đồng hành cùng chị còn có những người bạn cùng chung chí hướng và họ phụ trách khâu nấu nướng, chuẩn bị những phần ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Theo chia sẻ của nữ giáo viên, để bảo vệ môi trường và để các phần cơm được ngon hơn, nhóm của chị đã mua những hộp cơm inox, trong đó có đầy đủ đũa, thìa để đựng thức ăn. Sau khi giao những phần cơm đó tới các bệnh viện thì phải khử trùng sau đó chị mới nhận về để tiếp tục làm những phần cơm khác. Ngoài ra, nhóm tình nguyện của chị còn “căn” giờ để chuẩn bị cơm sao cho khi mang tới bệnh viện thì những phần cơm đó vẫn còn nóng hổi, thơm ngon.

Theo chia sẻ của chị Thu Hương, sở dĩ bản thân chị có động lực để tham gia vào tuyến đầu từ những ngày đầu tiên bởi chị cũng đã trải qua rất nhiều gian nan và khó khăn trong cuộc sống. “Khi tôi chiến thắng được căn bệnh của mình và tham gia vào các hoạt động cộng đồng thì chính tinh thần của một tình nguyện viên đã giúp cho tôi có sức mạnh và niềm vui trong cuộc sống”, chị Thu Hương nói thêm. Được biết chị bị bệnh về tuyến giáp và là một người mẹ đơn thân, một mình nuôi hai con gái.

Chị Thu Hương chia sẻ với Quyền Linh về hành trình nấu các suất ăn miễn phí trong mùa dịch.

Chị Thu Hương chia sẻ với Quyền Linh về hành trình nấu các suất ăn miễn phí trong mùa dịch.

Chị Thu Hương chia sẻ, con gái lớn đang học ở nước ngoài, còn con gái nhỏ thì sống cùng chị. Vì một mình nuôi nấng và gần gũi với các con nên mọi chuyện to nhỏ trong cuộc sống ba mẹ con đều chia sẻ với nhau. Để “phòng hờ” những bất trắc gặp phải khi tham gia chống dịch, nữ giáo viên Yoga đã nói lời “trăn trối” với con gái.

“Tôi nói với con: ‘Từ trước đến giờ con vẫn biết mẹ là người mà chỉ có khi tham gia các hoạt động thiện nguyện thì mẹ mới tìm thấy được niềm vui và ý nghĩa cuộc sống. Vì vậy, nếu như không may mẹ có phải ra đi trong đợt dịch này thì con cũng hãy tha lỗi cho mẹ’. Con gái tôi lúc đầu rất lo lắng nhưng sau đó lại là người rất ủng hộ em” chị Thu Hương xúc động kể lại.

Trên sóng truyền hình, nữ giáo viên Yoga đã gửi tới hai con gái những lời yêu thương khiến khán giả xúc động: “Cho mẹ gửi lời xin lỗi các con bởi suốt nhiều năm mẹ không có thời gian đưa các con đi chơi kể cả những ngày cuối tuần, bởi cuối tuần nào mẹ cũng tham gia các hoạt động cộng đồng. Có lần con gái đã khóc nói với mẹ rằng: ‘Tại sao mỗi cuối tuần, các bạn được mẹ đưa đi chơi nhưng tại sao mẹ không đưa con đi chơi?’. Lúc đó mẹ chỉ nói sau này con lớn con sẽ hiểu những gì mẹ đang làm. Nhưng hôm nay, thông qua chương trình mẹ cũng muốn gửi tới các con lời xin lỗi và mẹ yêu các con rất nhiều”, chị Thu Hương bộc bạch.

Phương Thanh ngưỡng mộ tấm lòng vì cộng đồng của bà mẹ đơn thân 2 con.

Phương Thanh ngưỡng mộ tấm lòng vì cộng đồng của bà mẹ đơn thân 2 con.

Lắng nghe câu chuyện của chị Thu Hương, MC Quyền Linh cho rằng chính trong cơn đại dịch đó thì sức mạnh tiềm ẩn nằm bên trong con người mới có dịp được bộc phát. Và khi làm những công việc vì cộng đồng, khi trao đi yêu thương thì bản thân của những người cho đi cũng nhận về những niềm vui và hạnh phúc.

Ca sĩ Phương Thanh cho biết chị đã chảy nước mắt khi nghe câu chuyện về những suất cơm mà nhóm thiện nguyện của chị Thu Hương làm. Là người hoạt động tích cực nơi tuyến đầu, nữ ca sĩ hiểu hơn ai hết tầm quan trọng của những phần cơm nóng hổi và nó sẽ càng tiếp thêm sức mạnh cho các bác bác sĩ tuyến đầu.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Du lịch Việt Nam cần khắc phục áp lực “kép” để bứt phá. (Ảnh minh họa: - Nguồn: Hồ Tùng Phương)

Áp lực “kép” nửa đầu năm của ngành Du lịch Việt Nam

(PLVN) - Nửa đầu năm 2024 sắp qua đi, để lại nhiều số liệu tích cực, hứa hẹn một năm khởi sắc của ngành Du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, vẫn còn hai áp lực chính đang bủa vây ngành này là “cơn khát” khách du lịch của doanh nghiệp và “bài toán” về nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đọc thêm

Vinh danh 'Y thánh Việt Nam' giữa lòng Hà Nội

Phố Lãn Ông tập trung nhiều cửa hàng đông y, buôn bán thuốc nam với lịch sử hàng trăm năm. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO phê chuẩn trong danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2023 - 2024” với công lao đóng góp, cống hiến cho nền y học của dân tộc Việt Nam. Tại phố nghề Đông Nam dược Lãn Ông, người dân và du khách sẽ được tìm hiểu nghề đông y truyền thống, các bài thuốc quý.

MV “Nợ ân tình để tìm hình của nước” mừng sinh nhật Bác Hồ kính yêu

Bằng âm nhạc, Sao Mai Huyền Trang kể câu chuyện tình cảm trong sáng nhưng đầy lãng mạn của Bác khiến bất cứ ai được nghe cũng đều thêm phần cảm phục và trân trọng Bác Hồ (ảnh HT).
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sao Mai Huyền Trang vừa phát hành MV mang tên “Nợ ân tình để tìm hình của nước” của nhạc sỹ Võ Thế Hùng, lời thơ Nguyễn Đăng Quang. Đây được cho là một trong những ca khúc hiếm hoi viết về chuyện tình cảm rất đẹp của Bác với người con gái tên gọi Út Huệ.

Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN) - Tối 12/5, UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận Lễ hội làng Keo là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Quyết định của UBND thành phố công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 và khai mạc Lễ hội truyền thống làng Keo năm 2024.

Làm rõ khái niệm, nội hàm “thiết chế văn hóa, thể thao”

Hội thảo Văn hóa 2024 nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách, huy động tối đa các nguồn lực phát triển hệ thống “thiết chế văn hóa, thể thao”. (Ảnh: LH).
(PLVN) - “Thiết chế văn hóa, thể thao” được coi là hạ tầng cho các hoạt động văn hóa, thể thao phát triển. Tuy nhiên, thời gian qua, do vướng không ít hạn chế, bất cập từ cơ chế, chính sách đã dẫn đến tình trạng “mạnh ai, nấy làm”… Vấn đề này một lần nữa được đặt ra tại Hội thảo Văn hóa 2024: “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.

Diễu hành thuyền hoa trên sông Hương mừng đại lễ Phật đản

Hoa đăng được thả trên sông Hương. Ảnh: Võ Thạnh
(PLVN) - Trong ba đêm 13 - 15/4 Âm lịch (ÂL), 32 thuyền hoa sẽ diễu hành trên sông Hương mừng đại lễ Phật đản Phật lịch 2568. Đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tuần lễ Phật đản năm nay sẽ không có xe hoa trên đường như mọi năm, thay vào đó là 32 thuyền hoa do các đơn vị trực thuộc, các chùa tham gia diễu hành trên sông Hương.

Sôi động Giải chạy bán Marthon Kon Chư Răng: Khám phá viên ngọc xanh 2024

Các VĐV xuất phát ở cự ly 21km.
(PLVN) - Sáng 12/5, tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) đã phối hợp với Công ty Cổ phần VietRace365 và Công ty GreenViet tổ chức "Giải bán Marathon Kon Chư Răng - Khám phá viên ngọc xanh" năm 2024.  Đây là giải chạy đầu tiên được tổ chức tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

Khu di tích Quốc gia “đặc biệt” Kim Liên những ngày tháng 5

Hàng nghìn người về thăm Khu di tích Kim Liên nhân dịp 134 năm ngày sinh của Bác
(PLVN) - Tháng 5 về, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về thăm quan, tưởng niệm vị cha già kính yêu của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm lần thứ 134 ngày sinh của Người.

Về thăm di tích thành Chiềng Lề của vị tướng quân Hoàng Công Chất

Thành Bản Phủ - Đền thờ Hoàng Công Chất. (Ảnh: Mai Hoa)
(PLVN) - Người anh hùng áo vải - Tướng quân Hoàng Công Chất được xem là biểu tượng, là niềm tin cho tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, yêu nước, chống giặc ngoại xâm ở thế kỷ 18. Di tích thành Bản Phủ (thành Chiềng Lề) - đền Hoàng Công là di sản văn hóa quý báu, là niềm tự hào của Điện Biên nói riêng và cả nước nói chung. Nơi đây trở thành điểm đến thiêng liêng trong hành trình về nguồn của du khách khi ghé thăm Điện Biên.

Bảo vệ không gian diễn xướng cho ca Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật ca Huế. (Ảnh: Du lịch khám phá)
(PLVN) - Các nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc lo lắng, ca Huế bị pha tạp khi trình diễn cho du khách. Ca Huế bị “bôi bác” bởi một số người mang danh nghệ sĩ ca Huế tự chế những lời mới thô tục thay vì điệu ca, lời cổ và phá nát âm hưởng ca Huế. Để “dẹp loạn ca Huế pha tạp” này, ngày 13/5/2024, các thuyền du lịch có tổ chức biểu diễn ca Huế phải lắp đặt các camera giám sát tại khu vực biểu diễn kết nối với hệ thống thông tin của Sở VHTT Thừa Thiên Huế và Tổ kiểm tra liên ngành về ca Huế.

Buông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nếu mà bà không thương ông thì buông tha cho người ta để người ta còn đi lấy vợ nữa chứ?

Bùng nổ xu hướng… “chữa lành”

Đôi khi sống chậm và giản đơn đã là sự “chữa lành”. (Ảnh minh họa chụp màn hình)
(PLVN) - Những ngày gần đây, khi nhà nhà đi du lịch đều gán cho chuyến đi với tên gọi “chữa lành”. Trào lưu “chữa lành” phổ biến tới mức, ngành du lịch thống kê có khoảng 9 triệu lượt khách tham gia “chữa lành” dịp lễ vừa qua, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước…

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: “Chất keo” gia tăng sự gắn kết cộng đồng, nâng cao ý thức dân tộc

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Phương Thanh)
(PLVN) - Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn có tầm quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa, xây dựng con người Việt Nam, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Công trình trăm tuổi ở TP HCM: Lưu giữ ký ức một thời

Công trình Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Những công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi ở TP Hồ Chí Minh là những di sản văn hóa đặc biệt, đồng thời là minh chứng cho sự phát triển trong dòng chảy lịch sử của thành phố. Giờ đây, những công trình ấy vẫn có một sức thu hút mạnh mẽ đối với người dân thành phố và du khách phương xa.

Khi nghệ thuật chạm tới trái tim thành phố

Các đại biểu tham quan không gian Dự án nghệ thuật. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Dự án nghệ thuật trên cầu dành cho người đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật do nhóm họa sĩ Vũ Xuân Đông, Lê Đăng Ninh, Cấn Văn Ân và giám tuyển Nguyễn Thế Sơn thực hiện đã góp phần thúc đẩy thói quen đi bộ khám phá các di sản văn hóa nghệ thuật trong đô thị - một thói quen dần phát triển trở lại trong những năm gần đây.