Quyền được hưởng ánh sáng với các ngôi nhà tại Anh, Mỹ

- Ở Anh, nếu nhà đã hưởng ánh sáng tự nhiên từ 20 năm trở lên, gia chủ có quyền cấm xây dựng với những công trình che lấp ánh sáng.

Các thành phố hiện đại và phát triển không thể thiếu bóng hình ảnh của những ngôi nhà cao tầng và những kiến trúc chọc trời sừng sững giữa không trung. Tuy vậy việc xây dựng các tòa nhà cao tầng sẽ có thể che mất ánh sáng tự nhiên của nhiều khu vực xung quanh.

Trong pháp luật Anh, để giải quyết vấn đề này, người ta tạo ra khái niệm mới: Quyền tiếp cận ánh sáng. Theo đó, nếu một ngôi nhà đã được hưởng ánh sáng tự nhiên trong 20 năm hoặc lâu hơn, chủ nhân có quyền cấm xây dựng với những công trình che lấp ánh sáng của ngôi nhà.

Tòa nhà bên phải nằm trong bóng của tòa bên trái. Ảnh: Rghttolightsurveyors.

Tòa nhà bên phải nằm trong bóng của tòa bên trái. Ảnh: Rghttolightsurveyors.

Nói cách khác, khi chưa được sự cho phép của người chủ nhà, hàng xóm hoặc chủ xây dựng công trình quanh đó không thể tiến hành thi công nếu thiết kế của ngôi nhà sẽ chắn mất ánh sáng tự nhiên của căn nhà đối diện. Nếu chủ xây dựng cố tình phớt lờ và xây tiếp, có khả năng họ sẽ bị tòa án yêu cầu dỡ bỏ phần công trình chắn mất ánh sáng.

Về bản chất, quyền tiếp cận ánh sáng không phải là quyền mới. Nó là một dạng của quyền sử dụng hạn chế với bất động sản liền kề. Căn cứ của quyền này đã được xác định trong một vụ kiện vào 1904. Trong vụ kiện, thẩm phán nhận định rằng người chủ sở hữu căn nhà có quyền tiếp cận “lượng ánh sáng đủ cho một người bình thường sử dụng”.

Một vụ tranh chấp nổi tiếng liên quan tới quyền tiếp cận ánh sáng khác có thể kể đến sân bóng Stamford Bridge. Đầu năm 2018, câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng Chelsea đã có kế hoạch tái kiến thiết sân vận động Stamford Bridge, với tổng giá trị dự án lên tới một tỷ bảng Anh.

BBC đưa tin, kế hoạch xây dựng sân vận động mới nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt từ thị trưởng thành phố London vì ông này tin rằng nó sẽ mang lại cú hích kinh tế và tạo ra nhiều việc làm tại địa phương. Chelsea cũng đồng ý bồi thường cho 50 ngôi nhà xung quanh sẽ bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng. Nhưng duy nhất một trường hợp không chịu nhượng bộ - đó là nhà của gia đình Crosthwaite.

Gia đình Crosthwaite đã sống tại căn biệt thự này trong hơn 50 năm qua. Ngay khi nghe tin về dự án, vào tháng 5 họ đã gửi đơn yêu cầu tòa án buộc câu lạc bộ Chelsea dừng xây dựng sân vận động đáng giá tỉ đô la. Lý do được đưa ra là: Thiết kế mới của sân vận động sẽ làm “ảnh hưởng nghiêm trọng tới ánh sáng ban ngày của căn nhà”.

Phần thắng của cuộc tranh luận cho tới nay có xu hướng nghiêng về phía căn nhà nhỏ bé nằm sau sân vận động Stamford Bridge khi chủ câu lạc bộ Chelsea cho biết đã phải tạm dừng việc xây dựng khi còn tồn tại rủi ro rằng tòa sẽ chấp nhận yêu cầu của gia đình Crosthwaite.

Không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ quyền lợi của cá nhân, “quyền tiếp cận ánh sáng” còn được dùng để đảm bảo khả năng sử dụng bình thường của không gian công cộng, như công viên hoặc sân chơi cho trẻ em.

Vào năm 1984, thành phố San Francisco, thuộc tiểu bang Bắc Carolina (Mỹ) đã ban hành “Sắc lệnh Ánh nắng”, theo đó thì mọi công trình có chiều cao hơn 12m và có bóng nắng che lấp các khu vực công cộng thuộc quản lý của Ủy ban Công viên và Giải trí sẽ bị cấm xây dựng, trừ phi được Ủy ban nhận định rằng bóng nắng không tạo ra vấn đề đáng kể.

Công trình Oceanwide Center sẽ che lấp nhiều quảng trường thành phố. San Francisco. Ảnh: Sfchronicle.

Công trình Oceanwide Center sẽ che lấp nhiều quảng trường thành phố. San Francisco.Ảnh: Sfchronicle.

Theo Sfchronicle, ngay tháng 4 vừa qua, thành phố San Francisco đã cho ngưng xây dựng tòa nhà thương mại có tên Oceanwide Center do bóng nắng của công trình cao 275m, rộng 18 ha này sẽ che phủ một công viên công cộng cách đó 10 tòa nhà trong vòng một tiếng ban ngày vào mùa thu và sẽ còn che phủ nhiều khu vực công cộng quanh đó phần lớn thời gian trong năm, ví dụ quảng trường Portmouth, quảng trường Jusin Herman và quảng trường Union.

Tin cùng chuyên mục

Bà Xiêm đến Văn Phòng đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại Đồng Nai phản ánh sự việc.

Cần sớm làm rõ vụ bán 360 tấn điều của người khác tại Bình Phước

(PLVN) -Văn phòng đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại Đồng Nai nhận được đơn của bà Thân Thị Xiêm (SN 1979, ngụ thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) là Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu An Thuận Phát - Bình Phước phản ánh về việc bà và công ty của mình bị đối tác làm ăn tự ý bán mất 360 tấn điều thô trị giá hơn 16 tỷ đồng.

Đọc thêm

Đuổi vợ ra khỏi nơi ở có bị xử phạt không?

Đuổi vợ ra khỏi nơi ở có bị xử phạt không?
(PLVN) - Bà Hà Dung (Hà Nội) hỏi : Tôi và chồng có đứng tên mua ngôi nhà đang sinh sống tại Bắc Từ Liêm. Thời gian gần đây chồng tôi hay gây gổ, đuổi tôi ra khỏi nhà và ngăn cản tôi về ngồi nhà của mình. Hành vi này của chồng tôi có bị xử phạt theo quy định của pháp luật không?

Doanh nghiệp có được dùng con dấu màu xanh không?

Doanh nghiệp có được dùng con dấu màu xanh không?
(PLVN) - Ông Phan Đức (TP Hà Nội) hỏi: Gần đây tôi thấy có một số doanh nghiệp sử dụng con dấu màu xanh, trong khi đó thường tôi chỉ thấy con dấu màu đỏ. Xin hỏi, việc doanh nghiệp dùng con dấu màu xanh như vậy có đúng với quy định của pháp luật không?

Quận 12, TP.HCM: Bất thường trong vụ cưỡng chế nhà dân?

Bà Thu xót xa, bức xúc vì ngôi nhà nhiều tỷ đồng đã tan thành tro bụi.
(PLVN) -  Suốt quá trình cải tạo sửa chữa, lực lượng chức năng đã tới kiểm tra, giám sát nhưng không lập biên bản vi phạm với công trình chính vì công trình này đã được UBND phường cho phép. Thế nhưng khi nhiều tỷ đồng của người dân tích cóp cả đời đổ vào để xây dựng xong xuôi thì chính quyền địa phương ra quyết định cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ, trong đó có cả công trình đã được cấp phép.

Tiếp nhận tiền từ thiện thế nào cho hiệu quả và đúng luật?

Hiện trường sự việc
(PLVN) - "Việc kêu gọi, tiếp nhận, phân phối hàng, quà từ thiện cần phải tuân thủ quy định của pháp luật, cụ thể là phải tuân thủ quy định của bộ luật dân sự và Nghị định số 93/2021/NĐ-CP của chính phủ để đảm bảo hoạt động từ thiện được diễn ra một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, giảm bớt những nghi ngờ, tiêu cực, những vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động từ thiện". Ts. Ls. Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội cho hay. 

Quy định hạn mức chuyển đất nông nghiệp thành đất ở như thế nào?

Quy định hạn mức chuyển đất nông nghiệp thành đất ở như thế nào?
(PLVN) - Ông Nguyễn Cảnh Bình (Phú Thọ) hỏi : Gia đình ông có diện tích đất trong hạn mức giao đất ở tại xã nơi ông Bình sinh sống là 130 m2, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở là 410 m2. Xin cho biết, đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình cá nhân thì lấy diện tích đất trong hạn mức giao đất ở để trừ đi, hay lấy hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở để xác định diện tích trong và ngoài hạn mức khi chuyển mục đích sử dụng đất (đây là đất của hộ gia đình cá nhân không phải là đất của nhà nước giao theo quy định của pháp luật; đây là đất thừa kế và đất nhận chuyển nhượng)?

Di sản được chia như thế nào khi người thừa kế và người nhận thừa kế chết cùng thời điểm?

Di sản được chia như thế nào khi người thừa kế và người nhận thừa kế chết cùng thời điểm?
(PLVN) - Bạn Minh Ngọc (Bình Định) hỏi: Bố mẹ chồng tôi có người con duy nhất là chồng tôi. Tôi và chồng có 1 người con chung đã 24 tuổi. Chồng tôi và bố chồng đột ngột đã qua đời cùng thời điểm, không có di chúc để lại. Xin hỏi tài sản thừa kế của chồng tôi và bố chồng tôi sẽ được chia như thế nào?