Quyền của người chưa thành niên

Cần nhân rộng mô hình tư pháp thân thiện với người chưa thành niên.
Cần nhân rộng mô hình tư pháp thân thiện với người chưa thành niên.
(PLO) - Theo các chuẩn mực pháp lý quốc tế, khi xử lý các vấn đề về tư pháp đối với người chưa thành niên (CTN) cần vận dụng cách tiếp cận dựa trên quyền. Tiếp cận dựa trên quyền yêu cầu khi xử lý bất kỳ vấn đề gì liên quan đến tư pháp đối với người CTN cũng phải xuất phát từ quyền của người CTN, đồng thời cân nhắc đến nhu cầu và hoàn cảnh của các em.

Đến nay, Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về người CTN trong tư pháp hình sự nói chung và trong lĩnh vực pháp luật hình sự nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tiếp cận vấn đề dưới góc độ chính sách xử lý hình sự và tăng cường hiệu quả của cơ chế xử lý hình sự người CTN phạm tội. Trong khi đó, một trong những đặc điểm của tư pháp đối với người CTN theo chuẩn mực pháp lý quốc tế là tư pháp dựa trên quyền của người CTN và lấy các em làm trung tâm. Bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền của người CTN khi tiếp xúc với pháp luật với mục đích hướng tới hạnh phúc và sự phát triển nhân cách của các em là bản chất của tư pháp đối với người CTN. 

Cùng với đó, Việt Nam đã ký và phê chuẩn nhiều văn kiện pháp lý quốc tế và bảo vệ quyền con người nói chung, quyền của trẻ em và người CTN trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng. Đây là lĩnh vực có khả năng bảo vệ quyền con người ở mức độ cao nhất, đồng thời cũng là cơ chế bảo đảm tiếp cận công lý cho người CTN trên cơ sở đặc điểm, nhu cầu có tính riêng biệt của các em. Ngoài ra, việc quan tâm đến quyền của người CTN trong pháp luật hình sự còn có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa tội phạm. Quy định việc xử lý người CTN vi phạm pháp luật với những nguyên tắc như bảo đảm quyền, tôn trọng, thân thiện, khoan dung, hợp lý, hướng thiện, phục hồi trong khi vẫn đảm bảo tính răn đe cần thiết có tác động tích cực đối với các em, từ đó giúp các em có ý thức tôn trọng pháp luật và cộng đồng.

Trong tất cả các hoạt động liên quan đến trẻ em, dù thực hiện bởi tổ chức phúc lợi xã hội công hoặc tư, các cơ quan tư pháp, các cơ quan hành chính hoặc cơ quan lập pháp, những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải trở thành mối quan tâm căn bản. Do đó đòi hỏi các quốc gia trong hoạt động lập pháp cũng như tất cả các hoạt động có liên quan đến lợi ích của trẻ em và người CTN phải bảo đảm những lợi ích tốt nhất của các em.

Người CTN khi tiếp xúc với hệ thống tư pháp dù ở bất cứ vai trò gì, vì lí do gì đều được đối xử tốt đẹp và công bằng. Người CTN có quyền được tham gia và thể hiện quan điểm của mình trong bất kỳ thủ tục tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào có ảnh hưởng đến các em, trực tiếp hoặc qua người đại diện hoặc qua một cơ quan thích hợp, theo cách phù hợp với các quy tắc tố tụng của luật pháp quốc gia. Để phát huy được quyền này, các tiến trình tố tụng phải được thực hiện trong môi trường thuận lợi để các em tự tin bày tỏ quan điểm của mình. Quyền được lắng nghe và tham gia đầy đủ vào tiến trình tố tụng của trẻ em, người CTN được thúc đẩy thông qua việc áp dụng các biện pháp phù hợp với độ tuổi của các em để lấy lời khai, đưa ra cách giải thích đơn giản về quy trình giải quyết vụ việc và bảo đảm rằng các em nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của cha mẹ, người giám hộ và luật sư.

Hệ thống tư pháp thân thiện với người CTN và trẻ em giúp cải thiện hiệu quả các thủ tục tố tụng tư pháp. Một hệ thống tư pháp thân thiện với các em là hệ thống có các quy trình, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử đáp ứng được các nhu cầu đặc biệt của các em; mọi quyết định được dựa trên lợi ích tốt nhất của các em; người CTN được tôn trọng và đối xử bằng tình thương; hệ thống dựa trên các nhu cầu cá nhân, lợi ích và sự riêng tư của các em được tôn trọng và bảo vệ. Hệ thống này yêu cầu các vụ việc có sự tham gia của người CTN được xử lý nhanh, ngăn chặn những chậm trễ, trì hoãn không cần thiết, đồng thời đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng được đào tạo, tập huấn để tiến hành tố tụng trong các vụ việc liên quan đến người CTN. 

Bằng việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, quy trình thủ tục phù hợp với độ tuổi và thân thiện với trẻ em có thể giúp giảm bớt sự căng thẳng cho trẻ, nâng cao chất lượng và sự chính xác trong lời khai của trẻ, tăng khả năng hợp tác của trẻ và bố mẹ với cơ quan tiến hành tố tụng, tăng cơ hội để có một tiến trình tố tụng với kết quả công bằng và hợp lý. Bên cạnh đó, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cán bộ tư pháp, người hành nghề luật khác với nhân viên xã hội và các cán bộ chuyên trách để bảo đảm các em kịp thời nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Tin cùng chuyên mục

Một hộ dân bên công trình đã bị tháo dỡ.

Sự việc bồi thường thực hiện dự án Tỉnh lộ 994 tại Bà Rịa - Vũng Tàu: UBND tỉnh giao Sở VH,TT&DL và huyện Xuyên Mộc nghiên cứu, xử lý

(PLVN) - Mới đây, một số hộ dân thuộc ấp Bình Trung, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT), trong đó có bà Lương Thị Bê (SN 1957), bà Ngô Thị Thanh Mỹ (SN 1976), ông Nguyễn Đức Tuấn (SN 1966)... có nhà, đất bị thu hồi thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ (TL) 994; cho rằng quá trình thu hồi, bồi thường, cưỡng chế... còn một số vấn đề chưa phù hợp. UBND tỉnh mới đây đã có văn bản giao Sở VH,TT&DL và huyện Xuyên Mộc nghiên cứu, xử lý sự việc này.

Đọc thêm

Bộ Công an đề xuất phạt đến 18 tỷ đồng, 15 năm tù với tội phạm môi trường

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Công an đề xuất tăng mạnh mức phạt tù và tiền đối với các tội về môi trường tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội năm 2025. Trong đó, mức phạt cao nhất đối với hành vi xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường có thể lên tới 18 tỷ đồng và 12 năm tù, riêng tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người có thể bị phạt tới 15 năm tù.

Dùng tài khoản cá nhân kêu gọi từ thiện có vi phạm pháp luật không?

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, nhiều cá nhân kêu gọi ủng hộ cho người bệnh nặng, nạn nhân tai nạn giao thông, người nghèo... bằng tài khoản cá nhân thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật không? Việc kêu gọi ủng hộ bằng tài khoản cá nhân có quy định cụ thể không? Cá nhân đó có phải chứng minh số tiền mọi người ủng hộ ra sao?.

Diễn biến vụ án 'mượn tiền hay nhận tiền giúp': Xuất hiện tình tiết mới ý kiến của Công ty Nhà Cần Thơ

Khu đất ông Thảo cho rằng đã nhờ Cty của ông Vinh đứng tên giúp. (Ảnh: Đình Thương)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh, quanh vụ án “tranh chấp đòi lại tài sản” tại Cần Thơ, quan điểm giữa TAND cấp cao tại TP HCM và tòa án tại địa phương chưa thống nhất, nên vụ kiện đã qua 5 lần xét xử, nhưng bị đơn vẫn tiếp tục có đơn đề nghị giám đốc thẩm gửi TAND cấp cao và TAND tối cao. Một vấn đề bị đơn đề nghị là làm rõ việc có nhờ nguyên đơn đứng tên tài sản và chủ cũ của tài sản là Cty Phát triển Nhà Cần Thơ (Cty Nhà) đã có văn bản xác nhận vấn đề này.

Cảnh giác với loạt 'từ khoá' để không 'sập bẫy' quảng cáo thổi phồng

Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục cùng quảng cáo kẹo rau củ hồi tháng 12/2024.
(PLVN) - Bộ Công an khuyến cáo, người dân nên cảnh giác với những quảng cáo có dấu hiệu thổi phồng quá mức công dụng sản phẩm hoặc sử dụng từ ngữ tuyệt đối như “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một”. Đây là chiêu trò đánh vào tâm lý nhẹ dạ, khiến nhiều người tiêu dùng dễ dàng “sập bẫy”, mua phải sản phẩm không đúng như quảng cáo, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe và tài sản.

Có phải làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập tỉnh?

Có phải làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập tỉnh?
(PLVN) - Bạn Đình Nam (Thái Bình) hỏi: Xin hỏi, sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp, người dân có bắt buộc phải chỉnh lý hoặc đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) không?

Cử tri kiến nghị có giải pháp chặn lừa đảo công nghệ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Cử tri tỉnh Đắk Lắk lo lắng về tình trạng tội phạm lừa đảo ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là dưới sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng, như: Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố người nước ngoài sử dụng sim rác gọi điện, nhắn tin cho vay nặng lãi, đòi nợ kiểu xã hội đen, giả danh cơ quan Nhà nước (Tòa án, Viện kiểm sát, Công an...) hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ công (ngân hàng, bảo hiểm, nhà mạng...) để lừa đảo, gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội. Cử tri đề nghị có giải pháp quyết liệt để giải quyết tình trạng này.

Sự việc một người bị phản ánh tự nhận luật sư và chiếm đoạt tài sản: Sở Tư pháp Hà Nội chuyển hồ sơ đến Công an Thành phố

Văn bản của Liên đoàn LS Việt Nam và Sở Tư pháp Hà Nội. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bạn đọc PLVN về việc một cá nhân tự nhận là luật sư (LS), thông qua việc thỏa thuận chuyển nhượng nhà đất để chiếm đoạt tiền, Sở Tư pháp Hà Nội sau khi tiếp nhận nội dung tố giác và đối chiếu quy định, đã chuyển hồ sơ đến Công an TP Hà Nội.

Bàn về quy định 'tạm đình chỉ hình phạt tù' trong pháp luật hình sự

Luật sư Vi Văn Diện. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là quy định văn minh, nhân văn được ghi nhận khá sớm trong pháp luật hình sự nước ta. Qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện Bộ luật Hình sự (BLHS), quy định này cũng được quy định cụ thể, toàn diện hơn. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn một số điểm vướng mắc gây ra tranh cãi và khó khăn khi áp dụng trên thực tế.

Bạn đọc phản ánh liên quan vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”: VKSND tỉnh Lạng Sơn cung cấp thông tin

Bạn đọc phản ánh liên quan vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”: VKSND tỉnh Lạng Sơn cung cấp thông tin
(PLVN) - Liên quan đến đơn phản ánh của ông Đồng Duy Hòa gửi Báo PLVN cho rằng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ án hình sự “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, mới đây, VKSND tỉnh đã thông tin về việc giải quyết đơn.

Có được thế chấp nhà xưởng trên đất thuê không?

Có được thế chấp nhà xưởng trên đất thuê không?
(PLVN) - Bạn Minh Khoa (Nghệ An) hỏi: Việc thế chấp tài sản là một hình thức phổ biến để huy động vốn trong kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người sử dụng đất thuê để làm nhà xưởng. Vậy xin hỏi, nhà xưởng trên đất thuê có thế chấp vay ngân hàng được không?

TP Hồ Chí Minh: Sơ thẩm vụ kiện đòi tiền lương Kpi

Trụ sở Cty Fosco. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 17/4, TAND quận 3 (TP HCM) mở phiên sơ thẩm “tranh chấp đòi tiền lương và yêu cầu bồi thường thiệt hại” giữa một nhân viên đã nghỉ hưu và Cty TNHH MTV Dịch vụ cơ quan nước ngoài (Fosco, đơn vị trực thuộc UBND TP).

Xử phạt hành vi nghe, gọi điện thoại khi dừng đèn đỏ

 Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Bạn Hữu Anh (Hà Nội) hỏi: Hiện nay, vẫn có một số người đi xe máy tranh thủ lúc dừng đèn đỏ để nghe, gọi điện thoại. Theo quy định mới, khi điều khiển xe máy vào lúc dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại không? Nếu không thì mức xử phạt thế nào?

Đề xuất bỏ án tử hình với một số tội danh: Bước tiến trong cải cách tư pháp

Trung tướng, PGS.TS Đồng Đại Lộc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Chính phủ đã xem xét một đề xuất quan trọng, mang tính lịch sử: Sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng bỏ hình phạt tử hình, thay bằng hình phạt tù chung thân không giảm án đối với 8 tội danh. Đây là một dấu mốc tiến bộ trong tư duy pháp lý, thể hiện rõ bản chất nhân đạo và văn minh trong chính sách hình sự của Việt Nam.