Quy trình, thủ tục hành chính trên cổng Dịch vụ công 63 tỉnh, thành còn phức tạp

Toàn cảnh Tọa đàm “Đánh giá 63 cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ góc độ người dùng năm 2024” diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
Toàn cảnh Tọa đàm “Đánh giá 63 cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ góc độ người dùng năm 2024” diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kết quả đánh giá 63 cổng dịch vụ công năm 2024 cho thấy các địa phương đã có một số cải thiện trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến so với kết quả rà soát năm 2023. Nhiều cổng dịch vụ công đạt mức “tốt” ở hai tiêu chí cung cấp thông tin hỗ trợ và mức độ dễ sử dụng của các công cụ tra cứu. Tuy nhiên, tất cả đều còn những điểm chưa thuận tiện cho người sử dụng, nguyên nhân là do quy trình hành chính gốc còn phức tạp và chưa số hóa hoàn toàn.

Đó là một số phát hiện nghiên cứu được chia sẻ tại Tọa đàm chuyên đề “Đánh giá 63 cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ góc độ người dùng năm 2024” do Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức sáng nay - 21/8 tại Hà Nội.

Đã cải thiện nhưng còn nhiều bất cập

Phát biểu tại Tọa đàm, ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết, trong bối cảnh chính phủ số đang phát triển mạnh mẽ, các cổng dịch vụ công trực tuyến giữ vai trò then chốt, kết nối Nhà nước với người dân và doanh nghiệp.

Sau 6 tháng thực hiện đánh giá cổng dịch vụ công trực tuyến của 63 tỉnh, thành cho thấy các địa phương đã có một số cải thiện trong việc cung cấp Dịch vụ công trực tuyến so với kết quả rà soát năm 2023. Nhiều cổng Dịch vụ công đạt mức ‘tốt’ ở hai tiêu chí “Cung cấp thông tin hỗ trợ” và “Mức độ dễ sử dụng của các công cụ tra cứu”.

Ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm.

Ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm.

Tuy nhiên, tất cả 63 Cổng Dịch vụ công đều có những điểm chưa thuận tiện cho người sử dụng, cho dù họ là công chức hay người dân, nhất là với những người ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, người khuyết tật; Chưa đạt được mục đích cuối cùng là tạo sự thuận tiện khi thực hiện các thủ tục hành chính. Tất cả các tỉnh, thành phố cần đầu tư cải thiện các cổng Dịch vụ công về nhiều mặt để tăng mức độ thuận tiện, thân thiện, tính tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của mọi người dùng.

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc cho rằng: “So với kết quả rà soát năm 2023, nhiều địa phương đã nâng cấp cổng dịch vụ công để bảo đảm quyền tiếp cận dịch vụ công trực tuyến cho người khuyết tật. Tuy nhiên, như nghiên cứu đã chỉ ra, cần cải thiện hơn nữa các dịch vụ công trực tuyến bảo đảm tính thuận tiện, tính dễ sử dụng và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người”.

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc.

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc.

Cũng theo bà Ramla Khalidi, kết quả đánh giá chứa đựng những hàm ý có giá trị về cách thức cải thiện điều kiện tiếp cận và tính hữu dụng của các cổng dịch vụ công cho tất cả mọi người dân, đặc biệt là những nhóm dân cư dễ bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số. Một khi người dân và cộng đồng còn nhiều khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo tiếp cận được với dịch vụ hành chính công, nền hành chính của Việt Nam sẽ trở nên bao trùm hơn.

Một phần nguyên nhân của những tồn tại của các Cổng Dịch vụ công, theo bà Ramla Khalidi là do sự thiếu đồng bộ giữa các Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh và Cổng Dịch vụ công quốc gia khiến người dùng gặp khó khăn khi phải làm quen với nhiều giao diện khác nhau trong cùng một lần sử dụng Dịch vụ công trực tuyến.

Bên cạnh đó, quy trình giải quyết thủ tục hành chính chưa được công khai đầy đủ, chưa được trình bày một cách dễ thấy, dễ hiểu, chưa theo dõi được trên Cổng DVC, khiến người dùng khó nắm bắt được các bước cần thực hiện Dịch vụ công trực tuyến và tiến độ giải quyết hồ sơ.

Ông Nguyễn Đức Lâm - đại diện nhóm nghiên cứu đánh giá 63 cổng Dịch vụ công năm 2024, chia sẻ tại Tọa đàm.

Ông Nguyễn Đức Lâm - đại diện nhóm nghiên cứu đánh giá 63 cổng Dịch vụ công năm 2024, chia sẻ tại Tọa đàm.

Báo cáo Kết quả đánh giá 63 Cổng Dịch vụ công năm 2024 tại Tọa đàm, chuyên gia Nguyễn Đức Lâm đại diện nhóm nghiên cứu đánh giá 63 cổng Dịch vụ công năm 2024 - cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 60 cổng dịch vụ công chưa đạt ở tiêu chí về bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư. 39 cổng dịch vụ công chưa đạt ở tiêu chí về mức độ tiếp cận đối với người khuyết tật. Hầu hết các cổng dịch vụ công mới chỉ đạt mức trung bình về độ tương thích với cả máy tính và điện thoại thông minh. Không có cổng dịch vụ công nào đạt quá 50% số tiêu chí ở mức “tốt” và sự khác biệt về điểm số đánh giá giữa các nhóm tỉnh, thành phố là không đáng kể.

Theo ông Lâm, những vấn đề nêu trên chỉ là bề nổi của việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Một trong những nguyên nhân gốc rễ của những bất cập và vướng mắc là quy trình và thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp và chưa được số hóa hoàn toàn.

Hơn nữa, các dịch vụ công trực tuyến vẫn được đưa lên cổng dịch vụ công theo quy trình, thủ tục thực hiện trên giấy và trực tiếp, thay vì theo cách số hóa và gián tiếp. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại nhiều địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu, năng lực của cán bộ, công chức không đồng đều, và các biện pháp hỗ trợ người dân chưa hiệu quả cũng là những thách thức to lớn đối với việc triển khai dịch vụ công trực tuyến rộng khắp.

Đơn giản thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia duy nhất

Các chuyên gia chia sẻ tại Tọa đàm

Các chuyên gia chia sẻ tại Tọa đàm

Để nâng cao hiệu quả của các cổng dịch vụ công, từ đó cải thiện việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến, chuyên gia Nguyễn Đức Lâm - đại diện cho nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS) khuyến nghị: Các tỉnh, thành phố cần thực hiện rà soát và khắc phục các lỗi kỹ thuật trên Cổng dịch vụ công, đảm bảo tính hiệu quả, thực chất và công khai thông tin để nâng cao tính thuận tiện, dễ tiếp cận và thân thiện với người dùng, đặc biệt là đối đồng bào dân tộc thiểu số, người lớn tuổi và người khuyết tật.

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc triển khai và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; đồng thời tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về sự tiện lợi của Cổng dịch vụ công và dịch vụ công trực tuyến.

“Tập trung vào việc xây dựng các chính sách và triển khai dịch vụ công trực tuyến từ góc độ “quản trị số”, trong đó chú trọng thúc đẩy tương tác tự nhiên trên môi trường số giữa bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ công trực tuyến” - ông Lâm nhấn mạnh.

Cũng theo chuyên gia, việc ứng dụng công nghệ số và kết nối dữ liệu cần được thực hiện một cách linh hoạt để gỡ bỏ các rào cản hành chính, đồng thời bảo đảm dữ liệu được chia sẻ và kết nối hiệu quả. Các văn bản pháp luật liên quan tới quy trình, thủ tục hành chính cần được sửa đổi để phù hợp hơn với môi trường số.

Ngoài ra, việc thực hiện các thủ tục hành chính không theo địa giới hành chính cũng cần được chú trọng. Đặc biệt, cần hướng tới mục tiêu tới năm 2030 sẽ xây dựng một đầu mối quốc gia cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại một Cổng dịch công chung nhất.

Tin cùng chuyên mục

Người dân Thái Nguyên chung tay vượt lũ

Người dân Thái Nguyên chung tay vượt lũ

(PLVN) - Đến thời điểm hiện tại có 67 xã, phường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bị ngập lụt và cô lập. Đây là trận lũ lịch sử và cao hơn trận lũ lịch sử xảy ra vào ngày 02/7/1959. Nhân dân nhiều địa phương đang hướng về Thái Nguyên, hỗ trợ lương thực và phương tiện đưa người ra khỏi vùng lũ.

Đọc thêm

'Vỡ đê' ở Hải Dương là thông tin không chính xác

Liên quan đến tình hình bão lũ trên địa bàn, 7h sáng ngày 10/9/2024, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương đã phát lệnh báo động số II trên sông Thái Bình.
(PLVN) - Sáng ngày 10/9, trên mạng xã hội lan truyền 1 đoạn clip chia sẻ hình ảnh nước lũ đang cuồn cuộn tràn qua mặt đê, một số thông tin cho rằng đây là hình ảnh ở Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà (Hải Dương). Thông tin trên đã gây hoang mang dư luận, khiến nhiều người dân lo lắng.

Hội đồng thẩm định thông qua đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương

Sau khi thành lập, TP Huế trực thuộc trung ương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 2 quận, 3 thị xã và 04 huyện).
(PLVN) - Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Hội đồng thẩm định của Chính phủ vừa thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và thống nhất với phương án sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc TP Huế trực thuộc trung ương.

Phát lệnh báo động số II trên sông Thái Bình, Hải Dương họp khẩn trong đêm

Chỉ trong 1 đêm toàn bộ cánh đồng ngoài bãi sông Thái Bình của 2 xã Cẩm Văn - Đức Chính (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) đã ngập trắng.
(PLVN) - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương vừa phát lệnh báo động số II trên sông Thái Bình, từ 7h ngày 10/9/2024. Trước đó khuya ngày 9/9, nhận thấy tình hình mực nước trên hệ thống sông Thái Bình lên nhanh, UBND tỉnh Hải Dương đã tổ chức họp khẩn để triển khai các biện pháp cấp bách nhằm kịp thời ứng phó với lũ và bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu trên địa bàn tỉnh.

Bộ LĐ-TB&XH: Tăng cường thanh, kiểm tra để ngăn chặn tình trạng buông lỏng quản lý cơ sở chăm sóc trẻ em

Các trẻ em ở Mái ấm Hoa Hồng được đưa về chăm sóc ở Cơ sở nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình. (Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Vừa qua, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) có giải pháp gì cho tình trạng hiện nay có rất nhiều mái ấm thiện nguyện tự phát trên cả nước nhưng không được quản lý và có chiều hướng lợi dụng để ăn chặn, thu lợi từ tiền thiện nguyện...

Dồn lực khôi phục giao thông bị ảnh hưởng do bão

Lực lượng chức năng khắc phục hậu quả tại phố Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm. (Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Cơn bão số 3 (bão Yagi) đi qua các tỉnh, thành phía Bắc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống giao thông. Các đơn vị chức năng ngay lập tức được huy động để nhanh chóng khôi phục hệ thống giao thông.

Cứu cây, cứu người

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bão Yagi quét qua một số tỉnh phía Bắc ngoài gây thiệt hại vô cùng nặng nề về người và tài sản, còn khiến cả hàng trăm ngàn cây xanh hư hại.

Loạt tỉnh, thành phải cảnh giác với lũ quét, sạt lở, sụt lún đất

TP Thái Nguyên ngập trong biển nước. Ảnh: Trần Thu Hường
(PLVN) -  Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia cảnh báo, trong 3-6 giờ tới, các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, có nơi trên 100mm. Trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều địa phương thuộc khu vực Bắc Bộ.