Quy tập hài cốt liệt sĩ – 'Mệnh lệnh từ trái tim'

Vượt qua muôn vàn khó khăn vất vả, những năm qua, cán bộ, nhân viên Đội Quy tập 192 đã tìm kiếm, quy tập được hàng trăm hài cốt liệt sĩ trên đất bạn Lào để hồi hương về nước.
Vượt qua muôn vàn khó khăn vất vả, những năm qua, cán bộ, nhân viên Đội Quy tập 192 đã tìm kiếm, quy tập được hàng trăm hài cốt liệt sĩ trên đất bạn Lào để hồi hương về nước.
(PLVN) - Có những cuộc hành trình đi qua năm tháng để đưa các liệt sĩ trở về với gia đình. Đó dường như là một công việc “mò kim đáy bể”, đặc biệt khi mà phần lớn các liệt sĩ đã hy sinh từ cách đây gần nửa thế kỷ, để xác định chính xác được vị trí chôn cất, không phải là một điều dễ dàng. 

Cứ vào đầu mùa khô hằng năm, Đội Quy tập (QT) 192 - Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế lại có mặt tại nước bạn Lào để thực hiện việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh ở đây. Dù rất khó khăn, vất vả và cả những hiểm nguy, song với tinh thần, trách nhiệm, mỗi thành viên của Đội đã vượt lên chính mình, vượt qua hoàn cảnh để hoàn thành nhiệm vụ, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Lội suối, băng rừng đưa các liệt sĩ về đất mẹ

Gần 800 bản, làng, hàng ngàn cánh rừng, quả đồi, hàng trăm con suối của hai tỉnh Salavan, Sêkông, nước bạn Lào đều in đậm dấu chân của cán bộ, nhân viên Đội QT 192. Tà Ổi, Xù Muồi, Va Phi, Tùm Lan, Lào Ngam, Không Xê Đôn thuộc tỉnh SaLaVan hay các huyện Cà Lùm, Lã Mam, Thà Tèng tỉnh Sê Kông... đã trở thành những địa chỉ quen thuộc của những chiến sỹ đến tìm đồng đội.

Thực tế những năm qua, tại nhiều địa điểm, công tác khai quật chủ yếu phải dựa vào sức người. Nhiều trường hợp phải cất công tìm kiếm từ năm này sang năm khác, đào nhiều lần, đào ở diện rộng cả 4 - 5ha đồi, sâu 3 - 4m mới tìm đúng nơi các liệt sĩ bị vùi lấp trong chiến đấu năm xưa.

Đại úy quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Nguyễn Minh Cường, nhân viên Đội QT 192 cho biết: Hiện nay, các thông tin có mộ liệt sĩ rất khan hiếm, nếu có thì nằm rải rác ở khu vực đồi, núi, có những nguồn tin chúng tôi phải hành quân bộ cả ngày đường mới đến nơi và chủ yếu là phải đào tọa độ. Dù gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên với trách nhiệm được giao, chúng tôi vẫn không nản chí, tiến hành đào bới vài ngày trời, quyết tâm tìm kiếm bằng được liệt sĩ để đưa các bác, các chú trở về với đất mẹ, trở về với Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Hàng tháng trời, cán bộ, nhân viên Đội QT 192 phải vượt nắng, thắng mưa, trèo đèo, lội suối, đến tận các bản làng xa xôi của nước bạn để thu thập, tìm kiếm nguồn tin. Vất vả, khó khăn là vậy, song ở đâu có nguồn tin liệt sĩ, mộ liệt sĩ là ở đó có hình bóng cán bộ, nhân viên Đội QT 192.

Để tìm được những hài cốt này, các chiến sĩ thường dựa vào các nguồn tin như sơ đồ nghĩa trang do các đơn vị cung cấp, nguồn tin từ các cựu chiến binh trực tiếp chôn cất hoặc thân nhân liệt sĩ và nguồn từ người dân địa phương. Tuy nhiên, tất cả những nguồn tin này đều rất mông lung. Do thời gian đã quá lâu nên sơ đồ giờ cũng không còn có hiệu quả, bởi địa hình thay đổi. Trong khi ngày xưa, lúc chôn cất các liệt sĩ trong lúc chiến sự gấp rút, nên việc vẽ sơ đồ, đánh dấu vị trí cũng thường sai số nhiều.

Thế nhưng, với trách nhiệm của mình, cán bộ, chiến sĩ Đội QT 192 luôn kiên trì, nỗ lực; xem việc tìm hài cốt các liệt sĩ “chính là tìm người thân của mình" nên các anh đã vượt lên chính mình, vượt qua hoàn cảnh với bao khó khăn, nguy hiểm để đưa hài cốt cán bộ, chiến sĩ ta hy sinh trên đất bạn về với đất mẹ.

Các cán bộ, chiến sĩ Đội QT 192 cẩn trọng tìm kiếm hài cốt các liệt sỹ giữa rừng sâu.

Các cán bộ, chiến sĩ Đội QT 192 cẩn trọng tìm kiếm hài cốt các liệt sỹ giữa rừng sâu.

Theo Chỉ huy Đội QT192, để công tác tìm kiếm, quy tập đạt kết quả cao, ngay sau khi đặt chân đến đất bạn, cấp ủy, chi bộ, chỉ huy đội nhanh chóng họp bàn, triển khai các biện pháp để nâng cao hiệu quả tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Trong đó, đội tập trung phát huy kinh nghiệm các đồng chí đi trước, thông thạo địa hình và biết tiếng Lào để làm công tác dân vận, tuyên truyền, vận động cấp ủy, chính quyền và bà con Nhân dân các địa phương bạn hỗ trợ, cung cấp thông tin.

“Chính nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phối hợp tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương nên khi đơn vị đặt chân đến các địa bàn, nhất là các bản vùng sâu, vùng xa, chúng tôi được cấp ủy từ huyện cho đến thôn, bản và đồng bào các dân tộc của bạn giúp đỡ rất nhiều, từ nơi ngủ nghỉ, cử người dẫn đường đến việc thu thập nguồn thông tin, tham gia cùng đội trong tìm kiếm, quy tập", Trung tá Hồ Văn Chức – Đội phó Đội QT 192 thông tin.

Hành trình không mỏi

Mùa khô ở Lào thời tiết rất khắc nghiệt; ngày nóng đến bỏng rát nhưng có những đêm lạnh đến thấu xương. Các chiến sĩ thường phải dựng lán ngủ trong rừng suốt nhiều ngày. Những bữa cơm ở giữa rừng trở nên quá quen thuộc với họ. Đường sá chưa được đầu tư nhiều, vì thế hành trình của họ vô cùng gian nan, vất vả.

Mặc dù thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, tuy nhiên khi nghĩ đến những đồng đội đã anh dũng hy sinh nhưng vẫn đang còn nằm lại nơi đất khách quê người, cùng với sự chờ ngóng liệt sĩ của những người thân thì mỗi cán bộ, nhân viên Đội QT 192 lại tiếp tục khắc phục khó khăn, vượt suối, băng rừng để tìm đồng đội…

“Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam trên đất bạn hiện nay ngày càng gặp nhiều khó khăn, đường sá đi lại xa xôi, công việc đào bới ở các khu vực có thông tin mộ liệt sĩ đất đá cứng, đặc biệt là thời tiết trên đất bạn nắng nóng rất khắc nghiệt… Tuy nhiên, khi chúng tôi tìm kiếm, đào bới gặp được hài cốt liệt sĩ, cất bốc được các bác, các chú lên thì mọi khó nhọc, mệt mỏi đều tan biến…”, Thiếu tá QNCN Phan Quốc Khánh, nhân viên Đội QT 192 bộc bạch.

Sau nhiều năm nằm lại ở chiến trường, nay các anh hùng liệt sĩ đã về với lòng đất mẹ.

Sau nhiều năm nằm lại ở chiến trường, nay các anh hùng liệt sĩ đã về với lòng đất mẹ.

Đại tá Hoàng Văn Nhân, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 515 tỉnh khẳng định: Ban Chỉ đạo 515 và Bộ CHQS tỉnh tiếp tục chỉ đạo Đội QT 192 triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất Lào trong các mùa khô. Dù có một thông tin nhỏ về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, chúng tôi cũng chỉ đạo anh em quyết tâm tìm kiếm bằng được để cất bốc các anh hùng liệt sĩ về với đất mẹ.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những mất mát, hy sinh vẫn còn đó trong nhiều gia đình Việt Nam, bởi nhiều hài cốt liệt sĩ vẫn đang nằm lại giữa núi rừng mênh mông, trùng điệp trong nước và trên đất bạn Lào. Cứ hết một mùa khô, cuốn sổ tay của Đội QT 192 lại dày thêm lên địa chỉ cho mùa tìm kiếm mới...

Đọc thêm

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.

Văn hóa ứng xử trong bối cảnh chuyển đổi số: Làm gì để khoảng cách giới không bị nới rộng?

Phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ cao hơn về bạo lực giới trong môi trường số. (Ảnh trong bài: AI)
(PLVN) - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng mang lại những thách thức nhất định, trong đó có nguy cơ mở rộng khoảng cách giới nếu không có những giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh này, văn hóa ứng xử giữ vai trò quan trọng, không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giới mà còn tạo nên một môi trường số an toàn, công bằng và văn minh hơn.

Bất bình đẳng giới 'ẩn' trong tiềm thức

Gia đình Tiktok Pam yêu ơi được tuyên dương tại Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc 2024. (Ảnh: Đ.H)
(PLVN) - Ở Việt Nam, phụ nữ có hai ngày để được tôn vinh, chưa kể các ngày Lễ Tình yêu, Noel…, tới mức nhiều người có cảm giác xa lạ với định kiến giới. Thế nhưng, bất bình đẳng giới dường như vẫn ẩn sâu trong tiềm thức, văn hóa của người Việt, rằng “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn chưa được coi trọng

Áp lực cuộc sống khiến một số phụ nữ bị trầm cảm. (Ảnh: Hồng Ngọc)
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại với những khía cạnh của văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn không được coi trọng từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến nhiều phụ nữ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây trầm cảm.

Khi bình đẳng giới là một tiêu chí văn hóa

Tọa đàm và giới thiệu sách Bình đẳng giới tại nơi làm việc. (Nguồn: NXBPN)
(PLVN) - Trong cuộc sống đời thường, văn hóa thường được dùng với nghĩa một đánh giá tổng hòa về trình độ học thức, lối sống, hành xử của một cá nhân như trong các cụm từ thường gặp: “người có văn hóa”; “hành xử có văn hóa”… Từ đó có thể nhận định, đề cao sự bình đẳng giới trong ứng xử cũng là một phần của văn hóa ứng xử hướng tới sự chuyên nghiệp, văn minh và có tính nhân văn cao giữa cá nhân với cá nhân cũng như trong cộng đồng, xã hội.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.