Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ: “Chế tài” mạnh mẽ từ công chúng

Bộ Quy tắc hướng tới việc “Nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”.
Bộ Quy tắc hướng tới việc “Nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau việc nhiều nghệ sỹ dính “lùm xùm” về phát ngôn, hoạt động từ thiện, quảng cáo sai sự thật…, bộ Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ vừa được ban hành đã đưa ra nhiều chuẩn mực cho những phát ngôn, ứng xử… của các nghệ sĩ trên báo chí, truyền thông và không gian mạng…

Dẹp cái xấu

Mạng xã hội đã góp phần xoá đi khoảng cách về không gian, thời gian, văn hoá, ngôn ngữ,… giúp những thông tin hữu ích lan toả nhanh hơn, nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho tin giả, tin độc hại dễ dàng “len lỏi” và “tấn công” người dùng mạng xã hội, trong đó có rất nhiều lứa tuổi, thành phần. Chính vì vậy, những phát ngôn, thông tin chia sẻ và ứng xử trên mạng xã hội đều phải tôn trọng các quy tắc ứng xử cộng đồng, được kiểm chứng cẩn thận và biểu lộ đúng mực để không tạo ra những hiệu ứng tiêu cực đối với những người xem khác.

Trong nhiều năm gần đây, ứng xử của nghệ sĩ, người nổi tiếng trên mạng xã hội luôn dành được mối quan tâm của phần đông dư luận. Và trong Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ mới được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã ban hành có riêng quy định về ứng xử của nghệ sĩ trên môi trường báo chí, truyền thông và không gian mạng (ngoài việc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp, với đồng nghiệp, với công chúng…).

Cụ thể, Bộ VH,TT&DL yêu cầu các nghệ sĩ phải cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, có kiểm chứng, bình luận đúng mực, có văn hóa về những vấn đề dư luận quan tâm; không gây mâu thuẫn, phân biệt vùng, miền, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo hoặc sử dụng hình ảnh phản cảm. Bên cạnh đó, nghệ sĩ cũng không được chia sẻ nội dung vi phạm pháp luật hoặc gây chia rẽ, mất đoàn kết, xâm phạm quyền các cơ quan, tổ chức nhà nước, ảnh hưởng lợi ích quốc gia. Khi quảng cáo trên mạng xã hội, họ phải truyền đạt thông tin trung thực, chính xác và rõ ràng về công dụng, chức năng sản phẩm.

Theo ý kiến của các nghệ sĩ, bộ quy tắc ứng xử này có thể trở thành “bản lề” để mọi nghệ sĩ nhìn nhận và tự đánh giá lại bản thân đã thực sự sống chuẩn mực với đồng nghiệp và khán giả dù ngoài đời thật hay trên Internet hay chưa.

Nhà sản xuất Lee Nghĩa chia sẻ: “mạng xã hội không chỉ là thế giới ảo mà cũng phần nào thể hiện con người, tính cách, văn hoá và là một bộ mặt của người nghệ sĩ nên mọi lời nói, chia sẻ đều phải cẩn trọng, đúng mực và tôn trọng khán giả. Văn hoá ứng xử và giao tiếp trên mạng xã hội cũng chính là thước đo “sống chuẩn” của người nghệ sĩ, là bộ mặt của họ. Đáng lo ngại nhất là những hành vi thiếu chuẩn mực của người nổi tiếng trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ người hâm mộ học theo tư duy lệch lạc, hành vi lệch chuẩn”.

Cần “siết” bằng chế tài?

Theo ý kiến của diễn viên Nguyễn Quốc Trường Thịnh, việc cư xử văn minh trên mạng xã hội nên bắt đầu từ sự tự giác của mỗi con người, góp phần xây dựng môi trường giao tiếp trên mạng xã hội văn minh hơn, hiện đại hơn. Nghệ sĩ là người của công chúng nên nhất cử nhất động của người nghệ sĩ đều được công chúng chú ý cũng như tạo sức ảnh hưởng tuỳ theo sự nổi tiếng của người nghệ sĩ đó. Do vậy, mỗi người nghệ sĩ phải luôn cân nhắc kỹ càng mình đang nói gì, đang làm gì, mình đã thực sự hiểu vấn đề trước khi bình luận hay chia sẻ chưa, hành động và lời nói của mình có ảnh hưởng tới bản thân, đồng nghiệp hay khán giả không…

Trên thực tế, việc ban hành các văn bản pháp lý, các quy định về quản lý nhà nước, cho dù có nghiêm ngặt đến đâu, cũng không thể loại trừ hoàn toàn mà chỉ có thể hạn chế những thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội. Do đó, bên cạnh những quy định của pháp luật, cần có những quy định “mềm”, để bổ sung cho các khung pháp lý chính thức của Nhà nước. Đó là những chuẩn mực về đạo đức và ứng xử để khuyến khích những giá trị tốt đẹp của con người nói chung và trong cộng đồng mạng nói riêng; nói cách khác, là những hướng dẫn để mọi cá nhân, tổ chức tham gia mạng xã hội ứng xử một cách văn minh, tôn trọng nhau hơn.

Cũng có nhiều ý kiến từ phía dư luận cho rằng, phạm vi bộ quy tắc này mới chỉ mang tính chất khung và hướng dẫn mà chưa có chế tài xử phạt. Vì vậy, việc thực hiện Quy tắc này vẫn trông chờ vào tinh thần tự giác và ý thức của mỗi cá nhân nghệ sỹ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cho rằng, bản chất của “Quy tắc ứng xử” này là “xác định các chuẩn mực trong hành vi ứng xử” để nghệ sỹ có thể tự “soi” lại mình cũng như là thước đo để công chúng đánh giá về nghệ sỹ. Lúc này, ứng xử của công chúng (như tẩy chay, lên án…) sẽ là một chế tài vô cùng mạnh mẽ. Mặt khác, khi nghệ sỹ vi phạm quy tắc ứng xử, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể “chiếu” sang các quy định hiện hành để xử lý. Ví dụ, nếu nghệ sỹ chia sẻ và lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật…, có thể bị xử phạt theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử), thậm chí có thể xem xét trách nhiệm hình sự.

Điều 10 của Quy tắc nêu rõ: “Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật, các hội nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật căn cứ vào Quy tắc ứng xử này để rà soát, xây dựng, hoàn thiện nội quy, quy chế, quy định quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức, hội viên trong đơn vị, tổ chức mình và có các hình thức khen thưởng, kỷ luật theo quy định. Người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự giác thực hiện đúng, đầy đủ nội dung Quy tắc này”.

Như vậy, để “siết” nghệ sỹ vào Bộ Quy tắc trên, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật, các hội nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật hoàn toàn có thể cụ thể hóa các nội dung vào nội quy, quy chế của đơn vị để làm căn cứ khen thưởng, kỷ luật nghệ sỹ.

“Tất nhiên, cũng có nghệ sĩ nói rằng họ cũng là con người, có sự tự do của họ, nhưng tôi nghĩ rằng đã là nghệ sĩ thì làm sao để hình ảnh của mình đến với khán giả một cách chỉn chu nhất chính là nghĩa vụ và trách nhiệm của họ đối với khán giả. Bù lại họ sẽ nhận được sự tôn trọng, quý mến từ phía công chúng” - Diễn viên Nguyễn Quốc Trường Thịnh.

Quy luật đào thải sẽ “sàng lọc” tất cả những nghệ sĩ có ứng xử kém văn hoá trên MXH. Bởi lẽ người nổi tiếng cũng chỉ là một trong rất nhiều người dùng MXH nên họ cũng phải tuân theo các quy tắc xử sự chung và có thể bị tẩy chay bởi những người dùng khác hoặc bị loại bỏ bởi các nhà cung cấp dịch vụ MXH - Nhà sản xuất Lee Nghĩa.

Đọc thêm

Nữ HLV gặt hái nhiều thành công nhờ tình yêu cầu mây mãnh liệt

HLV Trần Thị Thu Hoài là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023
(PLVN) - Huấn luyện viên Bộ môn Cầu mây, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội Trần Thị Thu Hoài đạt Huy chương Vàng Vô địch thế giới năm 2013, 2016, 2022 cùng nhiều Huy chương tại các giải ASIAD, Vô địch châu Á… Gần đây nhất, Thu Hoài được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.

'Con đường văn sĩ'- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

“Con đường văn sĩ”- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (ảnh Bảo Châu)
(PLVN) - Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết khao khát cống hiến, Nguyễn Huy Tưởng chọn nhật kí là nơi vừa giãi bày vừa luyện viết. Những trang nhật kí được viết trong suốt những năm 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám1945 là những trang tư liệu chân thực về con đường lập thân lập nghiệp của người thanh niên - công chức sở Thuế quan trở thành nhà văn, nhà hoạt động xã hội và nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Huy Tưởng.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Những 'địa chỉ đỏ' tại Nghệ An nên đến dịp 30/4-1/5

Khách tham quan tại Bảo tàng Nghệ An. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Bảy, ngày 27/4 đến hết thứ Tư, ngày 1/5 - thời gian lý tưởng để mọi người đi tham quan cùng người thân và bạn bè. Sau đây là những điểm đến lịch sử đầy ý nghĩa tại Nghệ An mà du khách có thể lựa chọn đến trong kỳ nghỉ này.

Du lịch Việt cần 'chuyển mình' để đón khách 'chịu chi'

Du lịch Việt Nam cần đầu tư về chất lượng hơn số lượng. (Ảnh minh họa - Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, trên bản đồ du lịch thế giới, Việt Nam thường gắn liền với điểm đến có mức giá rẻ, thu hút được nhiều tệp khách khác nhau. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển du lịch toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam cần phải “chuyển mình” để đón những lượt khách “chịu chi”, nâng tầm sản phẩm du lịch.

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - “Từ trải nghiệm tới trái tim”

Sân khấu nhạc nước - Nơi dự kiến sẽ diễn ra Chương trình Khai mạc Mùa Du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024. (Ảnh: mythainguyen)
(PLVN) -  Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2024), 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Mùa du lịch năm 2024 mang chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.