Quỹ Nâng cao sức khỏe có hạn chế được tác hại rượu, bia?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Trong Dự án Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, một trong những phương án mà Bộ Y tế đề xuất nhằm huy động nguồn kinh phí cho phòng, chống tác hại của rượu, bia và nâng cao sức khỏe cộng đồng chính là lập Quỹ nâng cao sức khỏe.

Lập Quỹ nâng cao sức khỏe từ Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá?

Trong Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, về việc huy động nguồn kinh phí cho phòng, chống tác hại của rượu, bia và nâng cao sức khỏe công đồng, Bộ Y tế đưa ra hai phương án: một là phương án có Quỹ nâng cao sức khỏe và một phương án không có quỹ này.

Cụ thể, kinh phí cho phòng, chống tác hại của rượu, bia, thuốc lá và nâng cao sức khỏe cộng đồng được huy động từ khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu rượu, bia, được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và nguồn thu hợp pháp khác.

Trong đó, một trong những phương án được Bộ Y tế đề xuất là lập Quỹ nâng cao sức khỏe. Quỹ này được đổi tên và tổ chức lại Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, gồm khoản đóng góp của các đơn vị sản xuất rượu bia như đã kể trên và đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá quy định tại Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Quỹ nâng cao sức khỏe là cơ quan thuộc Chính phủ (hoặc Bộ Y tế), là quỹ quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng do Thủ tướng Chính phủ thành lập, quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Quỹ.

Quỹ nâng cao sức khỏe hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng huy động, cung cấp và điều phối nguồn lực tài chính của Quỹ cho các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia và các hoạt động nâng cao sức khỏe cộng đồng khác.

Quỹ nâng cao sức khỏe được sử dụng theo các nguyên tắc: Quỹ chỉ được sử dụng cho các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia, thuốc lá và nâng cao sức khoẻ cộng đồng và chi phí quản lý hành chính vận hành Quỹ theo quy định của Chính phủ, bảo đảm cân đối tỷ lệ chi cho các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá, rượu, bia và nâng cao sức khoẻ khác.

Nội dung chi của Quỹ căn cứ vào kế hoạch hoạt động hằng năm, chương trình, chiến lược ngắn hạn, dài hạn, mục tiêu ưu tiên trong từng giai đoạn. Quỹ được thực hiện kiểm toán hàng năm theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng quỹ phải công khai, minh bạch, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của Quỹ. Định kỳ 02 năm một lần, Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả hoạt động và việc quản lý sử dụng Quỹ nâng cao sức khỏe.

Giải thích về đề xuất này, Bộ Y tế cho biết, giải quyết các vấn đề liên quan đến hậu quả của rượu, bia là một quá trình lâu dài với một chính sách nhất quán, một nguồn lực ổn định, gắn liền với mục tiêu nâng cao sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, kinh phí cho công tác nâng cao sức khoẻ cộng đồng chưa được Nhà nước bảo đảm. Hiện nay, mới chỉ có hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá có kinh phí từ nguồn thu bắt buộc của các doanh nghiệp thuốc lá. Các hoạt động nâng cao sức khoẻ và phòng, chống tác hại của rượu, bia chưa được bố trí kinh phí riêng mà chỉ lồng ghép trong các hoạt động chung về y tế.

Trong khi đó, hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang khuyến khích xã hội hóa để huy động nguồn lực xã hội trong phát triển đất nước. Việc tạo lập được một nguồn kinh phí bền vững từ xã hội hóa có ý nghĩa tích cực và có tính nhân văn cao, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa y tế. 

Nghi ngờ về hiệu quả của Quỹ

Bình luận về đề xuất này của Bộ Y tế, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam cho rằng, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bia, rượu đang gặp nhiều khó khăn như giá nguyên liệu tăng, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và đang chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 65%. Chính phủ đã có chủ trương giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có nội dung về giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp. Do đó việc quy định doanh nghiệp phải đóng góp thêm 1-2% trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt vào Quỹ nâng cao sức khỏe là không phù hợp với Nghị quyết của Chính phủ và sẽ làm cho doanh nghiệp đã khó khăn càng khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, Hiệp hội quan ngại về tính hiệu quả của việc thành lập Quỹ Nâng cao sức khỏe. Đề xuất lập Quỹ này không nhất quán với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm biên chế khối công chức, viên chức. Đồng thời Quỹ trực thuộc Chính phủ không phải là phương thức hiệu quả nhất để đạt được những kết quả mong muốn, vì theo đề xuất của cơ quan soạn thảo, Quỹ chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đầy đủ (“Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả hoạt động của quỹ chỉ hai năm một lần).

Dự thảo đề xuất kết hợp quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá và quỹ phòng, chống tác hại lạm dụng đồ uống có cồn vào chung một Quỹ sẽ dẫn tới việc sử dụng ngân quỹ do ngành rượu, bia đóng góp để hỗ trợ những vấn đề khác, không liên quan tới ngành. 

“Kinh nghiệm từ hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá, cho đến nay đã cho thấy mô hình này không thành công và không phải là phương pháp hiệu quả nhất để giảm tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn. Nguyên tắc và mục tiêu của Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá tập trung vào giảm lượng tiêu thụ thuốc lá, nhưng kết quả lại cho thấy tiêu thụ thuốc lá vẫn đang tăng lên” – Hiệp hội băn khoăn bày tỏ. 

Ngoài ra, việc đánh đồng rượu, bia với thuốc lá là không phù hợp trong khi chính sách chủ trương cho 2 ngành hàng này là hoàn toàn khác nhau: đối với thuốc lá là chủ trương giảm tiêu thụ - do không có bất kỳ phương thức nào để sử dụng thuốc lá an toàn; còn đối với rượu, bia là chủ trương phát triển ngành một cách có trách nhiệm song hành với mục tiêu giảm tình trạng lạm dụng và nghiện đồ uống có cồn – do sản phẩm rượu, bia khi sử dụng có chừng mực là hoàn toàn an toàn cho sức khỏe. 

Do thế, Hiệp hội cũng khuyến nghị, cần phải xem xét, đánh giá đầy đủ về hiệu quả hoạt động của Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá trước khi áp dụng mô hình này cho các loại sản phẩm khác như đồ uống có cồn/bia.

Hiệp hội cũng khuyến nghị bỏ đề xuất thành lập Quỹ Nâng cao sức khỏe vì khoản ngân sách hiện đang được các công ty kinh doanh/sản xuất đồ uống có cồn dành cho các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục về đồ uống có trách nhiệm nên được ghi nhận để tạo động lực giúp các công ty này tiếp tục tự thực hiện các chiến dịch nói trên. 

Đọc thêm

Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết

Các loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc vừa được lực lượng QLTT Quảng Bình thu giữ. (Ảnh: DMS)
(PLVN) - Tăng cường kiểm tra hàng hóa và đảm bảo an toàn thực phẩm luôn là nội dung được ưu tiên trong giai đoạn chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán. Theo đó, các địa phương đều đã lên kế hoạch, tổ chức nhiều đợt kiểm tra để đảm bảo một cái Tết an toàn cho người dân.

71 sản phẩm nhận giải thưởng Make in Viet Nam 2024

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trao giải Vàng giải thưởng Make in Viet Nam 2024. (Ảnh: T. Anh)
(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội ngày 15/1, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố và trao Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024 cho 71 giải pháp công nghệ số xuất sắc.

Gian nan cuộc chiến chống buôn lậu vùng biên giới Tây Ninh

Gian nan cuộc chiến chống buôn lậu vùng biên giới Tây Ninh
(PLVN) -  Lợi dụng địa bàn có đường biên giới dài, địa hình phức tạp và tiếp giáp với nước bạn Campuchia, các loại tội phạm buôn lậu hoạt động phức tạp, nhất là trên tuyến biên giới các tỉnh Tây Nam nói chung, Tây Ninh nói riêng đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp .

TikTok đối mặt lệnh cấm của ít nhất 20 quốc gia

TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia.
(PLVN) - TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia. Các nhà lập pháp lo ngại TikTok trở thành một thế lực xã hội, chính trị và kinh tế có khả năng gây ảnh hưởng sâu rộng, thậm chí gây xáo trộn…

Mỹ siết chặt kiểm soát dòng chip AI toàn cầu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Ngày 13/1 (giờ địa phương), chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố quy định kiểm soát xuất khẩu mới đối với các chip điện toán tiên tiến được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI).

Những lưu ý việc đổi tiền mới lì xì đầu năm

Luật sư Long cho biết, hành vi đổi tiền hưởng chênh lệch và trao đổi tiền trên mạng internet thì đều vi phạm pháp luật.
(PLVN) - Đa phần, tiền được lựa chọn để lì xì vào dịp Tết đến xuân về là tiền mới và lẻ với ngụ ý “Đầu năm nhận tiền lẻ, cuối năm tiền dư”. Tuy nhiên, có một lưu ý rất quan trọng là tiền không phải là hàng hóa nên sẽ không được mua bán, thu, đổi để hưởng chênh lệch. Nếu các cá nhân, tổ chức thu, đổi nhằm hưởng chênh lệch để chiếm lợi thì được xác định là hành vi vi phạm quy định về thu, đổi tiền.

'Sốt' dịch vụ đổi tiền lì xì Tết, 'chợ đen' sôi động với đủ loại tiền lạ

Bất chấp quy định, dịch vụ đổi tiền mới vẫn "nóng" trước thềm Tết Nguyên đán 2025.
(PLVN) - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đổi tiền mới để lì xì tăng cao, khiến các dịch vụ đổi tiền “chợ đen” trở nên sôi động. Tuy nhiên, dịch vụ này tiềm ẩn không ít rủi ro, từ việc mất phí “cắt cổ” đến nguy cơ bị lừa đảo, nhận phải tiền giả. Người dân cần tỉnh táo để tránh “tiền mất tật mang” trước thềm năm mới.

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe
(PLVN) - VinFast công bố đã bàn giao hơn 20.000 xe trong tháng 12/2024 tại thị trường Việt Nam, đạt doanh số chưa từng có trong lịch sử thị trường ô tô nội địa, đưa tổng lượng ô tô đã bàn giao của cả năm chỉ riêng tại Việt Nam lên hơn 87.000 xe. Với kỷ lục vượt trội, VinFast chính thức vượt mục tiêu doanh số đã đề ra, củng cố vững chắc vị thế hãng xe số 1 Việt Nam.

Thị trường đồ uống, bánh kẹo vẫn trầm lắng…

Các mặt hàng đồ uống được bày ở các vị trí dễ thấy nhất. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều nhất cho Tết Nguyên đán gồm thực phẩm, đồ uống, thời trang và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, trong đó thị trường đồ uống, bánh kẹo ngày càng đa dạng, đáp ứng đông đảo nhu cầu của người dùng.

Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử

Ford Ranger đạt kỷ lục 12 năm liên tiếp dẫn đầu phân khúc bán tải tại thị trường Việt Nam
(PLVN) -  Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử với 42,175 xe bán ra trong một năm, tăng 10% so với năm 2023. Trong đó các dòng xe Ranger, Everest và Territory cũng lần lượt đạt kỷ lục bán hàng trong năm, Transit chứng kiến sự tăng trưởng tích cực với việc ra mắt phiên bản hoàn toàn mới.