Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Những bài học từ quá khứ

Lần đầu tiên, 68 tấm bản đồ địa giới hành chính và quy hoạch Hà Nội trong khoảng thời gian từ 1873 đến 1954 vừa được trưng bày, giới thiệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 (Trung Yên - Cầu Giấy - Hà Nội). Những tài liệu này cho phép tìm hiểu một cách tỉ mỉ quá trình phát triển của Hà Nội trong gần 150 năm qua.

Lần đầu tiên, 68 tấm bản đồ địa giới hành chính và quy hoạch Hà Nội trong khoảng thời gian từ 1873 đến 1954 vừa được trưng bày, giới thiệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 (Trung Yên - Cầu Giấy - Hà Nội). Những tài liệu này cho phép tìm hiểu một cách tỉ mỉ quá trình phát triển của Hà Nội trong gần 150 năm qua.

Những đợt quy hoạch lớn

Ngay sau khi chiếm được Thành Hà Nội, người Pháp đã muốn biến Hà Nội “thành một thành phố châu Âu”. Với mục đích trên, người Pháp bắt đầu xác định địa giới thành phố Hà Nội. Theo quy hoạch, từ năm 1873-1895, Hà Nội có tổng tiện tích 1.220ha, ranh giới bắt đầu từ Sở Thuế quan (nay là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam), qua Blockhaus Nord (Lô Cốt Bắc nay thuộc phố Phó Đức Chính), đường Grand Bouddha (nay là phố Quán Thánh), đường bao quanh Thành Hà Nội, cửa Sơn Tây kéo dài đến đường Phủ Thanh Oai (phố Văn Miếu, một phần phố Quốc Tử Giám và một phần phố Tôn Đức Thắng), Pagode des Corbeaux (Văn Miếu - Quốc Tử Giám), chùa Sinh Từ, đường Huế (nay là phố Huế), công sự Huế, qua đê thuộc khu vực nhượng địa cho đến tận sông Hồng. Diện tích thành phố Hà Nội thời điểm đó là 1.220ha.

Tuy nhiên, đến tháng 10-1889, Hà Nội tiếp tục được điều chỉnh với việc loại bỏ một vài vùng buôn bán và công nghiệp. Cũng trong thời gian này, người Pháp tập trung mở rộng khu vực người Âu bằng nghị định bắt phá bỏ nhà tranh vách đất ở khu phố Paul Bert (này là phố Tràng Tiền), rồi đến Nghị định cấm xây dựng và buộc phá dỡ các nhà tranh vách đất trong thời hạn 6 tháng trong khu vực bao gồm phố Trần Hưng Đạo, sông Hồng, phố Lê Duẩn đến tận khu vực Thành Hà Nội.

Giai đoạn quy hoạch lớn thứ 2 được tiến hành trong khoảng thời gian từ 1895-1927, theo xu hướng mới. Bên cạnh nhu cầu về sử dụng, người Pháp còn quan tâm nhiều đến thẩm mỹ kiến trúc của mỗi ngôi nhà. Năm 1921, Sở Kiến trúc và Đô thị chính thức được thành lập với người đứng đầu là KTS Enest Hébrard.

Bản đồ kiến thiết Hà Nội trong phạm vi đường Đại La - tỷ lệ 1/10.000 lập năm 1951
Bản đồ kiến thiết Hà Nội trong phạm vi đường Đại La - tỷ lệ 1/10.000 lập năm 1951

Chính trong thời gian này, nhiều quy định đã được ban hành phục vụ việc quản lý và xây dựng, ví như, tại một số tuyến phố mới mở, chỉ được phép xây dựng những căn nhà kiểu Âu, cấm xây nhà kiểu bản xứ hoặc nhà chia ô. Số người sử dụng ở mỗi phòng ngủ tối đa là 1người/25m2. Những căn nhà có sẵn từ trước, phải sửa chữa lại cho phù hợp với quy định mới. Đến năm 1924, vị kiến trúc sư Enest Hébrard tiếp tục cho ra đời một bản quy hoạch do ông thiết lập với những quy định chặt hơn về mặt kiến trúc.

Cùng với việc chỉnh trang khu 36 phố phường, thành phố mở ra những khu xây dựng mới theo “quy hoạch ô bàn cờ”, tạo thành những đại lộ, những ô phố khang trang mà nay ta còn thấy rõ ở những “khu phố Tây”. Trong giai đoạn 1928-1945, Chính quyền thuộc địa Pháp vẫn tiếp tục thực hiện theo bản quy hoạch của Enest Hébrard, tập trung cải tạo, sắp xếp các đường phố trong khu vực nội thành. Hầu hết các phố ở Hà Nội đã được rải đá, rải nhựa dưới lòng đường, vỉa hè được lát và có hệ thống cống rãnh.

Học được gì từ quá khứ?

Theo đánh giá của GS.KTS Hoàng Đạo Kính, những tài liệu này cho chúng ta khái niệm thực sự về sự hình thành và phát triển của Hà Nội và các vùng ngoại vi trong hơn 100 năm về trước. Năm 1873, lần đầu tiên chính quyền thực dân Pháp bắt tay vào quy hoạch Hà Nội cũng là lần đầu tiên người Pháp đưa vào Việt Nam nền kiến trúc có bản vẽ, có thiết kế riêng.

Qua những lần quy hoạch, di sản mà người Pháp đã để lại cho Hà Nội tồn tại đến tận ngày hôm nay chính là những công trình kiến trúc Pháp, những con phố dài như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt... với những ngôi biệt thự ẩn mình trong vòm cây xanh, không đồ sộ, nhưng tinh tế, sang trọng và bền vững. Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử kiến trúc vẫn không hiểu nổi, vì sao, trong quá trình quy hoạch Hà Nội, người Pháp đã không tạo nên những khu phố biệt lập với “36 phố phường” của người bản xứ mà lại có sự chuyển tiếp mềm mại với các con phố nhỏ, nối giữa phố mới và phố cổ như Quán Sứ, Phủ Doãn...

Sự chuyển tiếp này đã tạo sự hài hòa, giữa những ngôi nhà ống trong khu phố cổ và khu phố Tây để rồi hôm nay, cả hai khu phố này đã trở thành một thể thống nhất của di sản kiến trúc Hà Nội.

GS. KTS Hoàng Đạo Kính nhận định, những KTS người Pháp khi đó đã có suy nghĩ thực tế, kế thừa kết nối cộng sinh với đô thị bản địa, hòa nhập với kiến trúc xây dựng truyền thống của Việt Nam. Bên cạnh đó, họ cũng tự lượng sức mình, làm được đến đâu, vẽ đến đó, không có quy hoạch treo.

Trong số 68 tấm bản đồ được giới thiệu tại triển lãm, người xem đặc biệt chú ý tới 2 tấm bản đồ được KTS người Việt Nam Phạm Gia Hiển thực hiện theo Dụ ngày 11-7-1942 với tỷ lệ 1/5.000 của Sở địa chính Bách Việt (dự định mở rộng vào năm 1951 sau không thực hiện được) trong bản đồ này, vị kiến trúc sư người Việt đưa ra quy hoạch rõ ràng cho từng không gian đô thị, như khu biệt thự, khu làng mạc cũ, khu chung cư, khu công sở... đáng kể nhất là ông đã dành phần lớn không gian cho các khu vui chơi công cộng, không gian xanh, mặt nước... Điểm này, ở các khu đô thị mới xây dựng gần đây, các nhà quy hoạch kiến trúc rất hay “quên”.                   

Quỳnh Vân

An Ninh Thủ Đô

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.